Bé bị ho nên kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ khi có con bị ho. Chế độ ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian khỏi bệnh và tốc độ hồi phục của bé. Vì thế, khi bé bị ho, bố mẹ cần nắm rõ các loại thực phẩm nên và không nên cho bé ăn để bé nhanh khỏi bệnh. Để làm rõ vấn đề này, bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến bé bị ho
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể bé với các yếu tố từ môi trường bên ngoài như dị vật, vi sinh vật… và chất tiết bên trong đường hô hấp nhằm tống chúng ra ngoài. Bé có thể bị ho do một số nguyên nhân sau:
Cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản
Mức độ và tính chất của cơn ho phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bé đang mắc phải. Các cơn ho do cảm lạnh gây ra thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, trong khi đó cúm lại khiến bé bị ho nghiêm trọng hơn. Mẹ cần đặc biệt chú ý khi bé bị viêm thanh quản, bé thường ho vào ban đêm kèm theo thở khó, mặt mũi tím tái. Trong một vài trường hợp, bé bị ho do nhiễm virus, mẹ không nên cho bé dùng kháng sinh mà nên đưa bé đến cơ sở y tế để được khám chữa và cung cấp loại thuốc phù hợp.
Trào ngược axit
Trào ngược axit tuy là một bệnh về tiêu hóa nhưng vẫn có thể khiến bé bị ho. Bé bị trào ngược axit thường bị ho, đi kèm nôn, hơi thở có mùi và ợ nóng.
Hen xuyễn
Các triệu chứng mẹ có thể thấy khi bé bị hen suyễn đó là bé thường xuyên ho vào ban đêm, đi kèm khò khè, khó thở. Bé bị hen suyễn khi phải tiếp xúc nhiều với khói bụi từ ô nhiễm môi trường, nước hoa. Khi thấy trẻ có dấu hiệu của hen suyễn, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế.
Xơ nang
Đây là một căn bệnh nặng nhất mà bé có thể gặp phải nên mẹ cần đặc biệt chú ý. Bé bị xơ nang, thường ho có đờm vàng, hoặc xanh nhạt. Nếu mẹ thấy bé có các dấu hiệu sau, rất có thể bé đã bị xơ nang: viêm phổi tái phát, nhiễm trùng xoang, bé chậm tăng cân, hay mồ hôi có vị mặn. Khi thấy bé có các dấu hiệu này, mẹ cần đưa bé đến ngay các các cơ sở y tế đẻ được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Mẹo trị ho từ dân gian
Rau diếp cá
Từ lâu, rau diếp cá đã được các mẹ truyền tai nhau như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên dùng để trị ho cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Rau diếp cá (5-10 lá)
- 1 bát nước vo gạo
Cách tiến hành:
Mẹ rửa sạch lá diếp cá rồi cho vào cối giã nhuyễn, rồi trộn lẫn với nước vo gạo và đun nhừ trong 20 phút
Cách dùng:
Mẹ để nguội, lọc lấy nước cho bé uống
Mỗi ngày cho bé uống 2-3 lần, tốt nhất là sau ăn 1 giờ
Nghệ tươi
Nghệ tươi không chỉ là một nguyên liệu trong nấu ăn mà còn trị ho cho bé cực tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nghệ tươi: 1 củ
- Nước lọc
- Đường phèn: 5g
Cách tiến hành:
Mẹ giã nhỏ nghệ tươi, thêm nước lọc và đường phèn hấp cách thủy trong 10 phút
Cách dùng:
Mẹ để nguội và cho bé uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê, cho bé uống đến khi nào hết ho.
Cây xương sông
Lá xương sông được nhiều bà mẹ biết đến và dùng để trị ho cho bé với công dụng trị viêm họng, ho do cảm lạnh, ho có đờm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá xương sông bánh tẻ: 2-3 lá
- Mật ong: 1 thìa
Cách tiến hành:
Mẹ đem lá xương sông, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào một thìa mật ong và đem hấp cách thủy.
Cách dùng:
Sau khi đã nguội, mẹ cho bé uống ngày 2 lần, uống liên tục đến khi hết ho.
Hạt chanh và đường phèn
Bài thuốc dân gian này rất tốt giúp bé trị ho, tiêu đờm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hạt chanh: 5-6 hạt
- Đường phèn: 1 thìa cà phê
- Nước lọc: 1 thìa
Cách tiến hành:
Mẹ giã nhuyễn hạt chanh cùng với đường phèn, sau đó hòa thêm 1 thìa nước lọc. Khi cơm cạn nước, mẹ đem vào hấp cho tới khi cơm chín.
