Mề đay là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị mề đay thường ngứa ngáy, khó chịu, chán ăn và thường xuyên quấy khóc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ bị mề đay không sốt có nguy hiểm không? Mẹ cần xử lý như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay
Nổi mề đay là phản ứng của da bé với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài. Một số tác nhân gây nên tình trạng nổi mề đay ở trẻ nhỏ như:
Nhiệt độ thay đổi thất thường
Thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ. Thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi và có thể nổi mề đay trên da
Đồ ăn gây dị ứng
Một số loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ như các loại hạt (đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều…), cá, các loại sữa, trứng, lúa mì… cũng có thể khiến da trẻ nổi mề đay.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh hay vắc xin phòng ngừa có thể khiến da của trẻ nổi mề đay .
Tiếp xúc với hóa chất
Các sản phẩm tắm rửa và xà phòng giặt hiện nay có chứa rất nhiều hóa chất gây ảnh hưởng đến da của bé. Hóa chất độc hại này khi tiếp xúc với da bé có thể khiến da bé nổi mề đay. Chất liệu quần áo từ vải len hoặc vải sợi tổng hợp cọ xát mạnh vào da bé cũng khiến da bé nổi mề đay.
Ngoài ra, trẻ nổi mề đay còn do một số nguyên nhân như côn trùng cắn, nhiễm trùng, gãi mạnh hay tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ lạnh.
Trẻ bị nổi mề đay không sốt có nguy hiểm không?
Bệnh mề đay ở trẻ nhỏ được chia thành 2 loại: Mề đay cấp tính và mề đay mãn tính
Mề đay cấp tính là tình trạng da nổi sẩn đỏ khiến trẻ ngứa ngáy. Trong trường hợp bé bị nổi mề đay và không sốt rất có thể bé đang mắc mề đay cấp. Hiện tượng này thường kéo dài dưới 6 tuần, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có thể thuyên giảm theo thời gian.
Ngược lại, trẻ bị mề đay mãn tính sẽ có hiện tượng nổi mẩn đỏ và thường thấy ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Mề đay mãn tính kéo dài từ 6 đến 8 tuần, khi bệnh kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, trẻ bị bệnh suy giảm tập trung, chất lượng giấc ngủ giảm sút.
Chữa trị mề đay cho bé bằng các phương pháp dân gian
Các loại lá tắm thảo dược từ lâu đã được các bà các mẹ tin dùng để tắm cho bé bị nổi mề đay. Một số loại nước tắm thảo dược bố mẹ có thể tham khảo để tắm cho bé:
Nước tắm lá khế tươi
Lá khế tươi đem rửa sạch với nước và ngâm trong nước muối loãng. Sau đó, đem đun sôi lá khế với 2 lít nước. Mẹ để nguội hoặc pha thêm với nước lạnh cho ấm rồi tắm cho bé.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm cho bé 3 lần 1 tuần.
Thoa nha đam lên da
Mẹ lấy phần gel nha đam rồi bôi lên vùng da bị mề đay cho bé. Sau 20 phút, vệ sinh lại bằng nước sạch.
Tắm lá chè xanh
Mẹ rửa sạch lá chè xanh đã chuẩn bị với nước sau đó đem đun sôi. Sau đó, mẹ dùng nước này pha với nước sạch để tắm cho bé hàng ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ tắm lá chè xanh cho bé an toàn hiệu quả
Đắp lá cây chó đẻ
Mẹ lấy lá của cây chó đẻ đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bé bị nổi mề đay. Mẹ thực hiện cách này cho bé 1 lần/ngày.
Đắp lá bạc hà
Mẹ lấy lá bạc hà tươi đã rửa sạch đem giã nát rồi đắp lên vùng da bé bị nổi mề đay đã được vệ sinh sạch sẽ. Mẹ áp dụng cách này cho trẻ bị nổi mề đay 2 lần/ngày cho tới khi bé khỏi hẳn.
Sử dụng thuốc bôi cho bé theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc Antihistamine là loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn cho bé bị nổi mề đay. Mẹ cần sử dụng thuốc cho bé tại nhà theo đúng liều lượng và cách dùng để bé nhanh khỏi bệnh và không bị tái phát trở lại. Bố mẹ nên đưa bé tới ngay các sơ sở y tế khi thấy bé bị nổi mề đay đi kèm với khó thở, chóng mặt, ngất xỉu.
