Khi trẻ bị cảm lạnh, nên cho bé ăn những gì và kiêng những món gì để vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng lại giúp bé mau khỏe. Nếu mẹ đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
Cảm lạnh ở trẻ – nguyên nhân, triệu chứng
Cảm lạnh hay bệnh đường hô hấp trên là tên gọi của loại bệnh nhiễm trùng miệng, mũi và họng. Bệnh là do một trong số nhiều loại virus khác nhau gây ra, thủ phạm chính là rhinovirus. Trẻ sơ sinh thường có xu hướng hay bị cảm lạnh do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển và chưa hoàn thiện.
Cảm lạnh dễ lan truyền cho người khác khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, trẻ hít phải vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, cảm lạnh cũng có thể lây lan qua con đường tiếp xúc với tay của trẻ khi chơi đùa. Với trẻ lớn hơn, các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn cho trẻ luôn luôn che miệng khi hắt hơi, ho và nhớ rửa tay sau khi hỉ mũi hoặc hắt hơi.
Các triệu chứng hay gặp khi bị cảm lạnh của trẻ như:
- Trẻ hay bị tình trạng chảy nước mũi, chảy nước mắt.
- Ho, đau họng, hắt hơi liên tục.
- Cơ thể khó chịu, mệt mỏi, trẻ có thể bị sốt hoặc không.
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa, dễ cáu gắt. Sau khi các chất nhầy ở mũi bị cô đặc lại, các bé sẽ không còn bị khó chịu nữa.
Các bé có thể bị dính cảm lạnh nhiều lần trong một năm, đặc biệt là vào mùa lạnh (tính từ tháng 9 đến tháng 3, tháng 4) hoặc vào những khi thời tiết thay đổi thất thường. Do đó, trong những giai đoạn này, ba mẹ cần đặc biệt chú ý hơn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé.
Bị cảm lạnh, trẻ nên ăn gì là tốt nhất
Khi bé bị cảm lạnh, cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm có khả năng hấp thu, tiêu hóa nhanh chóng chất dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp thúc đẩy, tăng cường thêm sức đề kháng cho bé, để bé mau khỏi bệnh. Một số thực phẩm ba mẹ lưu ý nên cho bé ăn khi cảm lạnh như:
1- Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ bị cảm
Đối với những bé còn đang bú, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời nhất cho trẻ. Mặc dù khi bị cảm lạnh, trẻ thường quấy khóc, sốt, khó chịu, chán ăn nhưng các mẹ nên cố gắng cho bé bú càng nhiều càng tốt trong khoảng thời gian này.
Sữa mẹ ngoài việc chứa đầy đủ các chất như: vitamin, đạm, khoáng chất vi lượng… giúp đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể trẻ, tróng sữa mẹ còn cung cấp thêm các kháng thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng, giúp trẻ hạ sốt khi bé đang cảm lạnh.
2- Cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả tươi
Hoa quả tươi, đặc biệt là quýt, cam, chanh…. cung cấp nhiều nước và vitamin C sẽ có lợi cho quá trình thanh lọc của cơ thể, giúp trẻ giải cảm. Ngoài ra, nó còn kích thích quá trình ăn uống của trẻ trong giai đoạn này, khi bé đang bị mệt mỏi vì cảm lạnh.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường, nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu khả năng bị ốm sốt, cảm lạnh vô cùng hiệu quả.
3- Cho trẻ bị cảm ăn nhiều rau xanh
Khi trẻ bị cảm lạnh, rau xanh là một món ăn không thể thiếu cho trẻ trong thực đơn hằng ngày. Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải bó xôi… sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các khoáng chất, vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cho cơ thể trẻ phục hồi nhanh chóng.
Các bậc cha mẹ nên chế biến rau xanh thành các món như: canh rau, súp rau hoặc nấu cùng với cháo để trẻ dễ nhai và nuốt hơn.