Cách dùng:
Để nguội, gạn lấy nước trong, cho bé uống 4-6 lần/ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê
Lưu ý mẹ không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Chanh đào và mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Chanh đào: 1 kg
- Nước đun sôi để nguội
- 1 ít muối
- Đường phèn: 500 gram
- Mật ong: 1 lít
- 1 bình thủy tinh sạch
Cách tiến hành:
Mẹ đem chanh đào đã chuẩn bị rửa sạch, ngâm cùng nước sôi để nguội và một chút muối trong 30 phút.
Sau đó vớt chanh để ráo nước, cắt thành những lát nhỏ và không bỏ hạt, giã nhuyễn đường phèn.
Mẹ cho lần lượt 1 lớp đường phèn, 1 lớp chanh cho đến hết. Cho mật ong vào sau cùng. Chanh đào ngâm với mật ong sau 3 tháng, mẹ có thể dùng cho trẻ để trị ho.
Cách dùng:
Mẹ lấy phần nước cho bé uống
Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa.
Bé bị ho nên kiêng ăn gì?
Bố mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề bé bị ho nên kiêng ăn gì, bởi nếu cho thực hiện không đúng, tình trạng ho của bé có thể trở nên nghiêm trọng và lâu hồi phục hơn. Dưới đây là các loại thực phẩm bố mẹ không nên cho bé ăn khi bé bị ho:
Thực phẩm lạnh
Khi ăn phải các loại thực phẩm lạnh không khí dễ bị tắc ở phổi, chức năng hô hấp bị suy giảm khiến tình trạng ho của bé nặng thêm. Ngoài ra, thực phẩm lạnh còn ảnh hưởng đến tì vị, làm chức năng của tì vị bị suy giảm. Chính vì thế, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn các loại thực phẩm lạnh, nếu cần thiết, mẹ hãy để hết lạnh rồi mới cho bé ăn.
Các loại đồ chiên rán
Mẹ cũng không nên cho bé ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn có chứa chất béo cao như: lạc, hạt dưa, socola… khi bé bị ho. Các loại đồ ăn này khiến trẻ khó tiêu hóa, đầy bụng, đặc biệt dịch đờm tiết ra nhiều hơn bình thường.
Thực phẩm ngọt, có vị đậm
Theo quan niệm Đông y, khi phổi bị nhiệt, bé sẽ bị ho. Ăn các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường, có vị đậm dễ khiến cơ thể bé bốc hỏa và tình trạng ho nặng hơn.
Thực phẩm tanh
Những loại thực phẩm có vị tanh như tôm, cá, cua… dễ khiến tình trạng ho của bé trở nặng đặc biệt là các bé có tiền sử dị ứng. Khi bị ho, bé ăn phải các thực phẩm có vị tanh, bé rất dễ bị nôn, trớ. Vì vậy, mẹ nên để bé khỏi bệnh rồi mới cho bé ăn trở lại.
Bé bị ho nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Tình trạng bệnh của bé bị ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ ăn. Bố mẹ có thể tham khảo các nhóm thực phẩm và các món ăn sau để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mau chóng khỏi bệnh:
Các loại thực phẩm nên ăn
Đồ ăn mềm, dễ tiêu
Khi trẻ bị ho, trẻ sẽ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau rát cổ họng do ho nhiều. Chính vì thế, mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn được nấu loãng, mềm, dễ ăn như các loại cháo, súp.
Mẹ có thể nấu cháo cho bé ăn từ các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn… kết hợp với các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, bí đỏ… cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé khỏe mạnh và nhanh khỏi bệnh ho. Khi nấu cháo, mẹ nên xay nhuyễn các thực phẩm trước khi nấu để bé dễ nhai nuốt và tiêu hóa hơn, tránh tình trạng bé sợ ăn hay chán ăn.
Thực đơn cháo cho mẹ tham khảo để nấu cho bé khi bị ho:
- Cháo táo đỏ bí ngô: Giúp cơ thể bé dịu nhiệt nếu đang bị sốt cao và làm giảm đau rát cổ họng khi bé ho nhiều ngày không khỏi
- Cháo thịt bò:bổ sung sắt, long đờm, bổ phế, giúp bé dễ dàng tống những chất nhầy ở cổ họng ra ngoài. Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ giúp bé mau khỏi ho hơn, vì thế mẹ có thể nấu cùng cà chua hoặc rau củ để bổ sung vitamin A và vitamin C.
- Cháo gà hạt sen: bổ sung vitamin, giúp bé mau hạ sốt và hạn chế tiết dịch đờm ở cổ họng.
