Bé bị ho, viêm họng nhiều nên bị mệt mỏi, mất ngủ, đau họng, khó thở, không ăn uống được… Những điều này làm cho cha mẹ cực kỳ lo lắng. Một câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến là “nên cho con ăn những loại cháo gì để mau khỏi bệnh?”. Nếu bạn đang có chung thắc mắc như vậy, hãy cùng Fonscare.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây ho và các loại ho bé hay gặp
Ho là dấu hiệu cơ thể bé đang phản ứng với một số yếu tố tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, ho còn là cách để cơ thể trẻ tống những loại vi khuẩn, virus, chất nhầy… ra khỏi phế quản.
Những nguyên nhân hay gặp khiến cho bé bị ho như:
- Nguyên nhân từ đường hô hấp trên: Trẻ bị những bệnh lý thường gặp như: Cảm lạnh, viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, viêm họng thường ho khan hoặc ho có đờm do các dịch tiết chảy từ xoang xuống gây kích ứng họng.
- Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới: Các bệnh lý bé thường gặp: viêm phổi, viêm thanh quản, khàn tiếng, ho khan ho vang dội, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen thường ho có đờm.
Các loại ho hay gặp ở bé:
- Ho khan từng cơn: Tình trạng này bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi, cổ họng) như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan. Mặt khác, đây cũng có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh viêm đường hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản. Bé thường xuyên hít phải khói thuốc lá từ người lớn cũng là lí do gây ho khan thường gặp.
- Ho ra đờm: Nguyên nhân là do trẻ bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ giúp trẻ loại bỏ chất dịch (đờm) thông qua đường hô hấp dưới.
- Trẻ bị ho gà: Trẻ bị ho gà có các triệu chứng, dấu hiệu tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, cơn ho càng lúc càng nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Khi ho, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Ngoài ra, ho gà còn gây nên hiện tượng khó thở, làm mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.
Có thể bạn quan tâm: Dùng nước gừng tắm cho bé có tốt không?
Những món cháo tốt nhất các mẹ nên nấu cho bé bị ho
Khi bé bị ho, bên cạnh việc dùng thuốc, mẹ đừng quên bồi bổ cho bé bằng các món ăn nhiều dinh dưỡng để bé nhanh hồi phục. Dưới đây là một số món cháo trị ho cho bé mà các mẹ có thể tham khảo:
1- Cháo nhị bì cam thảo
Nhị bì và cam thảo là 2 vị thuốc rất tốt và an toàn để trị tình trạng ho cho trẻ, đặc biệt với những trẻ bị ho có đờm. Để nấu cháo nhị bì, cam thảo, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 10g bạch bì (vỏ rễ dâu), 3g cam thảo, 10g địa cốt bì, 1 – 2 nắm gạo lứt hoặc gạo tẻ.
Cách chế biến: Đầu tiên rửa sạch bạch bì, cam thảo và địa cốt bì rồi cho vào nồi nước đun 30 phút. Sau đó, đem lọc lấy nước rồi cho gạo lứt vào nấu thành cháo. Mỗi ngày, cho trẻ ăn từ 2 đến 3 bữa, mỗi lần khoảng 1 chén cháo. Sau 5 ngày các mẹ sẽ thấy trẻ giảm ho và ho đờm đáng kể đấy.
2- Cháo tía tô
Lá tía tô là loại rau gia vị rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ dùng cho bữa cơm hằng ngày, tía tô còn được coi là một vị thuốc dân gian chữa bệnh hữu hiệu. Theo như Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, do đó có tác dụng hạ khí, chữa ho, sốt, tiêu đờm, thở gấp, ngực khó chịu ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Để nấu cháo tía tô cho bé bị ho, mẹ có thể làm như sau:
Nguyên liệu gồm: 1 – 2 nắm gạo lứt hoặc gạo tẻ, 1 mớ tía tô.
Hướng dẫn: Các mẹ lấy lá tía tô rửa thật sạch, cho thêm nước vào nồi rồi để lên bếp sắc. Chờ khi nước cạn còn một nửa thì đem lọc lấy nước, bỏ bã đi. Sau đó cho nước đó cho vào nồi, đổ gạo đã vo sạch vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc.
Món cháo này, các mẹ nên cho bé ăn ngày 2 lần, mỗi lần chỉ nên ăn một chén nhỏ. Lưu ý, nên cho trẻ ăn ngay khi đang nóng sẽ giúp bé toát mồ hôi, giải cảm, tiêu đờm nhanh hơn. Khi bé ra mồ hôi, mẹ nên dùng khăn lau luôn tránh cho bé bị nhiễm lạnh ngược lại.
