Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị nổi mề đay, nhiều cha mẹ kiêng tắm, kiêng gió cho con. Nhưng thực tế có nên làm như vậy? Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Mục lục
“Thủ phạm” khiến trẻ bị nổi mề đay
Thực tế, nổi mề đay là tình trạng phổ biến ở trẻ em hiện nay. Trong đó, nguyên nhân xác định là do:
- Do sức đề kháng của trẻ yếu khiến các vi rút, vi khuẩn hay vật thể lệ dễ dàng xâm nhập gây ra.
- Trẻ ăn uống phải một số thực phẩm gây dị ứng như: Hải sản, các loại thịt… khiến trẻ bị nổi mề đay.
- Trẻ bị mẫn cảm với một số thành phần của thuốc cũng có thể gây dị ứng, da mẩn đỏ…
- Do trẻ tiếp xúc với một số loại vi khuẩn, côn trùng.
- Do cha mẹ có tiền sử mề đay thì trẻ mắc cũng cao hơn so với các trẻ thông thường.
- Trẻ mắc một số bệnh hệ thống như: U ác tính, bệnh cường giáp, ban đỏ…
Đọc thêm: Bé bị nổi mề đay nhiều có nguy hiểm không?
Giải đáp: Bé nổi mề đay có tắm được không?
Khi trẻ bị nổi mề đay, nhiều cha mẹ hoang mang không biết liệu có nên tắm cho bé hay không. Thực tế, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực da liễu cho biết, trẻ bị nổi mề đay và mẩn ngứa cần phải tắm rửa thường xuyên. Bởi nếu không sẽ giống như tự “rước bệnh vào người”. Từ đó, khiến bệnh nặng và khó chữa hơn rất nhiều.
Mề đay là bệnh gây khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ và đặc biệt là mùa hè. Đây là thời điểm mà trẻ ra rất nhiều mồ hôi và tích tụ trên da. Do đó, nếu không tắm rửa sạch sẽ cho trẻ sẽ khiến vi khuẩn kết hợp với dầu nhờn trên da gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Chính vì vậy, các bé bị nổi mề đay hoàn toàn có thể tắm bình thường để giảm bớt ngứa ngáy, ngăn chặn nhiễm trùng… Như vậy sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn và giúp tình trạng mề đay nhanh chóng biến mất.
Những điều cần biết khi tắm cho trẻ bị nổi mề đay
Da trẻ thường khá nhạy cảm và dễ tổn thương khi bị nổi mề đay. Do đó, lúc này cha mẹ tắm cho bé cần lưu ý một số điều dưới đây:
Chỉ tắm cho bé bằng nước ấm
Việc dùng nước ấm tắm cho trẻ khi đang nổi mề đay sẽ giúp giảm hiện tượng này. Tuy nhiên, cần lưu ý không tắm nước quá nóng vì sẽ gây khô da, dễ bỏng, phồng rộp và kích ứng.
Không chà xát da bé
Việc chà xát vào da bé có thể gây trầy xước, rách da, tổn thương dù giúp trẻ đỡ ngứa hơn. Do đó, chỉ nên lau rửa nhẹ nhàng để giúp trẻ dễ chịu và thoải mái là được.
Tắm nhanh chóng
Đối với trẻ đang bị nổi mề đay, tốt nhất chỉ nên tắm khoảng từ 5 – 10 phút. Việc tắm lâu dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và gây mất độ ẩm cho da. Đồng thời, chỉ nên tắm tối đa 1 lần/ngày là được.
Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ
Khi bé bị nổi mề đay nên dùng các loại sữa tắm, dầu gội, nước giặt… có tính dịu nhẹ. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn và tránh tình trạng kích ứng cho da bé. Cha mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm sữa tắm gội có nguồn gốc thảo dược tự nhiên. Những sản phẩm này sẽ có tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa hiệu quả.
Xem thêm: Top 5 loại sữa tắm thảo dược cho bé được nhiều mẹ tin dùng
Mặc quần áo mỏng nhẹ
Hãy mặc cho trẻ những bộ quần áo bằng chất liệu mỏng nhẹ, thấm hút tốt và mềm mại. Đồng thời, tránh những bộ quần áo quá chật, ẩm ướt hoặc thô cứng sẽ khiến trẻ khó chịu hơn.
Lựa chọn các loại lá tắm có tính mát
Bên cạnh các loại sữa tắm thảo dược lành tính thì cha mẹ cũng có thể tham khảo một số lá tắm từ thiên nhiên. Tuy nhiên, nên lựa chọn loại có tính mát và khả năng kháng khuẩn như: Lá kinh giới, tía tô, trầu không, sài đất, chè xanh…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ nổi mề đay vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần kiêng một số đồ ăn, thức uống dễ gây dị ứng như: Thịt bò, lạc, hải sản, đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt… Đồng thời, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, hoa quả, trái cây, rau xanh, sữa…
Xem thêm: Trẻ nổi mề đay nên ăn gì kiêng gì?