4- Cho bé ăn thêm sữa chua
Sữa chua là một món ăn được đánh giá cao dành cho các bé bị ốm. Trong sữa chua có chứa lượng protein dồi dào giúp cơ thể tăng cường, nâng cao thêm sức đề kháng. Đặc biệt với các bé bị cảm lạnh, ăn sữa chua còn giúp bé bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường thêm cho hệ miễn dịch, giảm thiểu những tình trạng khó chịu do cảm lạnh đem lại.
5- Ăn khoai lang để giải cảm cho trẻ
Trong khoai lang chứa rất nhiều vitamin A, cực kỳ hữu ích cho hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Nhất là khi trẻ có những dấu hiệu bị cảm lạnh, các mẹ bổ sung thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày là điều hết sức cần thiết. Các mẹ có thể chế biến phong phú thực phẩm này theo dạng cháo, để bé dễ nuốt nhằm hỗ trợ tốt hơn trong việc ăn uống khi trẻ bị cảm lạnh.
6- Cho trẻ ăn cháo, súp, các đồ ăn dạng lỏng
Cháo, súp hay những đồ ăn dạng lỏng là những món giúp bé dễ nhai, dễ nuốt, nhất là khi trẻ đang bị cơ thể khó chịu do cảm lạnh gây ra. Đây là những món ăn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, cung cấp nước, chất điện giải cần thiết, làm dịu đi khả năng cảm lạnh ở trẻ. Một số món cháo, súp các mẹ có thể nấu cho bé nhà mình như:
Cháo tía tô
Tía tô có tính ấm, trong thành phần có chứa nhiều tính dầu perilla andehit limonen, tác dụng kích thích cơ thể tiết mồ hôi, long đờm, giải cảm, trị ho và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do đó, đã từ lâu mà cháo tía tô đã trở thành bài thuốc dân gian để trị cảm cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là cho những bé bị cảm lạnh.
Nguyên liệu gồm: 1 ít gạo tẻ, 2 quả trứng gà ta, 2 củ hành tím, 7 lá tía tô, 1 ít gia vị cần thiết khác.
Các bước nấu cháo tía tô như sau:
- Lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó đem thái sợi.
- Gạo vo cho thật sạch, sau đó cho 4 chén nước vào và hầm tầm 30 phút để cho gạo nở ra.
- Nêm nếm thêm gia vị để cho vừa miệng, đặc biệt, các mẹ nên cho thêm một ít hành tím băm nhỏ và tiêu, vừa tăng công hiệu giải cảm, vừa giúp tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Đun nhỏ lửa, đập trứng vào nồi, khuấy đều để trứng tan và hòa quyện đều với cháo.
- Cuối cùng cho lá tía tô đã thái sợi vào, đảo nhanh tay, tắt bếp là có thể múc ra bát cho trẻ ăn.
Có thể bạn quan tâm: Tắm cho bé bằng nước lá tía tô có tác dụng gì?
Cháo bí đỏ (bí ngô)
Bí đỏ có chứa nhiều tinh bột và các thành phần khác như carotene, vitamin B, C, protein, canxi, photpho… rất có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Do đó, cháo bí đó là một loại cháo hàng đầu để giúp trẻ trị cảm một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường thêm sức đề kháng, giải ho, tiêu đờm và làm ấm vùng cổ họng.
Nguyên liệu gồm: 100g bí đỏ, 1 nắm gạo tẻ, 5 cọng ngò tươi.
Các bước nấu cháo bí đỏ như sau:
- Bí đỏ đem gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành miếng thật mỏng sau đó cho vào nồi (cắt miếng càng mỏng bí càng nhanh chín và nhừ hơn).
- Vo gạo thật kỹ, cho vào nồi bí đỏ, cho thêm khoảng 50ml nước, sau đó đun sôi tầm 40 phút, đến khi cả gạo và bí đều chín mềm (lưu ý, cứ khoảng 5 phút lại khuấy đều cháo, châm thêm nước và nấu sôi lại).
- Cho thêm gia vị, nếm cho vừa miệng ăn, sau đó tắt bếp và múc ra bát.
- Ngò tươi thái thành những đoạn ngắn khoảng 1cm, rắc lên bề mặt bát cháo, sau đó cho trẻ dùng.