Xem hướng dẫn chi tiết cách nấu các loại cháo cho bé bị ho trong bài viết này
Các loại trái cây
Bên cạnh việc nấu cháo cho bé, mẹ có thể bổ sung các loại trái cây cam, quýt, bưởi…Nếu bé lười ăn trái cây, mẹ có thể cho bé uống nước ép hoặc sinh tố để kích thích vị giác. Vitamin từ các loại trái cây giúp bé thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, giảm tình trạng tiết chầy nhầy ở cổ họng bé, giúp bé giảm ho một cách hiệu quả. Đặc biệt, Vitamin C từ ổi, cam, chanh.. giúp bé tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Bổ sung các loại rau củ
Mẹ nên bổ sung nhiều loại rau xanh vào bữa ăn cho bé khi bé bị ho. Để kích thích vị giác cho bé, mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau như: khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, nghệ… rồi nấu cháo, súp, hoặc làm nước ép rau củ cho bé.
Bé bị ho, mẹ nên cho bé ăn như thế nào?
Trẻ ho nhiều thường dễ bị nôn thức ăn sau khi ăn xong kèm theo đờm nhớt, vì thế, trước khi cho trẻ ăn, mẹ nên cho bé uống trước một vài muỗng nước rồi cho bé nằm sấp rồi vỗ lưng trẻ để tống đờm nhớt ra ngoài. Mẹ làm như vậy, khi bé ăn sẽ đỡ bị ho và ói.
Thực đơn của trẻ nên bao gồm các loại thực ăn có chứa nhiều nước để làm loãng đờm nhớt, giúp bé giảm ho. Mẹ cần chia bữa ăn của bé ra làm nhiều lần. Lúc trẻ không không ho, trẻ có thể ăn 6 lần trên/ngày nhưng lúc trẻ ho, mẹ có thể tăng từ 8-10 bữa trên ngày, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 tiếng
Khi trẻ đang khóc, ho, mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn, uống vì có thể dẫn đến đến việc bé bị sặc nước hoặc hít phải thức ăn vào phế quản, hóc dị vật và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đọc thêm: Bé bị ho phải làm sao cho nhanh khỏi?
Cách giảm triệu chứng ho cho bé
Khi biết được trẻ bị ho nên ăn và không nên ăn gì, mẹ cũng cần lưu ý những biện pháp có thể giúp bé giảm ho sau đây:
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho bé
Việc vệ sinh đường hô hấp thông qua mũi họng có vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng cũng như nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có ho cho bé. Mẹ có thể vệ sinh mũi họng cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn, virus hoặc bụi bẩn từ ô nhiễm môi trường, giúp giảm tình trạng ngứa họng khiến trẻ bị ho.
Bé bị ho hay khỏe mạnh bình thường, mẹ đều nên duy trì thói quen vệ sinh mũi, họng cho bé thường xuyên 2 lần/ngày để làm giảm tình trạng ho hoặc phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Thương xuyên quan sát tình trạng ho của bé
Trong những ngày trẻ bị ho, mẹ cần chú ý đến dấu hiệu, tình trạng, mức độ ho của bé, để bé nghỉ ngơi nhiều thay vì chạy nhảy, nô đùa. Trong trường hợp, bé bị ho nhiều, đi kèm sốt cao, co giật, khó thở bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Bé bị ho thường cảm thấy chán ăn, tuy nhiên bố mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé bằng các món ăn kích thích vị giác để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho bé. Có như vậy, bé mới mau nhanh khỏi ho và hồi phục được.
Không nên lạm dụng kháng sinh cho bé
Kháng sinh chỉ giúp bé giảm bớt đi những triệu chứng khó chịu của bệnh ho, chứ không thể chữa trị dứt điểm được bệnh ho của bé nếu không có sự tham gia tư vấn của các bác sĩ chuyên môn. Nếu mẹ quá lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị ho cho bé, bệnh ho của bé không những không thuyên giảm mà có thể trở nặng và khó điều trị hơn. Hơn nữa, dùng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể gây ra một số căn bệnh mãn tính cho trẻ em như viêm khớp, hen phế quản…
Vậy nên, mẹ chỉ sử dụng thuốc kháng sinh cho bé bị ho khi có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa ho tại nhà cho bé,vừa an toàn mà lại dễ dàng thực hiện.
Hi vọng bài viết bé bị ho nên kiêng ăn gì trên đây sẽ giúp bố mẹ bổ sung biết được những thực phẩm nào bé nên ăn và những loại thực phẩm nào cần loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày của con để con mau khỏi bệnh ho và luôn khỏe mạnh.