Nổi mề đay hay mày đay là một bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Mề đay thường khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, gãi nhiều gây trầy xước da. Bố mẹ cần biết cách nhận biết và có những biện pháp điều trị kịp thời khi trẻ bị mề đay cấp để tránh những tổn thương không đáng có trên da bé.
Bệnh mề đay cấp là gì?
Mề đay là một dạng phản ứng trên bề mặt da với các yếu tố của môi trường như hóa chất, vi sinh vật, thay đổi nhiệt độ… Các nốt phát ban có thể gây sưng tấy đỏ tạo thành mảng hoặc các đốm nhỏ li ti gây sưng ngứa, xuất hiện tại một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Tuy bệnh mề đay không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt vào lúc ngủ.
Mề đay ở trẻ nhỏ bao gồm hai loại, mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Mề đay cấp xảy ra tức thì trong vòng 24 giờ và kéo dài 6 tuần. Mề đay mãn tính kéo dài lâu hơn, thường sau 6 tuần.
Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mề đay cấp tính có thể tự khỏi và không để lại bất kỳ biến chứng gì. Ngược lại, đối với trường hợp mề đay mãn tính, bệnh lâu khỏi hơn và cần có sự can thiệp điều trị chuyên khoa.
Nguyên nhân khiến bé bị mề đay cấp
Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay cấp rất phức tạp nên khi bé mắc bệnh mề đay cấp, rất khó để có thể tìm ra căn nguyên chính xác. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng mề đay cấp ở trẻ nhỏ như sau:
Nguyên nhân chủ quan
Cơ địa dị ứng: Bé có người thân trong gia đình từng bị dị ứng nổi mề đay sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị rối loạn khi gặp phải các tác nhân gây kích ứng.
Nguyên nhân khách quan
Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi đột ngột về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, cường độ UV, nồng độ bụi khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp và xảy ra một số phản ứng ngoài da.
Thực phẩm: Các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành…), hải sản, sữa… dễ gây dị ứng, nổi mề đay cho trẻ nhỏ.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số tác dụng phụ từ thuốc tiêm phòng có thể khiến bé bị dị ứng và nổi mề đay.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị nổi mề đay như côn trùng cắn, mủ thực vật, nhiễm giun sán..
Bên cạnh đó, có khoảng 50% trường hợp trẻ bị mề đay không tìm ra nguyên nhân, gọi là tình trạng mề đay vô căn, tự phát.
Biểu hiện của bệnh mề đay cấp
Để nhận biết bé bị mề đay cấp tính và có những biện pháp chữa trị kịp thời, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình sau:
Sẩn phù: Kích thước các nốt sẩn to nhỏ khác nhau và hơi nổi trên mặt da. Màu sắc của các nốt sẩn đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh, không có mụn nước. Chúng có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường thấy tại tay, lưng, ngực, bụng, đùi. Sẩn phù thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh và biến mất cũng nhanh.
Ngứa: Đa phần các trường hợp trẻ bị mày đay thường cảm thấy rất ngứa, càng gãi càng ngứa và nổi thêm nhiều nốt sẩn khác. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý không để trẻ gãi mạnh dễ gây trầy xước da, hình thành vết thương hở, gây viêm nhiễm và để lại sẹo.
Một số vùng khác như mi mắt, môi, sinh dục ngoài… các ban đỏ xuất hiện và sưng to cả một vùng gọi là phù mạch. Nếu phù mạch ở thanh quản hoặc ống tiêu hóa sẽ gây khó thở cho trẻ, đi ngoài phân lỏng, đau quặn bụng hay sốc phản vệ.
Đọc thêm: Tình trạng trẻ nổi mề đay kèm sốt
Mề đay cấp có nguy hiểm không
Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể trẻ sẽ có một số phản ứng như ngứa ngáy, khó chịu, liên tục gãi gây trầy xước da, dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Một số triệu chứng khác của bệnh mề đay cấp ở trẻ em như phù mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay ở tổ chức não dễ gây phù nề não rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bệnh mề đay có thể gây choáng váng, giãn mạch nhanh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Điều trị mề đay cấp như thế nào?
