Nhắc tới bệnh eczema, những người đã trải qua đều cảm thấy “ám ảnh” bởi những cơn ngứa ngáy khủng khiếp. Eczema thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy bệnh eczema là bệnh gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Mục lục
Bệnh eczema là bệnh gì?
Khi thời tiết chuyển mùa, nhiều người gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu, trên da xuất hiện nhiều mụn nước. Chúng mọc chủ yếu thành từng mảng khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy cả một vùng. Đó là dấu hiệu của bệnh Eczema. Vậy bệnh eczema là bệnh gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, eczema hay còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh chàm. Đây là tình trạng lớp nông của da bị viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi khi thời tiết giao mùa. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lúc này, vùng da bị tổn thương sẽ trở nên sần sùi và rỉ máu trông giống mồm con đỉa khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp.
Theo thống kê ở nước ta, tỉ lệ người mắc bệnh eczema khá cao. Hàng năm cứ 100 người đến khám tại bệnh viện da liễu thì có tới 20 người bị bệnh chàm, tức là chiếm khoảng 20% tổng số người bệnh. Eczema khó có thể điều trị dứt điểm, cần sự quyết tâm và kiên trì của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Eczema
Ngoài khái niệm bệnh eczema là bệnh gì thì bạn cũng nên lắng nghe cơ thể để sớm nhận biết bệnh. Khi mới bắt đầu xuất hiện, triệu chứng của eczema thường không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan. Người bệnh chỉ cảm thấy vùng da trên cơ thể bị ngứa ngáy, nổi nhiều mụn nước, các nốt mụn mọc thành cụm.
Khi vỡ, chúng sẽ tiết ra dịch vàng. Đến khi khô lại đóng thành vảy bong tróc lớp ngoài, để lộ vùng da non sẫm màu hơn bình thường. Tình trạng bệnh liên tục tái diễn khiến da trở nên sần sùi, thô cứng gây mất thẩm mỹ. Bệnh eczema được thành 4 thể lâm sàng với các biểu hiện và dấu hiệu như sau:
Bệnh eczema thể cơ địa
Bệnh eczema thể cơ địa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh do di truyền từ đời trước. Tức là bố mẹ, ông bà bị bệnh eczema thì đến đời con cái cũng có khả năng bị. Khi mắc bệnh, trên da mặt, 2 bên khủy tay của trẻ xuất hiện nhiều mảng đỏ, nổi mụn nhiều, thành cụm khiến bé ngứa ngáy dữ dội, quấy khóc.
Bệnh eczema thể tiếp xúc
Thể bệnh này thường gặp ở những người có da dễ nhạy cảm. Khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với với các hoá chất, bụi bẩn, lông chó, mèo…da sẽ bị kích ứng. Bệnh xảy ra khá đột ngột và có nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn.
Ngoài những biểu hiện trên, vùng da bị tổn thương có thể sưng phù lên, đỏ, sung huyết, nổi nhiều mụn nước và tiết dịch vàng. Khi hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Bệnh Eczema thể da dầu
Những người có thể trạng da dầu rất dễ gặp các vấn đề về da, trong đó có bệnh eczema. Những vùng da dễ bị tổn thương do bệnh thường ở những vị trí có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như: trên đầu, mặt, nách, bẹn…
Thể trạng bệnh này thường gặp chủ yếu ở người trưởng thành. Do tuyến mồ hôi của lớp người này đã phát triển ở mức tối đa. Khi bị bệnh, vùng da bị tổn thương xuất hiện nhiều vảy, đỏ ửng, ngứa ngáy khó chịu. Nếu xuất hiện trên đầu sẽ khiến tình trạng gàu nặng hơn.
Bệnh Eczema thể đồng tiền
Eczema thể đồng tiền hay còn được gọi với tên khoa học là Nummular Eczema. Khi mắc bệnh, vùng da bị tổn thương có hình Ivan hoặc hình tròn trông giống đồng xu. Giải đoạn đầu, người bệnh chỉ thấy nhiều mụn nước, tiết dịch và gây ngứa. Sau dần các nốt mụn vỡ ra đóng thành vảy, bong tróc, có rãnh sâu, rỉ máu. Thể bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở mặt trước của cẳng tay và mu bàn tay/chân.
Nguyên nhân gây bệnh eczema là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh eczema. Chúng được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính là do các yếu tố nội giới, ngoại giới và cơ địa bị dị ứng. Cụ thể như sau:
Eczema do các yếu tố nội giới
- Stress: Một trong những nguyên nhân gây bệnh eczema là do yếu tố tâm lý của mỗi người. Khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát sinh nhiều bệnh tật. Trong đó có bệnh eczema.