Một số biện pháp khác chữa mề đay cho trẻ tại nhà
Trẻ bị nổi mề đay không sốt có thể tự khỏi và không cần chữa trị nhưng bệnh rất dễ tái lại. Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng dân gian và tây y, bố mẹ cần áp dụng kết hợp các biện pháp khác để bệnh nhanh khỏi hơn và tránh tái phát.
Dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ bị nổi mề đay
Mẹ nên dùng đều đặn kem dưỡng ẩm cho bé 1 – 2 lần/ngày để con nhanh khỏi bệnh hơn. Nổi mề đay khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, bố mẹ có thể dùng thêm kem chống ngứa sau khi bôi kem dưỡng ẩm cho con để giảm tình trạng ngứa ngáy ở trẻ. Kem dưỡng ẩm và kem chống ngứa cần chứa các thành phần dịu nhẹ và an toàn cho da bé.
Sử dụng các sản phẩm gốc thực vật
Mẹ nên tránh sử dụng các sản phẩm gia dụng có chứa các chất được chứng minh là triclosan hại cho da trẻ nhỏ như VOCs, chất bảo quản, hóa chất tạo mùi hương, amoniac, triclosan, paraben, chroline… Những chất này thường chủ yếu có mặt trong các sản phẩm tắm gội, sản phẩm làm thơm và các loại chất tẩy rửa chăm sóc nhà cửa.
Để bảo vệ làn da bé yêu, mẹ nên sử dụng các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, đung chuẩn gốc thực vật, được các cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn. Chọn sữa tắm cho bé rất quan trọng để giảm thiêu tình trạng nổi mề đay trên da bé. Mẹ nên chọn các loại sữa tắm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để tắm cho bé như sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby. Sữa tắm Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên lành tính, không gây hại cho da và sức khỏe bé, giúp bé yêu tránh khỏi tình trạng kích ứng,mẩn ngứa và nổi mề đay.
Xem thêm: Tại sao mẹ nên dùng sữa tắm thảo dược Fons Care Baby cho bé yêu
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi trẻ bị nổi mề đay
Khi trẻ bị nổi mề đay, mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất để tăng cường miễn dịch, tăng khả năng thải độc của cơ thể nhằm giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da bé. Mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin cho bé như:
- Thực phẩm giàu Vitamin A như gan bò, gan gà, cà chua, cá chép…
- Thực phẩm giàu Vitamin B như chuối, hạt óc chó, gạo lứt, cá hồi, trứng sữa….
- Thực phẩm giàu Vitamin C như khoai tây, dâu tây, cam, quýt, súp lơ, bưởi, ổi…
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung nước cho bé để cung cấp độ ẩm cho da. Nếu bé lười uống nước, mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc nước ép trái cây.
Mặc quần áo thoáng mát
Mẹ hãy chọn cho bé loại vải cotton 100% thoáng mát, vải bông hoặc vải sợi tre thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tránh tình trạng chà xát lên da bé gây kích ứng.
Làm mát cho da bé
Khi bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay, mẹ có thể làm mát da cho bằng các cách dưới đây để con giảm viêm và giảm các triệu chứng sưng ngứa khó chịu:
Tắm nước ấm: Mẹ tắm nước ấm cho bé mỗi ngày để nhiệt độ cơ thể của con mát mẻ hơn.
Chườm mát: Mẹ bọc đá bằng túi vải hoặc khăn để chườm mát cho con giúp làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay.
Lau người cho bé thường xuyên: Mẹ lau người cho bé sạch sẽ hàng ngày sau khi ăn uống, vui chơi, học tập để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn cũng như các tác nhân khiến bé bị nổi mề đay.
Trẻ bị nổi mề đay không sốt thường không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến xấu thành mãn tính gây ảnh hưởng xấu tới trẻ. Chính vì vậy, ngay khi trẻ có dấu hiệu của nổi mề đay, bố mẹ cần có các biện pháp chữa trị cho trẻ.