Gợi ý một số loại lá tắm cho trẻ khi bị nổi mề đay
Từ xưa, sử dụng các loại lá trong tự nhiên để tắm cho trẻ khi bị nổi mề đay đã được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số loại lá được đánh giá là mang lại hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:
Tắm bằng lá kinh giới
Lá kinh giới ngoài là gia vị quen thuộc thì đây còn là thảo dược để ngăn ngừa một số bệnh về da. Đây là loại lá theo Đông y có tính ấm, vị cay và khả năng giải độc, sát khuẩn cũng như kháng viêm. Theo Tây y, kinh giới chứa nhiều hoạt chất tự nhiên tốt trong khử trùng. Nhờ những thành phần này, lá kinh giới được sử dụng để loại bỏ các bệnh mẩn ngứa trên da. Khi bị nổi mề đay cha mẹ có thể sử dụng tắm cho bé theo cách sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá kinh giới rồi rửa sạch và đun cùng 2 – 3 lít nước.
- Bước 2: Có thể để nguội hoặc pha cùng nước lạnh tới nhiệt độ tắm và tắm cho bé.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng lá kinh giới phơi khô và đun với nước mỗi khi tắm cho bé. Như vậy sẽ rất tiện lợi nếu như cha mẹ khó khăn mỗi lần tìm mua lá kinh giới tươi.
Xem thêm: Những lưu ý mẹ cần biết khi tắm lá kinh giới cho bé
Tắm cho bé bằng lá tía tô
Đây cũng là một trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Lá tía tô có tính ấm, vị ngọt và hoạt chất kháng khuẩn cũng như kháng viêm. Chính vì vậy, khi bị nổi mề đay người ta thường dùng loại lá này để tắm giúp giảm ngứa. Theo đó, các bạn có thể thực hiện với các bước dưới đây:
- Bước 1: Lấy một nắm lá tía tô rồi rửa sạch và đun cùng 2 lít nước.
- Bước 2: Khi nước sôi sẽ tắt bếp rồi để bớt nóng tới nhiệt độ vừa tắm.
- Bước 3: Vừa tắm vừa dùng bã lá tía tô xoa nhẹ lên vùng da bé bị mề đay.
Đây là phương pháp khá an toàn và lành tính cũng như áp dụng được với nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả khá chậm nên khi dùng phương pháp này cần kiên nhẫn đợi kết quả.
Tắm bằng lá khế chua
Lá khế chua có tính bình, vị chua nhẹ nên có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và giải độc. Loại lá này đang được nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh về da và mề đay cũng không ngoại lệ. Trong y học hiện đại, lá khế chua được biết đến với tính sát trùng, kháng viêm. Do đó, rất hiệu quả trong việc giảm tổn thương do mề đay gây ra trên da.
Vì thế, hiện nay lá khế chua đang được dùng để tắm trị mề đay. Như vậy sẽ giúp giảm ngứa ngáy và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Các bạn có thể thực hiện theo các bước như dưới đây:
- Bước 1: Dùng một nắm lá khế chua rồi rửa sạch và đun sôi cùng ½ thìa muối hạt.
- Bước 2: Đợi nước nguội vừa tắm hoặc pha cùng nước lạnh.
Hi vọng với những nội dung trong bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc bé yêu. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc bé nổi mề đay có được tắm không thì có thể để lại Comment để được Fons care giải đáp chi tiết.
Có thể bạn quan tâm: Nổi mề đay bao lâu thì hết?
SỮA TẮM THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH LÀN DA BÉ
Da của bé đang nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, vì vậy lúc này tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược là an toàn nhất. Mách mẹ sữa tắm thảo dược Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành và có nhiều ưu điểm đáng nói:
CHĂM SÓC DA BÉ TOÀN DIỆN
- Saponin trong bồ hòn, bồ kết nhẹ nhàng làm sạch da và tóc.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, trà xanh, tía tô… hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Tinh dầu chanh sả ngăn ngừa côn trùng tấn công, bảo vệ bé khi thời tiết giao mùa, cho bé giấc ngủ ngon lành.
AN TOÀN
- 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, không chất tẩy rửa, dưỡng da hóa chất, không chất làm màu nhân tạo, không corticoid.
- Chỉ số pH = 5~6 phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm gắt gao đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Sản phẩm có thể thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… mà không sợ bị kích ứng.
TIỆN LỢI
- Công dụng 2 trong 1: Vừa tắm – vừa gội, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
- Thể chất ở dạng gel tiện lợi khi sử dụng, tránh gây lãng phí so với các loại nước tắm baby pha sẵn khác.
*** Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.