Fonscare Baby

An lành từ thiên nhiên

An lành

từ thiên nhiên

hotline

Hotline

090 207 5968
Giỏ hàng ( 0 SP)

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0 đ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Chia sẻ
    • Chăm sóc bé
    • Thảo dược
    • Kiến thức da cơ bản
    • Chăm sóc tóc và da đầu
  • Hỏi đáp
  • Điểm bán
  • Liên hệ
Trang chủ » Kiến thức da cơ bản

Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa là gì? Đây là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Cần xác định đúng nguyên nhân để điều trị bệnh đem lại hiệu quả cao nhất. Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh tổ đỉa. 

Mục lục

  • Giải đáp: Bệnh tổ đỉa là gì?
  • Các triệu chứng điển hình
  • Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?
    • Do di truyền
    • Do sức đề kháng yếu
    • Do dị ứng
    • Do môi trường sống không đảm bảo
    • Do căng thẳng, mệt mỏi
  • Cách điều trị tổ đỉa tại nhà
    • Sử dụng nước muối
    • Sử dụng lá trầu không
    • Chữa bệnh tổ đỉa bằng gừng tươi
    • Dùng nước cốt chanh chữa tổ đỉa
  • Một số loại đồ ăn nên tránh khi bị tổ đỉa

Giải đáp: Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là gì? Đây là căn bệnh viêm da cơ địa, hình thành nhiều mụn nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Kích thước mụn không quá lớn, dao động từ 1mm đến 2mm nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin. Bệnh tổ đỉa là một thể lâm sàng của eczema, khi mắc phải, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Thời gian bị tổ đỉa là khoảng 1 tháng tùy vào từng thể trạng.

Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?
Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?

Tổ địa là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng tỉ lệ tái phát lại rất cao. Chính vì thế, bạn cần điều trị đúng lúc, kịp thời để tránh làm làn da bị tổn thương. Dưới đây là một số thể bệnh phổ biến nhất:

  • Tổ địa thể đơn giản: Thể bệnh này nhiều người mắc phải nhất. Các tình trạng ngứa ngáy, mụn nước thường kéo dài tầm 3 đến 4 tuần.
  • Tổ địa bọng nước: Trên bàn tay và bàn chân xuất hiện bọng nước, kích thước tầm hạt ngô. Nguyên nhân là do da bị dị ứng hóa chất.
  • Tổ đỉa nhiễm khuẩn: Loại này có dạng gần giống thể đơn giản nhưng trên da lại xuất hiện thêm mụn mủ.
  • Tổ đỉa dạng khô: Tổ địa dạng khô thường sẽ không có mụn nước khu trú. Nhìn bên ngoài gần giống biểu hiện của bệnh eczema, da tróc vảy và khô. Bệnh nặng nhất vào mùa xuân.

>>> Có thể bạn chưa biết: Tổng hợp hình ảnh viêm da cơ địa đầy đủ và chi tiết nhất

Các triệu chứng điển hình

Bản chất là một căn bệnh viêm da, tổ đỉa hay bị nhầm lẫn với một vài bệnh như eczema, dị ứng, nổi mề đay… Thực tế, triệu chứng bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào từng mức độ. Để xác định xem có bị tổ đỉa hay không, cần dựa vào những biểu hiện dưới đây:

  • Mụn nước màu trắng li ti xuất hiện, kích thước dưới 3mm. Mụn tập trung thành từng mảng, nhiều nhất là ở kẽ ngón chân, ngón tay, mu bàn tay hoặc mu bàn chân.
  •  Xuất hiện các mụn nước đục nằm sâu trong bề mặt da và khó vỡ.
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu tại vùng mọc mụn. Khi gãi, mụn vỡ gây nên tình trạng đau rát.
  • Mụn nước lan rộng trên cơ thể gây sốt cao.
  • Móng chân, móng tay xuất hiện tình trạng dày, cứng và đóng vảy.
  • Người bệnh tổ đỉa khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa sẽ bị xót hoặc ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?

Bệnh tổ đỉa là gì? Thông qua những thông tin trên đây, bạn cũng đã phần nào hiểu hơn về căn bệnh này. Tổ đỉa hình thành là do các nguyên nhân dưới đây.

Do di truyền

Có thể bạn không biết một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tổ đỉa đó chính là do di truyền. Theo đó, nếu người thân của bạn từng có người mắc bệnh thì tỉ lệ bạn bị tổ đỉa là khá cao. Tỉ lệ này chiếm khoảng 50%. Các triệu chứng xuất hiện thường thuộc thể tổ đỉa đơn giản, khỏi bệnh sau 3 tuần đến 1 tháng.

