Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da thường gặp ở trẻ em. Bệnh do cầu khuẩn gây ra với nhiều triệu chứng khó chịu như: Nhiễm trùng da gây bóng nước, rộp đỏ… Đồng thời, khi vỡ các mụn nước sẽ tạo thành vết loét ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của bé. Vậy bé bị chốc lở bôi thuốc gì nhanh hết và an toàn nhất?
Mục lục
Đôi nét về bệnh chốc lở ở trẻ em
Chốc lở là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em. Bệnh còn có tên gọi khác là chốc lây và thường do vi khuẩn gây ra. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện các bọng nước, mụn mủ, vết đóng vảy trên da… Bệnh thường chia thành 3 loại là:
Chốc không có bọng nước
Đây là dạng chốc lở phổ biến nhất ở trẻ em và hình thành nên các vết lở và bóng nước nhỏ. Nguyên nhân gây ra chốc lở không có bọng nước là tụ cầu và khuẩn liên cầu.
Chốc bọng nước
Chốc bọng nước là dạng tiến triển nặng và nguy cơ hình thành nên các bóng nước lớn. Những bọng nước này giống như bị phỏng, có mủ bên trong và có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
Chốc loét
Trong 3 dạng chốc lở thì đây là dạng nặng nhất. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu trong da. Tác nhận gây bệnh thường do tụ cầu, khuẩn liên cầu hoặc cả hai.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở trẻ em thường gặp nhất
Thông thường, chốc lở ở trẻ thường xuất hiện ở các vị trí như: Tay, chân, mặt hoặc cả người. Biểu hiện của bệnh là những tổn thương đơn độc trên da với những dấu hiệu như dưới đây:
Dạng chốc không bọng nước
Đầu tiên, xuất hiện một dát hồng trên da. Tiếp đó, phát triển thành mụn nước và hóa mủ nhanh, dập vỡ. Từ đó, tạo thành các vết xước đóng vảy trên da và tiết dịch màu vàng như mật ong. Kèm theo đó là tình trạng ngứa nhẹ hoặc có quần đỏ quanh mụn nước.
Dạng chốc loét
Tương tự như chốc không bọng nước lúc ban đầu, tuy nhiên sau đó chốc loét sẽ phát triển thành các vết loét hoại tử. Không những thế, vết loét còn bị lõm ở giữa, lâu lành và thậm chí để lại sẹo.
Dạng chốc bọng nước
Ban đầu thường là những mụn nước nhỏ và phát triển thành bọng nước. Đặc tính của những bọng nước này là dễ vỡ, nông và dịch vàng trong. Thông thường, những bọng nước này sẽ vỡ từ 1 đến 3 ngày. Sau đó, để lại viền da mỏng quanh quanh gây rát đỏ, ẩm ướt
Triệu chứng khác
Người mệt mỏi, sốt hoặc có thể nổi hạch.
Đọc thêm: Trẻ bị chốc lở ở chân có biểu hiện thế nào?
Bé bị chốc lở bôi thuốc gì nhanh khỏi và an toàn nhất?
Hiện nay, để chữa bệnh chốc lở có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ lựa chọn thuốc bôi ngoài da để làm lành tổn thương cho trẻ. Vậy bé bị chốc lở bôi thuốc gì nhanh khỏi? Thực tế, đối với dạng thuốc bôi chốc lở được chia thành 3 nhóm gồm:
Nhóm các dung dịch sát khuẩn
Tác nhân chính gây bệnh chốc lở ở trẻ là tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn nhóm A. Khi tấn công vào cơ thể chúng sẽ hình thành các vết chốc da. Do đó, muốn tiêu diệt chúng thì đầu tiên cần phải dùng dung dịch sát khuẩn. Dưới đây là 5 dung dịch thông dụng nhất.
1. Povidine iodine
Đây là phức hợp của povidine với iodine với tác dụng diệt khuẩn. Dung dịch này có tác dụng mạnh trên tụ cầu và liên cầu khuẩn. Qua đó, giúp xử lý các vết chốc hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của sản phẩm này không kéo dài nên trong ngày cần sử dụng nhiều lần.