Sức đề kháng của trẻ em rất yếu và rất nhạy cảm. Vì vậy, mọi phương pháp điều trị bệnh cho trẻ cần hết sức cẩn thận và không gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh mề đay ở trẻ em bố mẹ có thể tham khảo:
Sử dụng các phương pháp điều trị mề đay cấp từ dân gian
Các phương pháp điều trị dân gian luôn được các bố mẹ ưa chuộng để điều trị bệnh mề đay cho trẻ nhờ vào sự lành tính, an toàn của nó. Bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp này khi bé bị nổi mề đay cấp, bệnh mới chớm phát.
Tắm nước lá khế
Nước lá khế chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt cho da bé. Các chất này có khả năng sát trùng cao, phục hồi các mô da hư tổn và hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, dùng nước lá khế tắm cho bé bị mề đay có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy cho bé.
Tắm nước lá kinh giới
Các hoạt chất trong lá kinh giới như d-methol, d-limonene… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn và diệt trừ vi khuẩn từ sâu bên trong. Ngoài ra, lá kinh giới còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm phục hồi nhanh các tổn thương trên da. Tắm lá kinh giới cho bé bị nổi mề đay giúp kiểm soát các triệu chứng, giảm sưng ngứa và các nốt đỏ trên da bé.
Tắm lá ổi
Lá ổi có tính kháng khuẩn rất mạnh, hiệu quả cao với trẻ bị dị ứng và mề đay cấp. Ngoài ra, tinh dầu Eugenol có trong lá ổi còn giúp tiêu viêm, giảm ngứa và rát hiệu quả. Do đó, mẹ cũng có thể dùng lá ổi để tắm rửa cho bé bị mề đay cấp.
Tắm lá chè xanh cho trẻ bị mề đay cấp
Các hoạt chất và tinh dầu flavonoid cùng nhiều loại axit amin khác có trong lá chè xanh có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt. Bên cạnh đó, EGCG trong lá chè xanh còn có thể chống viêm, giúp tăng cường bảo vệ da. Vì thế, lá chè xanh được rất nhiều bà mẹ tin dùng để tắm cho bé bị mề đay cấp.
Tắm lá tía tô cho trẻ
Lá tía tô có chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin giúp kháng viêm giảm ngứa và hồi phục nhanh các tế bào bị tổn thương. Sử dụng lá tía tô để tắm cho bé là một phương pháp rất an toàn và hiệu quả, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm để tắm cho bé.
Cho trẻ tắm lá đơn đỏ
Mẹ hoàn toàn có thể tắm lá đơn đỏ cho bé bị mề đay bỏi trong lá đơn đỏ có các hoạt chất có lợi cho da như flavonoid, tanin, saponin… Các chất này có tác dụng kháng viêm và làm dịu da rất tốt, đẩy lùi các cơn ngứa ngáy khó chịu do mề đay của bé. Bên cạnh đó, tắm lá đơn đỏ giúp các tổn thương trên da được phục hồi một cách nhanh chóng.
Cách nấu nước lá tắm cho bé bị nổi mề đay cấp
Các loại lá thảo dược từ thiên nhiên có nhiều hoạt chất rất tốt cho da bé, giúp kiểm soát tôt các nốt mề đay. Để hoạt chất của các loại lá thảo dược này phát huy tốt tác dụng của nó, mẹ cần nắm rõ các bước thực hiện và những lưu ý khi nấu nước lá tắm cho bé:
- Bước 1: Chọn một trong các loại lá trên, đem bỏ lá sâu và rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn bám trên lá.
- Bước 2: Vó nát lá rồi đun sôi với 3 lít nước sạch trong vòng 10 phút để các tinh chất trong lá hòa tan trong nước.
- Bước 3: Mẹ cho trẻ tắm qua với nước ấm để laoij bỏ bớt bụi bẩn bám trên da bé.
- Bước 4: Pha loãng nước lá với nước sạch đến nhiệt độ ấm thích hợp.
Mẹ nên tắm cho bé bằng các loại nước lá hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ, giúp phục hồi các tổn thương trên da bé nhanh chóng. Việc tắm lá chỉ giúp làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay cấp ở trẻ. Với các trường hợp nặng hơn như mề đay mãn tính, mẹ cần kết hợp cả các phương pháp điều trị bệnh mề đay ở trẻ em chuyên sâu.
Đọc thêm: Bé lên 4 tuổi bị nổi mề đay phải làm sao?
