Lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bối rối và lo lắng khi bé yêu bị hăm mông. “Bé bị hăm mông phải làm sao?” là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm nhất. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé bị hăm mông và cách cải thiện tình trạng này cho bé nhé.
Mục lục
Hăm mông ở trẻ sơ sinh do đâu?
Hăm ở mông gây ra những cơn ngứa rát khiến trẻ ăn không ngon, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này tiếp diễn lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé, thậm chí khiến nhiều cha mẹ khổ sở vì bé quấy khóc suốt ngày. Để cải thiện hăm mông cho bé hiệu quả, cha mẹ cần nắm được các nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mông như sau:
Do dị ứng
Da của bé nhạy cảm nên dễ dị ứng với các chất liệu dùng làm tã, bỉm. Hoặc khi dùng giấy ướt để lau, vệ sinh cho bé khiến bé bị dị ứng mới một số chất tạo mùi cho giấy. Da của bé bị kích ứng, nổi đỏ, mọc mụn nước và gây ra các vết hăm loét.
Do cơ địa
Một số bé có làn da nhạy cảm nên có nguy cơ bị hăm mông cao hơn so với những trẻ khác. Với những bé có làn da nhạy cảm, cha mẹ cần phải thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho bé.
Do vệ sinh
Hăm mông có thể dễ dàng xuất hiện khi bạn không thường xuyên vệ sinh da và thay tã cho bé. Những khi tã đọng lại chất thải mà không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không thay tã bỉm thường xuyên khiến da phải tiếp xúc với các tác nhân có hại (vi khuẩn, nấm…) gây ửng đỏ, viêm loét da.
Do thói quen chăm sóc
Một số thói quen khi chăm sóc trẻ của mẹ dưới đây cũng có thể khiến trẻ dễ bị hăm mông hơn. Phải kể đến như:
- Dùng tã, bỉm chất lượng kém: Nhiều mẹ lựa chọn các loại tã, bỉm cho bé không tìm hiểu kỹ nên cho bé sử dụng tã, bỉm có độ thấm hút kém. Nước tiểu ứ đọng lại vùng mông, bẹn của trẻ trong thời gian dài khiến trẻ thường xuyên bị hăm mông “ghé thăm”.
- Dùng bỉm sai cách: Thực tế, hăm mông gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và rất nhiều bé bị hăm mông do mẹ dùng bỉm sai cách. Chẳng hạn như, khi bạn không thay bỉm thường xuyên cho bé, trước khi mặc bỉm không vệ sinh và lau khô vùng da đó vô tình khiến bé bị hăm mông. Hoặc bạn lựa chọn sai kích cỡ tã, mặc tã bỉm suốt cả ngày khiến da bí bách, khiến vùng da quanh mông bí bách, ửng đỏ và dẫn tới hăm da.
- Lạm dụng phấn rôm: Nhiều mẹ thường truyền tai nhau bôi phấn rôm ở vùng mông cho bé sau khi tắm, đi đại hay tiểu tiện để ngăn ngừa hăm da. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông khiến da của bé khó chịu, bí bách và dẫn tới hăm mông. Thậm chí, nếu bé hít phải phấn rôm sẽ thực sự nguy hiểm.
- Cho bé dùng sản phẩm vệ sinh da không phù hợp: Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh da cho bé không đúng độ tuổi, các loại hóa chất và hương liệu trong những sản phẩm này dễ gây ra hăm mông. Vì vậy, các mẹ cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp với độ tuổi và làn da của bé. Hạn chế tình trạng sử dụng bừa bãi, vô tình làm hại tới làn da của bé.
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu axit: Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy, khi trẻ ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao dễ có nguy cơ hăm mông hơn. Do đó, cha mẹ nên xây dựng cho bé thực đơn ăn uống cân bằng để bé phát triển toàn diện, phòng ngừa hăm mông hiệu quả nhé.
Triệu chứng hăm mông ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Bé bị hăm mông có những dấu hiệu cơ bản mà mẹ hoàn toàn có thể nhận ra như:
- Vùng da mông và khu vực xung quanh bị nổi mẩn đỏ nhỏ.
- Vùng da bị hăm có cảm giác nóng hơn những vùng da khác.
- Trẻ quấy khóc, mỗi khi mẹ vệ sinh da hoặc thay tã bé càng khóc to hơn.
- Bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tình trạng này kéo dài khiến bé gầy đi trông thấy.
- Khi bị hăm mông nặng, vùng da mông xuất hiện mụn mủ hoặc các vết loét…Nếu bé bị viêm nhiễm nặng hay bội nhiễm, da có màu đỏ tươi, lở loét, sưng mủ, chảy dịch thậm chí chảy máu.