Tổ đỉa xuất hiện có thể là do di truyền từ người thân trong gia đình
Tổ đỉa xuất hiện có thể là do di truyền từ người thân trong gia đình

Do sức đề kháng yếu

Một cơ thể cường tráng, việc mắc phải các căn bệnh ngoài da sẽ rất thấp. Ngược lại, sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc tổ đỉa là rất cao. Nhất là đối với những bệnh nhân gan, thận, tiểu đường hay người mắc HIV dễ bị bệnh hơn. Hệ miễn dịch của các đối tượng này yếu, các vị khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây nên các bệnh về da.

Do dị ứng

Tổ đỉa là do nguyên nhân nào gây nên? Đó là do bạn bị dị ứng bởi xà phòng, các loại chất tẩy rửa mạnh. Khi thời tiết thay đổi, vi khuẩn xâm nhập gây viêm da cơ địa. Biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ tại vùng bàn tay và bàn chân. Mụn lan ra nhanh chóng và gây khó chịu.

Do môi trường sống không đảm bảo

Nguyên nhân tiếp theo là do môi trường sống của bạn không đảm bảo vệ sinh. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển mạnh, gây hại cho da. Chính vì thế ngoài việc chăm sóc thân thể sạch sẽ, bạn cần dọn dẹp và vệ sinh môi trường sống hàng ngày, tránh để bụi bẩn dính lên da.

Do căng thẳng, mệt mỏi

Nguyên nhân cuối cùng chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này đó là do bạn quá căng thẳng, mệt mỏi, phát sinh ra bệnh tổ đỉa. Cuộc sống với nhiều nỗi lo toan, áp lực có thể đến từ nhiều phía như gia đình, công việc, các mối quan hệ xã hội… Khi cơ thể bị căng thẳng quá lâu, tâm lý không ổn định làm giảm sức đề kháng. Vi khuẩn theo đó sinh sôi và phát triển mạnh.

Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc lâu ngày cũng có thể hình thành nên bệnh tổ đỉa
Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc lâu ngày cũng có thể hình thành nên bệnh tổ đỉa

Cách điều trị tổ đỉa tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều cách để tình trạng bệnh thuyên giảm. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi chứa corticoid, thuốc bôi chứa acid salicylic, thuốc kháng nấm, thuốc bôi kháng sinh… Trước khi dùng, nên hỏi thăm ý kiến của các chuyên gia y tế để biết thêm. Ngoài ra, cách tốt nhất là sử dụng các mẹo dân gian vừa an toàn, vừa lành tính dưới đây để điều trị bệnh.

Sử dụng nước muối

Bị tổ đỉa có thể dùng nước muối để điều trị. Cách này được áp dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, mụn ít và chưa lây lan rộng. Muối không chỉ dùng trong các công thức nấu ăn mà còn chữa được nhiều bệnh ngoài da. Khi dùng chữa tổ đỉa, bạn làm như sau:

  • Nguyên liệu: 1 nắm muối hạt to, khăn xô.
  • Thực hiện: Rang nắm muối đã chuẩn bị trên bếp với lửa vừa phải. Đến khi muối nóng, bạn tắt bếp và đổ ra khăn xô, cuộn lại cho gọn. Dùng khăn xô chứa muối rang đắp lên vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày đến khi bệnh khỏi hẳn thì thôi.

Lưu ý trước khi đắp cần vệ sinh vùng da bị viêm thật sạch sẽ, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.

>>> Xem thêm: Điểm danh 5 cách chữa tổ đỉa bằng muối hiệu quả tại nhà

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa đem lại hiệu quả cao. Trong lá có chứa nhiều tinh dầu với tác dụng giảm sưng, tiêu viêm. Cách thực hiện như sau:

Sử dụng lá trầu không để chữa bệnh tổ đỉa đem lại hiệu quả nhanh chóng
Sử dụng lá trầu không để chữa bệnh tổ đỉa đem lại hiệu quả nhanh chóng
  • Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không, nước sạch.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không và chuẩn bị một nồi nước sạch đun trên bếp. Đổ lá trầu không vào đun cùng đến khi sôi được tầm 10 phút thì tắt bếp, để nguội. Tắm hàng ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng gừng tươi

Gừng là loại nguyên liệu tự nhiên mang nhiều dưỡng chất, sử dụng để nấu ăn hoặc chữa bệnh. Đặc biệt, nguyên liệu này rất lành tính, chữa tổ đỉa đem lại hiệu quả cao, không để lại biến chứng. Bạn thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng và 2 lít nước.
  • Thực hiện: Thái củ gừng đã chuẩn bị thành những lát mỏng. Đổ nước vào nồi, đun trên bếp và cho gừng vào đun cùng. Đến khi nước sôi tầm 15 phút, bạn tắt bếp để nguội. Dùng nước gừng ngâm chân và tay vùng bị tổ đỉa mỗi ngày.