Khi thoa Povidine iodine có thể gây kích ứng da và đau xót. Thậm chí, nếu iod hấp thụ vào cơ thể có thể gây tăng tiết nước bọt. Đồng thời, miệng lúc này có vị kim loại, tiêu chảy hoặc tuyến giáp bị ảnh hưởng. Do đó, không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, bướu cổ, phụ nữ có thai…
2. Chlorhexidine
Chlorhexidine là một trong những dung dịch sát khuẩn hiệu quả tương tự povidon iod. Dung dịch này an toàn cho cả trẻ sơ sinh và nồng độ sử dụng thường là 0.5%. Dung dịch này có ưu điểm là ít hấp thu qua da nên hầu như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của dung dịch ngắn và khi sử dụng thường bị xót.
Chính vì vậy, Chlorhexidine chỉ phù hợp với những trường hợp nhiễm trùng nhẹ. Dung dịch không mang lại hiệu quả như mong muốn với trường hợp các vết chốc đã vỡ hoặc chảy nhiều dịch. Ngoài ra, dung dịch này có thể gây viêm tai giữa nếu nhỏ vào tai.
3. Castellani (acid fusidic)
Là dung dịch dùng để sát khuẩn cho trường hợp chốc lở, viêm da có mụn mủ hoặc nấm. Castellani có chứa thành phần có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, dung dịch này còn giúp giảm ngứa.
4. Milian (xanh methylen)
Dung dịch Milian khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da sẽ làm bất hoạt acid nucleic. Từ đó, phá hủy tế bào và làm chết chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của dung dịch này là có thể gây tổn thương mô hạt. Đồng thời, cản trở quá trình lành da tự nhiên. Vì vậy, không nên sử dụng Milian nếu mụn nước đã vỡ.
5. Thuốc tím
Thuốc tím là chất chống oxy hóa mạnh với khả năng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh như: Nấm, vi rút, vi khuẩn. Do đó, hiện nay loại thuốc này được dùng cho các tổn thương ngoài da. Và nếu mẹ đang thắc mắc bé bị chốc lở bôi thuốc gì thì có thể tham khảo thuốc tím để diệt khuẩn trước nhé.
Nhóm các thuốc mỡ kháng sinh
Bên cạnh các dung dịch sát khuẩn, để chữa bệnh chốc lở hiệu quả thì cần kết hợp với các nhóm thuốc mỡ kháng sinh. Dưới đây là một số loại thuốc mỡ đang được dùng cho bệnh chốc lở hiệu quả:
1. Supirocin
Đây là hoạt chất mupirocin được chiết xuất từ Pseudomonas Fluorescen. Thành phần này được dùng chủ yếu trên các vi khuẩn Gram (+) như: Liên cầu, tụ cầu vàng. Supirocin có tác dụng ức chế quá trình vi khuẩn tổng hợp protein.
Thuốc Supirocin được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy sẽ tránh được tình trạng kháng thuốc. Thông thường, dùng loại thuốc này sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đồng thời, nên bôi thuốc lên vùng da tổn thương tối đa 3 lần/ngày.
Trong đó, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ tại vị trí tổn thương như: Cảm giác châm chích, nóng, ngứa. Bên cạnh đó, không được sử dụng thuốc với các thuốc chứa polyethylene glycol.
2. Kem acid fusidic
Kem acid fusidic là một kháng sinh có cấu trúc steroid. Tác dụng của nó là kìm khuẩn và diệt khuẩn đối với nhóm tụ cầu. Vì vậy, loại kem này được sử dụng trong điều trị chốc lở.
Acid fusidic hỗ trợ điều trị bệnh chốc lở bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein. Tuy vậy, loại kem này lại khó xâm nhập qua vách tế bào vi khuẩn. Do đó, kem acid fusidic chỉ được dùng trên những vi khuẩn nhạy cảm.
Đồng thời, khi điều trị chốc lở bằng kem acid fusidic cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian điều trị. Bởi việc dùng sai sẽ khiến vi khuẩn kháng thuốc và thậm chí gây bội nhiễm.
3. Erythromycin
Một trong những giải đáp bé bị chốc lở bôi thuốc gì đó chính là Erythromycin. Đây là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Thuốc có tác dụng kìm hãm vi khuẩn Gram dương và Gram âm phát triển. Hơn thế, kháng sinh Erythromycin khi ở nồng độ cao còn có khả năng tiêu diệt các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
Do đó, sử dụng Erythromycin để điều trị các vết chốc lở do tụ cầu vàng và liên cầu rất hiệu quả. Bên cạnh đó, đây còn là kháng sinh được sử dụng nhiều với tác dụng điều trị mụn nhọt, trứng cá. Khi sử dụng thuốc Erythromycin bôi lên da sẽ giúp ức chế vi khuẩn phát triển. Đồng thời, nồng độ acid béo tự do trong bã nhờn vì thế giảm xuống. Từ đó, loại bỏ các nốt mụn mủ, mụn bọc rất tốt.