Phải làm gì khi bé bị hăm mông?
Hăm mông ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề gặp khá phổ biến, điều trị cũng không quá khó. Khi bé bị hăm mông, cha mẹ lưu ý một số điểm sau để tránh các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn đồng thời giúp quá trình hồi phục da nhanh hơn.
Vệ sinh sạch sẽ vùng da mông và vùng kín cho bé
Mẹ cần thường xuyên vệ sinh vùng da bị hăm của bé hàng ngày. Khi vệ sinh cho bé, bạn hãy dùng nước ấm và khăn mềm sạch. Cần nhẹ nhàng khi lau rửa cho bé, tránh để bé bị đau và xước da thêm.
Sau khi lau rửa xong, mẹ hãy lấy khăn bông sạch thấm khô da cho bé sau đó mới thay tã mới. Tránh để mồ hôi đổ vào vùng da bị hăm của bé khiến hăm càng nặng hơn. Hãy cố gắng để vùng da bị hăm trong trạng thái khô ráo càng lâu càng tốt.
Thay tã, bỉm thường xuyên
Mẹ cần kiểm tra thường xuyên xem tã của bé đã ướt hay chưa. Và hãy nhớ thay tã thường xuyên cho bé nhé. Không nên để quá lâu khiến da phải thường xuyên tiếp xúc với phân, nước tiểu rất dễ bị hăm mông.
Cứ khoảng 3 – 4 giờ mẹ nên thay tã, bỉm một lần. Nếu bé ị ra mẹ cần lau rửa và thay tã mới cho bé ngay. Đồng thời phải lau khô vùng da mông và vùng kín của bé trước khi mặc tã mới.
Thay nhãn hiệu tã khác
Nếu bé bị hăm mông do chất liệu làm tã, bạn hãy thử cho bé sử dụng một loại tã khác. Rất có thể loại tã bé đang sử dụng dễ bị tràn hoặc có mùi hương dễ khiến làn da vốn nhạy cảm của bé bị kích ứng. Bạn cũng nên chọn kích cỡ tã phù hợp, tránh để bé cảm thấy khó chịu, bí bách gây kích ứng da bé.
Không lạm dụng phấn rôm
Mẹ không nên vội vàng sử dụng phấn rôm hay bột ngô khi thấy bé bị hăm mông. Vì các loại bột phấn dễ làm kích thích da, gây bít tắc lỗ chân lông và khiến quá trình chữa lành bệnh chậm hơn, tạo điều kiện khiến nấm men sinh sôi gây bệnh.
Không dùng sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm
Mẹ không nên dùng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé. Bởi hóa chất, hương liệu có thể gây kích ứng da khiến hăm càng nặng hơn. Các loại khăn ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da không nên dùng. Chúng rất dễ gây kích ứng da và làm vi khuẩn lây lan.
Không tự ý dùng thuốc điều trị
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men của người lớn cho bé. Thói quen này dễ khiến da của bé bị kích ứng nặng hơn, quá trình chữa lành da diễn ra chậm hơn. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho bé, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Sau vài ngày mà bạn không thấy các dấu hiệu hăm mông của bé thuyên giảm, thậm chí các triệu chứng còn nặng hơn như da trợt loét, mưng mủ ngoài da hay lan xuống bụng. Mẹ hãy đưa bé đi khám ngay nhé.
Một số mẹo trị hăm mông ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều cách mà các mẹ thường dùng để trị hăm mông cho bé như dùng kem, thuốc trị hăm mông…Tuy nhiên, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên khá an toàn để “loại bỏ” những vết hăm mông của bé. Mẹ có thể tham khảo các mẹo trị hăm mông cho trẻ sơ sinh như sau:
Trị hăm mông bằng sữa mẹ
Một trong những cách trị hăm mông vô cùng đơn giản mà ít tốn kém đó chính là sử dụng nguồn sữa mẹ. Lượng kháng sinh tự nhiên có trong sữa mẹ giúp làm sạch da, kháng khuẩn từ đó đẩy lùi các triệu chứng của hăm mông. Để trị hăm mông bằng sữa mẹ, các mẹ hãy thực hiện như sau:
- Vệ sinh sạch vùng da mông bị hăm của bé.
- Nhỏ 3 – 5 giọt sữa mẹ lên và thoa đều trên da bé.
- Hãy để khô trong không khí trước khi mặc tã mới cho bé nhé.