- Di truyền: Theo nghiên cứu y học, tỉ lệ người mắc eczema lên đến hơn 50%. Nghĩa là, nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ mắc căn bệnh này thì nguy cơ di truyền cho con cháu rất cao.
- Ngoài ra, rối loạn chức năng thần kinh, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây eczema.
Yếu tố ngoại giới
- Người mắc các bệnh lý ngoài da: Theo nghiên cứu, những người sau khi mắc các bệnh lý ngoài da như: nấm, ghẻ, viêm da…có thể nhiễm thứ phát eczema. Một số người bị HIV, hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần đi cũng phát sinh bệnh lý eczema.
- Sử dụng thuốc tây quá liều: Như đã trình bày ở trên, bệnh eczema rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Vì vậy, nếu tự ý sử dụng các loại thuốc tây nhiều, bôi quá liều có thể khiến bệnh eczema nặng thêm.
- Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi để các loại virut, vi khuẩn phát triển gây nên nhiều bệnh. Cộng thêm việc không giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ là nguyên nhân gây bệnh eczema.
Người có cơ địa dị ứng
Nhóm người có cơ địa dị ứng rất dễ mắc bệnh eczema. Đặc biệt khi họ tiếp xúc gần với các dị nguyên như: môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn, lông chó, lông mèo, phấn hoa…sẽ rất dễ mắc bệnh. Các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nặng hơn nếu người mắc tiếp xúc với các di nguyên trong thời gian dài. Vì thế, nếu chẳng may mắc eczema, bạn nên tránh xa chúng để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Cách chữa bệnh eczema tại nhà
Bệnh eczema không nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn có thể tự khắc phục tình trạng bệnh tại nhà. Tùy vào tổn thương và cơ địa của mỗi người để tìm ra giải pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách làm đơn giản nhất giúp bạn sớm đẩy lùi bệnh:
Lá trầu không chữa bệnh eczema hiệu quả
Từ lâu, lá trầu không vốn được xem là “khắc tinh” của một số bệnh về da liễu. Bệnh eczema cũng không ngoại lệ. Theo nghiên cứu, trong lá trầu có chứa rất nhiều hoạt chất như: phenol, chavicol, betel, vitamin, axit amin…các chất này có khả năng kháng khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm rất tốt. Để làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh eczema, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị khoảng 100g lá trầu không. Đem đi rửa sạch, để ráo.
- Cho vào nồi 1 lít nước cùng lá trầu không đã chuẩn bị sẵn.
- Đung sôi trong khoảng 10 phút, tắt bếp và để nguội.
- Gạn phần nước ra chậu. Dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương mỗi ngày.
Mẹo chữa bệnh eczema bằng lá ổi
Ổi là loài cây rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Ngoài cho quả ăn, thân và lá cây cũng có rất nhiều công dụng. Theo y học cổ truyền, trong lá ổi có chứa các chất giúp giải độc, cầm máu, tiêu viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Vì thế, sử dụng lá ổi để làm giảm triệu chứng của bệnh eczema được coi là giải pháp thiên nhiên, an toàn. Để thực hiện bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị một nắm lá ổi tươi, đem rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
- Cho vào nồi 2l nước cùng với lá ổi.
- Đun sôi cho đến khi các dược liệu trong lá ổi tiết ra nước.
- Sử dụng nước nấu lá ổi khi còn ấm để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do eczema.
- Phần bã có thể dùng để chà nhẹ lên vùng da đó, giúp cho các vảy tiết nhanh bong và nhanh lành.
Hồ nước chữa eczema
Sử dụng hồ nước để bệnh eczema sớm thuyên giảm là cách làm được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ. Dung dịch hồ nước có thể xoa dịu cơn ngứa, làm mát da, giúp các tổn thương trên da nhanh lành. Các bước thực hiện như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương do bệnh eczema
- Dùng bông gòn nhúng thuốc, rồi thoa nhẹ vào vùng da bị bệnh
- Thực hiện bôi thuốc ngày 2-3 lần hoặc làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.
Trên đây là chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Bệnh eczema là bệnh gì”. Cùng với đó là những cách điều trị đơn giản, tại nhà. Hi vọng bạn đã kịp ghi nhớ để eczema không còn là nổi ám ảnh mỗi ngày nữa. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!