Fons Care Baby – sữa tắm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh mề đay cấp ở trẻ em hiệu quả
Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby với chiết xuất 100% từ 18 loại thảo dược thiên nhiên như Chiết xuất từ Gừng, Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.
Các loại thảo dược dùng để sản xuất sữa tắm đều được trồng và thu hái theo hướng hữu cơ, đảm bảo không bị lẫn tạp chất hay tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích.
Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược. Kháng sinh tự nhiên từ các loại thảo dược thiên nhiên như kim ngân hoa, lá trầu không, cỏ mần trầu, là chè xanh có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, tiêu diệt vi khuẩn bám sâu trong lỗ chân lông, cho bé làn da khỏe mạnh.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid.
Fonscare baby có mùi hương dịu nhẹ từ các loại thảo dược, mang đến cho bé trải nghiệm tắm thư giãn và thoải mái, hoàn toàn không gây cay mắt bé.
Xem thêm: Sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống
Bên cạnh các phương pháp điều trị từ thảo dược thiên nhiên, mẹ có thẻ kết hợp thêm các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc được bác sĩ chỉ định có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Thuốc kháng Histamin:
Histamine chính là thành phần trung gian kích thích các triệu chứng mề đay phát sinh. Chính vì thế, thuống kháng Histamin thường được các bác sĩ kê đơn để tăng tác dụng chống dị ứng và giúp kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng bệnh mề đay.
Thuốc Corticoid:
Corticoid là nhóm thuốc nội tiết có công dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh. Tuy nhiên, do corticoid hoạt động bằng cách ức chế hệ miễn dịch nên có thể gây ra các rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định Corticoid để điều trị ngắn ngày bệnh mề đay kết hợp với thuốc kháng Histamin.
Thuốc ức chế miễn dịch
Các loại thuốc ức chế miễn dịch thường được các bác sĩ chỉ định trong việc điều trị bệnh mề đay ở trẻ nhỏ. Cyclosporine, Cyclophosphamide và Methotrexate là 3 loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng phổ biến trong việc điều trị bệnh mề đay.
Các thuốc Tây y điều trị mề đay tuy tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể để lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên bố mẹ bổ sung nhiều vitamin và chất xơ cho trẻ bị mề đay cấp, bởi đây là những thành phần quan trọng trong việc tái tạo da và cải thiện tình trạng nổi mề đay ở trẻ em hiệu quả.
Những lưu ý khi chăm sóc bé bị mề đay cấp tại nhà
Khi chăm sóc và điều trị bệnh mề đay cấp cho trẻ tại nhà, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
Dừng tất cả các loại thuốc và thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng cho trẻ. Trong các trường hợp mề đay vô căn, cần cho trẻ tránh xa các yếu tố có thể gây nổi mề đay, dị ứng cho trẻ như: nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…
Hạn chế trẻ chà, gãi mạnh trên da. Nếu để trẻ gãi, các nốt mề đay càng lan nhanh. Trẻ gãi quá mạnh có thể gây ra các tổn thương trên da và để lại sẹo về sau. Để bé cảm thấy dễ chịu hơn, bố mẹ có thể dùng tay xoa lên da bé.
Xây dựng thực đơn khoa học. Một thực đơn cân bằng giữa các nhóm chất vitamin và chất xơ sẽ giúp bé phục hồi tốt hơn. Mẹ hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hạt (đậu phộng, hạnh nhân, đậu nành…), hải sản, sữa bò…Bổ sung các loại thực phẩm thanh lọc cơ thể tốt cho trẻ như trái cây, nghệ, rau má, trà xanh, trà hoa cúc…
Giữ vệ sinh cơ thể. Khi bé bị nổi mề đay cấp, bố mẹ nên tắm cho bé hàng ngày bằng các loại lá tắm thảo dược và không kì cọ quá mạnh cho bé. Tắm cho bé trong phòng ấm, kín gió, nhiệt độ nước đảm bảo 35 – 38 độ C. Sau khi tắm xong, bố mẹ lau khô người cho bé bằng khăn mềm.
Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh mề đay cấp ở trẻ em hiệu quả. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng của nổi mề đay cấp, bố mẹ nên điều trị bệnh cho bé kịp thời tránh bệnh diễn biến nặng thành mề đay mãn tính.