Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là ở trẻ em. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe của trẻ. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có tái phát không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.
[TOC]
Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng do các virus thuộc họ enterovirus gây ra. Bệnh thường gặp nhất là vào mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) và mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 12). Thời gian ủ bệnh hay khoảng thời gian giữ thời gian bị nhiễm và khởi phát các triệu chứng thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Trẻ bị tay chân miệng thường có các triệu chứng như:
- Ban đầu có thể là sốt, đau họng kèm theo biếng ăn
- Một hoặc hai ngày sau khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước có thể xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông. Mụn nước này có thể gây ngứa và khó chịu cho trẻ.
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, các vết loét và mụn nước có thể tự khỏi trong 1 tuần hoặc lâu hơn. Trong các trường hợp bệnh nặng hơn, vết loét miệng hoặc tình trạng đau họng khiến trẻ không ăn uống được, hoặc các dấu hiệu và triệu chứng xấu đi, mẹ nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải nếu mẹ không chữa trị cho bé kịp thời:
- Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy. Trẻ thường rung giật cơ, bứt rứt, ngủ gà, hôn mê.
- Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch.
Xem thêm: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng có lây nhiễm như thế nào?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn người lớn. Virus có thể tấn công người lành thông qua các con đường như:
- Tiếp xúc với người bệnh
- Tiếp xúc với đồ vật của người bệnh
- Qua phân của người bệnh
- Qua đường không khí: thông qua ho và hắt hơi hắt hơi
Đực biệt, trẻ nhỏ hay đưa tay vào miệng, ngậm mút đồ chơi là con đường lây truyền thuận lợi nhất. Khi bị lây truyền ra bên ngoài, virus có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, vật dụng cá nhân, đồ chơi, sàn nhà, quần áo…
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có tái lại không?
Bệnh tay chân miệng có khả năng tái lại sau khi trẻ đã hỏi bệnh hay không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn hoàn toàn có thể mắc tái lại. Mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể của trẻ chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, do đó có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm loại virus khác thuộc nhóm enterovirus. Vì vậy, trẻ đã từng bệnh tay chân miệng hoàn toàn có nguy cơ tái nhiễm. Tất cả những người tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Khi trẻ bị tái lại bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần làm gì?
Với những trẻ bị tái lại bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ có mụn nước và loét miệng, mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn sau đây:
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Không cho trẻ ăn các loại thức ăn cứng, đồ ăn có vị chua, cay.
- Khi bé bị sốt, mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau bằng paracetamol. Trẻ bị sốt cao thường bị mất nước, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho trẻ.
- Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ làm được.
- Để tránh lây lan của bệnh tay chân miệng, người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn và cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang những trẻ xung quanh.
- Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được để riêng và ngâm bằng dung dịch sát khuẩn.
- Khi vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng, mẹ cần tắm rửa cho bé nhẹ nhàng bằng sữa tắm từ thảo dược thiên nhiên lành tính.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để khi có dấu hiệu thất thường có thể ứng biến kịp thời.
Đọc thêm: Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng những gì?
Cách phòng bệnh tay chân miệng tái phát cho trẻ
Nhằm phòng tránh bệnh tay chân miệng tái lại và đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo lời khuyên từ các bác sĩ dưới đây:
Rửa tay thường xuyên
Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất là giữ gìn cơ thể sạch sẽ đặc biệt là tay. Các bác sĩ khuyến nghị cần có thói quen rửa tay cẩn thận bằng nước ấm và xà phòng trong 20 giây có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc tay chân miệng.
Đặc biệt, bàn tay cần được vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, trước khi ăn và chế biến món ăn cho trẻ, hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Các bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên.
Vệ sinh đồ chơi và dụng cụ ăn uống cho trẻ thường xuyên
Trẻ em thường có thói quen đưa đồ chơi vào miệng. Vì vậy, mẹ cần rèn cho trẻ bỏ thói quen xấu này và thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng nước ấm và các dung dịch sát khuẩn. Đối với thú nhồi bông, mẹ cần giặt giữ sạch sẽ và phơi ngoài trời nắng để tiêu diệt vi khuẩn.
Ngoài ra, quần áo, drap trải giường, chăn màn cũng cần được giặt bằng xà phòng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Ăn chín, uống sôi
Mẹ cần thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi cho bé và đảm bảo các dụng cụ ăn uống, nấu nướng, chén bát được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Đồng thời, mẹ tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ hay cho cho trẻ ăn bốc.
Cách ngăn ngừa bệnh lây lan
Để ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan bệnh tay chân miệng cho những trẻ xung quanh, các bố mẹ cần có các biện pháp:
- Dạy trẻ cách che miệng, mũi khi hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Mọi người nên rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với khăn giấy đã sử dụng hoặc chất nhầy từ trẻ mắc bệnh, có thể thay luôn quần áo mới để tránh lây nhiễm.
- Rửa sạch tay sau khi thay tã. Các bố mẹ có thể làm lan truyền virus sang những bề mặt đồ vật khác do chạm tay lung tung sau khi tiếp xúc với phân hay các dịch tiết khác.
- Rửa sạch và khử trùng các đồ chơi có thể tiếp xúc với nước bọt của trẻ nhiễm bệnh.
- Không chia sẻ thức ăn, đồ uống và dùng chung các vật dụng cá nhân như dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn tắm với trẻ đang mắc bệnh.
- Cần có biện pháp để cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với những trẻ xung quanh. Không để trẻ bình thường tiếp xúc gần như ôm, hôn, chia sẻ đồ chơi với trẻ bệnh vì virus có khả năng lây truyền nhanh chóng qua các tiếp xúc gần.
- Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt mà bé tiếp xúc thường xuyên để tránh sự lây nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp các thắc mắc bệnh tay chân miệng có tái lại không? Để ngăn ngừa bệnh tái phát, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho bé theo lời khuyên của các bác sĩ.