Chốc lở là bệnh ngoài da thường thấy và có khả năng lây lan nhanh ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc trưng của chốc lở đầu ở trẻ em là các nốt bọng nước nhỏ, ngứa nhiều khiến trẻ khó chịu. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và các cách xử lý khi trẻ bị bệnh qua bài viết dưới đây nhé:
Mục lục
Nguyên nhân gây chốc lở đầu ở trẻ em
Bệnh chốc lở đầu ở trẻ em là hiện tượng da đầu bé chịu sự tấn công của 2 loại vi khuẩn liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn hoặc do cả 2 loại vi khuẩn cùng kết hợp tấn công gây bệnh.
Trẻ bị chốc lở đầu do liên cầu khuẩn tấn công thường có triệu chứng điển hình là các nốt bọng nước. Các bọng nước này thường to, sâu, hóa nhiều mủ và có thể để lại nhiều sẹo rỗ sau khi khỏi bệnh.
Khác với tụ cầu, chốc lở đầu ở trẻ nhỏ do liên cầu khuẩn lại có biểu hiện là thể chốc không bọng nước.
Trong các trường hợp trẻ bị chốc lở đầu do cả liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn tấn công, da đầu trẻ xuất hiện cả mụn nước và các nốt mụn không bóng nước.
Một số yếu tố khác như hệ miễn dịch kém, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh kém là các điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Một số mẹ thường mắc sai lầm là luôn ủ ấm đầu trẻ, đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây chốc xâm nhập và lây lan nhanh chóng.
Biểu hiện của chốc lở đầu ở trẻ em
Các biểu hiện đặc trưng của chốc lở đầu ở trẻ em bố mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết đó là trên da đầu bé xuất hiện các bọng nước nông, rải rác khắp da đầu. Sau đó bọng nước sẽ hóa mủ và vỡ ra, kết thành những mảng vảy màu vàng. Có 2 loại chốc lở đầu với những biểu hiện điển hình như:
Chốc lở đầu có bóng nước
Biểu hiện ban đầu của bệnh là da đầu trẻ bắt đầu xuất hiện các mảng da rát và đỏ kích thước 0,5 – 1 cm. Các mảng này căng ra và hình thành các bọng nước.
Bề mặt bọng nước nhăn nheo có quầng đỏ xung quanh. Các nốt bọng nước này vỡ ra, đóng vảy và có màu vàng nâu.
Các vảy tiết làm tóc bết dính, khó chịu. Tình trạng này khiến trẻ thường ngứa, gãi khiến các vết tổn thương nặng nề hơn.
Bình thường không để lại sẹo hoặc chỉ bị thâm một thời gian sau đó biến mất. Tuy nhiên, các nốt bóng nước nếu không được xử lý kịp thời và hóa mủ gây tổn thương sâu vào da, có thể để lại sẹo rỗ sau khi bé khỏi bệnh.
Nếu không có các biến chứng nghiêm trọng, chốc có bóng nước thường khỏi sau 7 – 10 ngày.
Chốc không có bóng nước
Chốc không có bóng nước cũng bắt đầu bằng một dát hồng và sau đó tiến triển thành mụn nước. Các mụn nước này hóa mủ rất nhanh và nhanh chóng vị dập vỡ để lại các vết xước đóng vảy tiết màu vàng.
Các vảy này bong ra để lại nền da non đỏ ẩm, khi lành không bị rát và thâm.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau 2 – 4 tuần và không để lại sẹo.
Khi trẻ có các dấu hiệu trên của bệnh chốc lở đầu, nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tại chỗ:
- Chàm hóa: Chốc tái đi tái lại, xuất hiện nhiều mụn nước
- Chốc loét: Da trẻ bị thương tổn sâu, khi khỏi để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Biến chứng toàn thân:
- Nhiễm trùng huyết: Chủ yếu là do chốc lở do tụ cầu khuẩn gây nên
- Ngoài ra, bé có thể gặp một số biến chứng nặng khác như: Viêm quầng, viêm mô tế bào sâu. viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…
Trẻ có dấu hiệu chốc lở đầu, bố mẹ cần làm gì
Trẻ bị chốc lở đầu cần được chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến trẻ. Một số phương pháp điều trị chốc lở cho bé, bố mẹ có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc cho bé bị chốc lở
Thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nên bệnh chốc lở đầu đó là tụ cầu và liên cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc tương đối phổ biến. Vì vậy, bố mẹ không nên lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc giảm ngứa
Bé bị chốc lở đầu thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi cơ thể trẻ bị các cầu khuẩn xâm nhập, quá trình viêm tạo ra các chất trung gian có khả năng gây ngứa như histamine, leucotrien… Khi bị ngứa, trẻ có xu hướng đưa tay lên gãi và mang mầm bệnh đến các vị trí khác trên cơ thể, khiến bệnh lây lan rộng hơn.