Cháo gà nóng
Cháo gà nóng là một món ăn cực kỳ bổ dưỡng dành cho các bé bị cảm lạnh và viêm họng. Theo như nhiều nghiên cứu, cháo gà có các đặc tính như: kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính – các tế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.
Nguyên liệu bao gồm: Thịt gà ngon 800g, 200g gạo tẻ thơm, 1 ít hành lá, rau mùi, 1 quả chanh tươi, 1 chút hạt nêm, muối và tiêu bột.
Cách thực hiện như sau:
- Gà ngon làm thật sạch, để ráo nước, sau đó, cho thêm nước, chút muối vào, luộc chín.
- Khi gà chín, vớt gà để nguội, gỡ lấy thịt xé sợi và để riêng xương.
- Gạo vo thật sạch, cho vào nồi nước luộc gà đun sôi. Sau đó, cho xương gà ở trên vào cùng, đậy vung, đun nhỏ lửa đến khi gạo chín nhừ và sánh thì gắp xương ra. Tiếp tục đun sôi nồi cháo, đổ thịt gà đã gỡ vào, khuấy đều, đun thêm 5 – 10 phút.
- Cho thêm hạt nêm, muối vừa miệng ăn, tắt bếp, múc cháo ra bát. Sau đó rắc rau mùi, hành lá đã nhặt rửa sạch, thái nhỏ vào. Có thể cho vào bát vài lát gừng thái nhỏ để trẻ ăn sẽ giải cảm cực kỳ hiệu nghiệm.
Có thể bạn quan tâm: Tắm cho bé vào mùa đông như thế nào mới là đúng.
Những thực phẩm cần kiêng khi trẻ bị cảm lạnh
1- Không để trẻ uống nước lạnh
Khi bé bị cảm lạnh, việc bổ sung nước là điều cực kỳ cần thiết để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước lạnh vì nó có thể làm cho cơn sốt kéo dài hơn khiến cơ thể trẻ thêm mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc dai dẳng.
2- Không cho trẻ ăn đồ ăn quá cứng, chứa nhiều dầu mỡ
Trẻ em thường rấy khoái các loại đồ ăn vặt như: bim bim, khoai tây chiên, bánh quy giòn… Tuy nhiên, khi trẻ bị cảm lạnh, các mẹ chú ý không nên cho con ăn các sản phẩm này vì nó sẽ khiến cho tình trạng ho, đau họng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
3- Không nên uống các loại đồ uống có ga
Một điều các mẹ cần lưu ý nữa, khi trẻ bị cảm, tuyệt đối không cho trẻ uống đồ uống có gas bởi chúng có thể khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu đi và gây tình trạng mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ, khiến cho thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn.
4- Không nên dùng các loại đồ ăn chế biến sẵn
Với những loại thực phẩm được chế biến, đóng hộp sẵn thường không đảm bảo được đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như nó có chứa nhiều các chất bảo quản gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, nhất là đối với những trẻ còn đang bị cảm lạnh.
Hi vọng qua bài viết trên, sẽ giúp các bậc cha mẹ có những thông tin hữu ích hơn về những thực phẩm nào cần kiêng, những thực phẩm nào nên cho bé ăn nếu chẳng may bé nhà mình bị cảm lạnh.
Đọc thêm: Các loại sữa tắm chống cảm tốt cho bé mà mẹ nên tham khảo
Fons Care Baby – Chống cảm lạnh cho bé yêu, ngừa mẩn ngứa, rôm sảy
🌿 Fons Care Baby với thành phần tinh dầu chanh, sả giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
🌿 Sản phẩm còn có kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh… chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
🌿 Các thành phần kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
🌿 Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
Fons Care Baby được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, cho ra từng giọt sữa tắm gội đạt chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, để chăm sóc và bảo vệ làn da bé an toàn tuyệt đối
Sản phẩm NÓI KHÔNG với chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Fons Care Baby chính là bảo bối của mẹ, giúp bé yêu an toàn trong thời tiết giao mùa.
Đặt mua sản phẩm TẠI ĐÂY