Sử dụng thuốc Erythromycin điều trị mụn nhọt nên lựa chọn nồng độ 2 – 4%. Đồng thời, để mang lại hiệu quả cao cần kết hợp với kẽm acetat, benzoyl peroxide, ichthammol và tretinoin.
Đối với thuốc bôi Erythromycin chỉ nên sử dụng 2 lần/ngày và thời gian khoảng 10 ngày. Trước khi thoa thuốc cần vệ sinh sạch và lau khô vùng da đã tổn thương. Đồng thời, có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị như: Mẩn đỏ, kích ứng da nhẹ, tróc da…
Nhóm thuốc chứa kháng sinh kết hợp Corticoid
Nhóm thuốc chứa kháng sinh kết hợp Corticoid là Fobancort. Thành phần chính của loại thuốc này là acid fusidic và betamethasone dipropionate. Trong đó, acid fusidic là kháng sinh có tác dụng hiệu quả trên tụ cầu và liên cầu khuẩn ở chốc lở. Betamethasone dipropionate có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và co mạch khi bôi. Do đó, nếu đang thắc mắc bé bị chốc lở bôi thuốc gì thì Fobancort là gợi ý cho mẹ. Đặc biệt, khi thoa loại thuốc này lên và băng kín vết thương hở sẽ có phát huy tác dụng toàn thân.
Tuy nhiên, corticoid lại là một hoạt chất có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Từ đó, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như: Bỏng rát nhẹ, mỏng da, rạn da, làm chậm lành thương, xuất hiện mụn viêm, bội nhiễm… Thậm chí, dùng thuốc chứa Corticoid có thể khiến trẻ chậm lớn.
Vì vậy, có nên sử dụng nhóm thuốc chứa corticoid hay không cần phải thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể tình trạng bệnh chốc lở và chỉ định điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, cần tuân thủ nghiêm ngặt nếu phải dùng loại thuốc này để tránh tác dụng phụ hoặc kháng thuốc.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bé bị chốc lở
Sử dụng thuốc điều trị chốc lở là cách để ức chế vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, qua đó cải thiện tổn thương da và giảm triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tối đa hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ thì các bạn cần lưu ý:
- Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc.
- Sau 5 – 7 ngày sử dụng thuốc nếu không thấy cải thiện cha mẹ cần chủ động thông báo với bác sĩ để điều chỉnh.
- Nếu xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng trong thời gian dùng thuốc cần ngưng thuốc ngay. Đồng thời, thông báo với bác sĩ để có cách xử lý.
- Cần vệ sinh tay và vùng da bé trước khi thoa thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Khi đang sử dụng thuốc bôi cần bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, đặc biệt là thuốc chứa Corticoid. Cần thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện mụn nước.
Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp bé bị chốc lở bôi thuốc gì hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể tham khảo những loại thuốc trên và từ bác sĩ. Qua đó, sử dụng loại thuốc phù hợp để điều trị giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Đọc thêm: Bé bị chốc lở da nên tắm lá gì cho nhanh lành?
SỮA TẮM THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH LÀN DA BÉ
Da của bé đang nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, vì vậy lúc này tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược là an toàn nhất. Mách mẹ sữa tắm thảo dược Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành và có nhiều ưu điểm đáng nói:
CHĂM SÓC DA BÉ TOÀN DIỆN
- Saponin trong bồ hòn, bồ kết nhẹ nhàng làm sạch da và tóc.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, trà xanh, tía tô… hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Tinh dầu chanh sả ngăn ngừa côn trùng tấn công, bảo vệ bé khi thời tiết giao mùa, cho bé giấc ngủ ngon lành.
AN TOÀN
- 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, không chất tẩy rửa, dưỡng da hóa chất, không chất làm màu nhân tạo, không corticoid.
- Chỉ số pH = 5~6 phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm gắt gao đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Sản phẩm có thể thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… mà không sợ bị kích ứng.
TIỆN LỢI
- Công dụng 2 trong 1: Vừa tắm – vừa gội, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
- Thể chất ở dạng gel tiện lợi khi sử dụng, tránh gây lãng phí so với các loại nước tắm baby pha sẵn khác.
*** Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.