Biện pháp giảm ngứa hữu ích nhất cho trẻ là sử dụng các loại thuốc kháng histamin. Các thuốc giảm ngứa hữu hiệu mẹ có thể dùng cho bé là loratadin, clorpheniramin, diphenhydramin… Tuy nhiên thuốc giảm ngứa chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng không có tác dụng điều trị được bệnh chốc lở.
Mẹ tham khảo thêm: Bé bị chốc lở bôi thuốc gì hiệu quả nhất
Những loại lá tắm cho bé trị chốc lở hiệu quả
Các loại lá sau đây vừa an toàn, lành tính lại điều trị chốc lở đầu rất hiệu quả cho bé:
Lá cây sài đất:
Từ xưa, lá sài đất đã được lưu truyền có thể chữa bệnh rôm sảy, chốc lở và nhiều vấn đề về da liễu khác. Loại thảo dược này có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc vfa giảm viêm sưng tấy ngoài da.
Mẹ chỉ cần đun sôi 1 nắm lá sài đất to cùng 2l nước trong 10 phút. Bỏ phần bã, pha thêm 1 ít nước sạch cho nguội bớt. Mẹ tắm cho bé bằng nước sài đất 2 – 3 lần một tuần giúp làm giảm viêm ngứa nà ngăn chốc lở lây sang các vùng da lành khác.
Xem thêm:
Nha đam
Nha đam có chứa Glycoprotein có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng và se lành vết thương rất tốt. Mẹ có thể thoa gel nha đam lên vùng da đầu bị chốc lở của bé và để khô tự nhiên 30 phút rồi làm sạch bằng nước ấm.
Bôi nha đam 2 – 3 lần/ngày và duy trì trong 7 ngày liên tục. Sau đó, mẹ tiếp tục bôi mỗi ngày 1 lần để đẩy nhanh tốc độ tái tạo da cho bé.
Lá đào
Lá đào được nhiều bà mẹ tin dùng để tắm cho con bị chốc lở đầu nhờ khả năng làm giảm các triệu chứng khó chịu cũng như có khả năng sát khuẩn, giảm đau nhức, sưng ngứa.
Mẹ dùng 2 – 3 lít nước nấu cùng 1 nắm lá đào tươi để tắm cho bé hàng ngày. Sau khi tắm xong cho bé bằng nước lá đào, mẹ nên tráng lại cơ thể cho bé bằng nước sạch để loại bỏ hết chất cặn bám trên da bé.
Lá tía tô
Không chỉ là một loại lá rau có công dụng giữ ấm được sử dụng nhiều trong các món ăn, lá tía tô còn là một loại thảo dược hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh chốc lở rất hiệu quả.
Mẹ rửa sạch lá tía tô bằng nước muối, giã nát và đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị. Đắp cho bé mỗi ngày 2 – 3 lần, sau vài ngày các triệu chứng sẽ giảm.
Phòng ngừa chốc lở tái phát ở trẻ
Sau khi bé đã khỏi bệnh, việc phòng ngừa ngăn bệnh tái phát là rất quan trọng do chỉ cần vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ là bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Để bệnh chốc lở không tái phát lại, mẹ hãy chú ý các điều sau:
- Giữ vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ. Tắm rửa, vệ sinh ngoài da cho bé bằng sữa tắm, xà phòng có khả năng diệt khuẩn.
- Tránh trẻ tiếp xúc với môi trường nóng ẩm, bị côn trùng đốt
- Giữ cơ thể trẻ luôn khô thoáng, mặc quần áo thấm hút mồ hôi
- Cho trẻ ăn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập cơ thể
Mẹ tham khảo thêm: Bé bị chốc tắm lá gì cho nhanh khỏi?
Hy vọng sau khi đọc bài viết này bố mẹ có cái nhìn tổng quan về bệnh chốc lở đầu và có những biện pháp chữa trị đúng cách, kịp thời khi bé bị chốc lở đầu.