3- Cháo bí ngô táo đỏ
Trong bí đỏ có chứa hàm lượng sắt cao, ngoài ra còn giàu các chất muối khoáng, vitamin, các axit hữu cơ tốt cho cơ thể. Theo như y học cổ truyền, bí đỏ có tính ấm, vị ngọt, do đó có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, giảm đau, giải độc, sát trùng,… thường được dùng để chữa tình trạng cao huyết áp đái tháo đường hay ho có đờm ở trẻ.
Hướng dẫn cách nấu cháo bí ngô táo đỏ cho bé:
Nguyên liệu gồm: 500g táo đỏ, 1 quả bí ngô, 200g đường nâu.
Cách chế biến như sau: Đầu tiên gọt quả bí ngô, rửa sạch rồi đem cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, cho vào nồi, thêm táo đỏ, đường nâu và nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ. Đun đến khi bí đỏ chín nhừ thành cháo rồi để nguội bớt và cho trẻ ăn.
Mỗi ngày cho bé ăn khoảng 1 chén cháo sẽ giúp trẻ phòng chống cảm cúm, thanh phế trừ ho, giảm đau họng rất hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: 8 loại sữa tắm giúp cho trẻ nhanh hết rôm sảy.
4- Cháo hành tây
Thành phần trong củ hành tây có các chất chống oxy hóa như: quercetin, flavonoid giúp hành tây có tính kháng khuẩn cao, có tác dụng chữa ho, giải cảm, viêm họng và các bệnh đường hô hấp. Ăn cháo hành tây sẽ giúp trẻ giảm sốt, giảm ho kèm theo các triệu chứng chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng.
Hướng dẫn cách nấu cháo hành tây cho bé:
Nguyên liệu gồm: 1 củ hành tây, 1 – 2 nắm gạo tẻ.
Cách chế biến như sau: Đem gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước vào và nấu thành cháo. Hành tây cần rửa sạch, xắt nhỏ. Chờ khi nồi cháo sôi thì cho hành vào. Đun thêm 10 phút nữa, tắt bếp, để bớt nóng rồi cho bé ăn.
Mỗi lần cho bé ăn khoảng 1 chén cháo nhỏ, ngày cho trẻ ăn 2 – 3 lần sẽ giúp bé chữa ho hiệu quả.
5- Cháo gà
Cháo gà nóng rất tốt cho các bệnh cảm lạnh, viêm họng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu gồm: 100 – 200g thịt gà xé, 1 củ cà rốt, 50g nấm hương, 1 – 2 nhánh hành lá, 1 – 2 nắm gạo tẻ.
Cách chế biến: Thịt gà luộc chín, xé nhỏ, sau đó dùng nước luộc gà, thêm ít gạo đem nấu thành cháo. Khi cảm thấy cháo đã được, cho thịt gà xé, cà rốt thái và nấm băm nhỏ vào. Đợi 5 – 10 phút cho các nguyên liệu đã chín và ngấm thì múc ra, chờ cho cháo bớt nguội thì cho bé ăn.
6- Cháo gừng
Gừng là vị thuốc trị ho hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, khi bé bị ho, viêm họng, các mẹ chỉ cần nấu cháo, cho thêm chút gừng sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Nguyên liệu gồm: 3 – 4 lát gừng thái mỏng, 1 – 2 nhánh hành lá, 1 – 2 nắm gạo tẻ.
Cách thực hiện: Các mẹ cho gạo vào nấu cháo, khi cháo chín, cho ít gừng thái lát mỏng, hành lá vào, đun sôi 10 phút thì tắt bếp đợi cháo nguội rồi cho bé ăn.
Mỗi ngày, mẹ nên cho bé ăn cháo gừng 2 lần khi cháo còn ấm nóng, liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm: Tắm cho em bé vào buổi sáng liệu có tốt không?
Chế độ dinh dưỡng cho bé bị ho, viêm họng
Khi trẻ bị ho, viêm họng, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong thực đơn của bé để giúp hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm họng cho con bạn.
Bé bị viêm họng nên ăn những loại thực phẩm gì?
Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu ở vùng họng, có nhiều trong những loại trái cây, rau xanh như cà chua, cam, quýt, bưởi, dâu tây…
Thức ăn chứa nhiều chất kẽm: Chất kẽm giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công vòm họng. Một số loại thực phẩm giàu thành phần kẽm như: lòng đỏ trứng, các loại đậu, nấm, gan lợn, thịt bò, lươn…
Thực phẩm giàu protein: Thành phần protein rất tốt trong việc chữa lành tổn thương trong cổ họng của trẻ. Đồng thời còn tái tạo các tế bào mới, giảm sưng viêm ở họng. Những thực phẩm giàu protein gồm: khoai lang, chuối, đậu phụ, trứng, sữa, ức gà.…
Thực phẩm có tính mát: Một số loại như rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, bí xanh,… có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, giúp giảm cảm giác nóng rát ở bên trong vùng cổ họng. Đồng thời còn làm lành những tổn thương bên trong cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát, nuốt nghẹn, khó chịu của trẻ.