Trị hăm mông bằng dầu dừa
Dầu dừa không chỉ là “thần dược” làm đẹp da và tóc của chị em, nó còn được sử dụng làm nguyên liệu để trị hăm mông cho bé yêu. Với đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn nên dầu dừa được dùng để trị hăm mông cho bé khá hiệu quả. Các mẹ hãy áp dụng theo các bước như sau để loại bỏ hăm mông ở trẻ:
- Rửa tay mẹ thật sạch bằng nước và xà phòng diệt khuẩn.
- Thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị hăm nhằm làm dịu da, giữ ẩm và mềm da hiệu quả.
Trị hăm mông bằng giấm
Một trong những lí do khiến nhiều bé bị hăm mông do vùng da này thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu, phân trong thời gian dài mà không được thay tã. Để cải thiện điều này, bạn nên dùng giấm để trung hòa và cân bằng độ pH. Các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nửa chén giấm và nửa xô nước.
- Hòa giấm vào lượng nước đã chuẩn bị từ trước.
- Lấy tã vải ngâm vào dung dịch trên.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng cách sau: Lấy 1 thìa cà phê giấm trắng pha vào nước và sử dụng dung dịch này để lau rửa cho bé khi thay tã.
Trị hăm mông bằng bột yến mạch
Chắc hẳn các mẹ sẽ thấy bất ngờ khi dùng bột yến mạch để trị hăm mông cho bé. Vì sao bột yến mạch lại cải thiện được hăm da như vậy? Vì trong yến mạch có lượng protein cao giúp làm dịu da và có tác dụng bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Hợp chất saponin có trong yến mạch giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông.
Bạn hãy thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 muỗng canh yến mạch khô và hòa vào trong nước tắm của bé.
- Cho bé ngâm 10 – 15 phút.
- Tắm lại cho bé.
Nếu các dấu hiệu hăm của bé khá nghiêm trọng, bạn hãy cho bé tắm bằng yến mạch 2 lần/ngày để có kết quả tốt.
Trị hăm mông bằng lô hội
Không chỉ có đặc tính chống viêm, lô hội còn rất giàu vitamin E nên được nhiều mẹ sử dụng để chữa hăm mông cho bé. Để thực hiện đúng cách, các mẹ hãy làm theo các bước sau:
- Chuẩn bị 1 lá lô hội, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho da.
- Cắt một lát mỏng lá lô hội, sau đó thoa lên vùng da mông bị hăm.
- Để khô tự nhiên, sau đó bạn mới mặc tã mới cho bé nhé.
Các mẹ lưu ý, nên chọn mua lô hội ở những địa chỉ uy tín nhé để đảm bảo lá lô hội không chứa hóa chất, thuốc trừ sâu…tránh làm tổn thương da bé.
Tinh dầu tràm trà trị hăm mông cho bé
Tinh dầu tràm trà được dùng trị hăm mông cho bé cực hiệu quả do có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn. Các mẹ hãy thực hiện như sau:
- Vệ sinh vùng da bị hăm của bé sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm sạch.
- Lấy dầu nền pha cùng 3 giọt tinh dầu tràm trà. Tiếp đó, mẹ hãy thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.
Bạ thực hiện vài ngày sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé rất nhanh được lành lại.
Các biện pháp phòng ngừa hăm mông cho bé
Hăm mông tuy không nguy hiểm nhưng khiến bé yêu luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc mỗi ngày. Là một người mẹ thông thái, bạn hãy giúp bé loại bỏ nguy cơ khiến bé bị hăm mông bằng cách:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã của bé, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp. Cần dùng nước ấm để vệ sinh da, khi lau rửa mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.
- Thay tã thường xuyên cho bé để ngăn ngừa chứng hăm mông ở trẻ sơ sinh. Vì khi da thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu lâu ngày khiến vi khuẩn, nấm men phát triển gây hại làn da, dễ gây ra hăm mông, phát ban da.
- Lựa chọn các loại tã, quần áo đảm bảo chất lượng tốt, mềm mại, thông thoáng để hạn chế tình trạng kích ứng da. Nếu da bé bị kích ứng, bạn nên thử thay đổi một nhãn hiệu tã khác và quan sát xem bé có dấu hiệu kích ứng da hay không.
- “Cởi truồng” cho bé một khoảng thời gian trong ngày. Điều này không chỉ giúp vùng da mông của bé thông thoáng, khô ráo mà hạn chế khó chịu do tã cọ xát vào vùng da của bé.
- Dùng kem chống hăm cho bé là cách để ngăn ngừa hăm khá phổ biến mà nhiều mẹ áp dụng. Các mẹ hãy lựa chọn các loại kem chống hăm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng một loại kem gì lên da của bé.
Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể Xem tại đây
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.