Dùng nước cốt chanh chữa tổ đỉa

Khi bị mắc tổ đỉa, không cần quá lo lắng, bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh để trị bệnh. Trong chanh có chứa nhiều axit, giúp vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, cải thiện tình trạng nhiễm trùng. Các bước thực hiện vừa đơn giản, vừa không tốn nhiều thời gian:

Dùng nước cốt chanh pha thêm với nước lọc, đắp lên vùng da bị tổ đỉa để chữa bệnh
Dùng nước cốt chanh pha thêm với nước lọc, đắp lên vùng da bị tổ đỉa để chữa bệnh
  • Nguyên liệu: 1 quả chanh và nước sạch.
  • Thực hiện: Chanh cắt đôi, vắt lấy nước. Đổ thêm một chút nước vào và khuấy đều. Đắp nước cốt chanh lên trên vùng da bị tổ đỉa. Mỗi ngày thực hiện một lần.

Một số loại đồ ăn nên tránh khi bị tổ đỉa

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, đồ ăn dung nạp vào cơ thể cũng phải đúng loại, đầy đủ dinh dưỡng nhưng không gây kích ứng da. Đặc biệt, cần phải kiêng những loại thực phẩm dưới đây:

  • Hải sản: Trong hải sản thường chứa nhiều histamine, chất đạm làm hình thành các phản ứng viêm. Bệnh nhân tổ đỉa không nên dùng những món ăn có chứa mực, tôm, cua…
  • Các món ăn nhiều gia vị: Món ăn chứa nhiều mù tạt, ớt, tiêu… cần tránh. Chúng mang tính cay nóng, làm xuất hiện triệu chứng sưng da, ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Món ăn nhiều muối và đường: Bị tổ đỉa cần kiêng các món nhiều đường, muối. Chúng làm mụn nước lây lan nhanh chóng, gây ngứa ngáy. Bệnh nhân nên tránh ăn bánh, kẹo, nước ngọt, nước có ga… Khi nấu ăn cũng không được cho nhiều muối.
  • Rượu, bia, chất kích thích: Bệnh tổ đỉa cần phải tránh sử dụng các loại rượu, bia, chất kích thích. Khi vào cơ thể, chúng làm suy giảm miễn dịch, suy giảm sức đề kháng, hồi phục lâu hơn.

Bệnh tổ đỉa là gì? Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị đem lại hiệu quả cao nhất. Cần lưu ý giữ gìn vệ sinh thân thể cho thật sạch sẽ, tránh ăn các loại đồ ăn gây kích ứng để bệnh nhanh khỏi hơn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc!

mua-Modalert-200

Đặt mua - Fons Care Baby

Tác giả: BTV Nguyên Phượng - 06/26/2021
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

  • Bé bị nổi rôm ở mặt có nguy hiểm không và cách điều trị?

  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có tái phát không?

  • Trẻ bị chốc lở nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

  • Bé bị chốc lở đầu, cách nhận biết và điều trị

  • Trẻ bị dị ứng thời tiết, tắm lá gì cho bé nhanh khỏi?

Bài viết nên xem

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?

Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?

Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?

Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?

Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

Videos

Video chia sẻ của chị Duyên – HCM

  • Video Chị Hà -Hải Dương
  • Chia sẻ của chị Trang về Sữa tắm gội Thảo dược Fons Care Baby – An Lành, Dịu Nhẹ 100% thiên nhiên
  • Sữa tắm gội 100% Thảo dược thiên nhiên Fons Care Baby An lành – Dịu nhẹ

Câu hỏi thường gặp

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

  • Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
  • Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?
  • Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?
  • Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM LA FON VIỆT NAM

Fons Care Baby – Thảo dược thiên nhiên cho bé

Liên Hệ
  • Hotline: 090 207 5968
  • Địa chỉ: số 21A, Lô 1, KĐT Đền Lừ 1, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Email: info@lafonpharma.vn

Chính sách

  • Chính sách mua hàng và thanh toán
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
Fanpage

Copyright © 2021 Fonscare All rights reserved

↑