Củ cải: Còn được gọi là nhân sâm trắng, có tác dụng tốt cho sức khỏe bé, cải thiện tình trạng viêm họng, khàn tiếng, giúp chống viêm, tiêu đờm. Do đó, các mẹ có thể nấu nước củ cải để bổ sung cho cơ thể bé hoặc nấu cháo để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.
Gừng: Những món ăn cho thêm ít gừng sẽ rất tốt cho trẻ bị mắc bệnh viêm họng. Củ gừng giúp bé giảm đau, tiêu đờm, sát trùng vòm họng an toàn.
Những thực phẩm trẻ bị viêm họng, ho nên kiêng
Thức ăn cay, nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ: Những món ăn này sẽ khiến cho cổ họng của trẻ dễ bị kích ứng, niêm mạc họng bị ửng đỏ, đau rát, sưng viêm, tăng dịch đờm nhầy bên trong cổ họng, khiến trẻ bị ho, nôn ói nhiều.
Đồ ăn lạnh, đồ uống có ga: Khi bé bị viêm họng, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn lạnh hay uống nước có ga vì nó khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương dẫn đến vùng họng của trẻ bị sưng tấy, ửng đỏ, đau rát. Do đó, cần hạn chế các món ăn lạnh, sinh tố đá xay, kem… trong thực đơn ăn uống của trẻ.
Món ăn ngọt: Những loại thức ăn ngọt sẽ kích thích niêm mạc họng. làm tăng nguy cơ trẻ bị béo phì, suy giảm sức đề kháng, tăng lượng đường trong máu, cản trở lưu thông máu, từ đó kích thích vùng họng viêm nhiễm nặng hơn.
Thức ăn quá mặn: Thức ăn mặn sẽ gây kích thích niêm mạc họng, làm tăng cảm giác nóng rát cho bé, sẽ khiến cho bệnh viêm họng của trẻ nặng hơn.
Đậu phộng, hạt dưa, socola: Những đồ ăn này có thể làm tăng lượng đờm của bé. Do đó, nên hạn chế cho trẻ bị ho ăn những thực phẩm này.
Cá, tôm, cua: Tuy đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với trẻ đang bị ho, viêm họng. Nguyên nhân vì hải sản có mùi tanh sẽ khiến trẻ bị dị ứng, buồn nôn, khó thở.
Những lưu ý thêm khi trẻ bị ho, viêm họng
Khi trẻ bị ho, viêm họng, cha mẹ nên đưa bé tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng phức tạp về sau. Bên cạnh việc thiết lập chế độ ăn uống hợp lý cho bé, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý 1 số yêu cầu sau:
- Hằng ngày nên vệ sinh vòm họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Không nên cho trẻ uống nước lạnh, cho bé uống nước ấm mỗi ngày.
- Có thể sử dụng các phương pháp dân gian như mật ong, chanh, củ gừng,… Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang cho bé.
- Khi thời tiết thay đổi, nên sử dụng các vật dụng bảo vệ cơ thể bé như khăn choàng, áo khoác, mũ len,…
- Để nhiệt độ phòng ngủ cho trẻ thích hợp, không nên để quá lạnh, quá nóng.
- Luôn tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho bé.
Hi vọng bài viết trên giúp cha mẹ có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc con khi bé bị ho. Để tiếp tục theo dõi các chủ đề khác về chăm sóc sức khỏe cho bé, bạn có thể truy cập chuyên mục CHĂM SÓC BÉ .
Fons Care Baby – Chống cảm lạnh cho bé yêu, ngừa mẩn ngứa, rôm sảy
🌿 Fons Care Baby với thành phần tinh dầu chanh, sả giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
🌿 Sản phẩm còn có kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh… chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
🌿 Các thành phần kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
🌿 Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
Fons Care Baby được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, cho ra từng giọt sữa tắm gội đạt chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, để chăm sóc và bảo vệ làn da bé an toàn tuyệt đối
Sản phẩm NÓI KHÔNG với chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Fons Care Baby chính là bảo bối của mẹ, giúp bé yêu an toàn trong thời tiết giao mùa.
Đặt mua sản phẩm TẠI ĐÂY