Lần đầu làm mẹ chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ mỗi khi tắm cho bé, dù bé chưa rụng rốn hãy đã rụng rốn. Thực chất việc tắm cho bé sơ sinh đã rụng rốn không hề khó, tuy nhiên nếu không biết tắm đúng cách có thể gây ra một số nguy hại ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhằm đảm bảo an toàn và giúp mẹ chăm sóc bé một cách đúng đắn, ở bài viết dưới đây Fonscare.vn sẽ hướng dẫn mẹ tắm cho bé sơ sinh đã rụng rốn đúng cách. Các mẹ có thể tham khảo để trực tiếp tắm cho bé yêu của mình nhé.
Mục lục
Lựa chọn bồn tắm thích hợp cho trẻ sơ sinh
Lựa chọn bồn tắm phù hợp với bé có thể giúp nâng đỡ phần đầu và cổ của trẻ mỗi khi tắm. Các mẹ lưu ý cần chọn chậu tắm cho bé sao cho: Kích thước chậu tắm phải vừa với cơ thể trẻ, không quá sâu và không quá rộng tránh để trẻ bị chìm xuống mỗi khi tắm đồng thời cũng để nước có thể ngập xung quanh bé. Bạn có thể lựa chọn thêm một khung giá đỡ bé, điều này giúp bé cảm thấy thoải mái và an toàn hơn mỗi khi tắm.
Chuẩn bị trước khi tắm cho bé
Trước khi tắm cho bé, mẹ nên cần nhớ phải chuẩn bị trước mọi thứ. Vì nếu mẹ phải đi tìm đồ tắm cho bé lúc này mà không theo dõi cẩn thận sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, việc mẹ mải tìm đồ còn kéo dài thời gian tắm, khiến bé dễ bị cảm lạnh hơn do ngâm nước quá lâu. Một số vật dụng bạn cần chuẩn bị cho bé trước khi tắm như sau:
- Về phòng tắm: Đảm bảo phòng kín, tránh gió lùa, nhiệt độ phòng từ 36 – 37 độ C.
- Nước tắm: Chuẩn bị nước ấm cho dù là mùa đông hay mùa hè để đảm bảo cho sức khỏe của bé tốt nhất. Nhiệt độ nước phù hợp để tắm cho bé từ 35 – 38 độ C và mực nước đổ đầy từ 5 – 8cm.
- Dụng cụ tắm: Chuẩn bị 2 chậu tắm, 2 khăn tắm, sữa tắm dành riêng cho bé, quần áo, gáo múc nước, kem chống hăm, dụng cụ sát trùng, nước muối sinh lý…
Các bước tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn
Tắm cho bé sơ sinh đã rụng rốn bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lau sạch vùng sinh dục rồi đến hậu môn cho bé trước khi tắm. Sau đó, cởi bỏ quần áo, mũ, bao tay, bao chân cho bé và quấn bé trong một khăn tắm sạch và ấm.
Bước 2: Rửa mặt cho bé
- Bế bé trên tay theo đúng tư thế bằng cách cánh tay mẹ đỡ lưng bé, bàn tay mẹ đỡ đầu bé.
- Lấy một cái khăn sạch nhúng nước, vắt khô và lau mặt cho bé theo thứ tự mắt, mũi, tai, miệng.
Bước 3: Tắm toàn thân cho bé
- Đặt bé vào bồn tắm, lấy khuỷu tay để đỡ phần lưng, cổ và đầu của bé sau đó đặt bé sâu xuống đáy bồn tắm. Một tay vẫn dùng để nâng đỡ bé, một tay còn lại massage và dùng khăn để làm sạch cơ thể cho bé.
- Vệ sinh thật sạch phần bụng, chân tay, các phần nếp gấp. Sau đó, lau xuống phần chân và lau mông của bé, lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
Bước 4: Gội đầu
Bước cuối cùng trong quy trình tắm chính là gội đầu. Có nhiều bé cảm thấy sợ hãi với điều này nên bạn cần cẩn thận và làm thật nhẹ nhàng thực hiện như sau:
- Làm ướt tóc, cho sữa tắm gội vào khăn vải, đánh bọt và thoa đều lên tóc của bé
- Nhúng khăn vải thứ hai vào chậu nước sạch, vắt nhẹ và xả sạch lại đầu cho bé và lau khô tóc.
Lưu ý: Nếu tắm vào thời tiết lạnh, bạn nên rửa mặt và tắm thân mình trước cho bé sau đó quấn khăn giữ ấm cho trẻ rồi mới gội đầu sau. Gội đầu xong cần lau tóc bé thật khô và đội mũ để giúp bé tránh bị mất nhiệt.
Bước 5: Lau khô toàn thân
- Lau khô toàn thân cho bé, có thể thoa một lớp sữa dưỡng ẩm lên toàn thân và massage nhẹ để sữa thấm vào da. Bôi kem chống hăm tại các nếp gấp để tránh bị hăm da.
- Mặc quần áo cho bé, quấn tã, đeo bao tay, bao chân để giữ ấm cơ thể của bé.
Vệ sinh rốn, mắt, mũi, tai sau tắm
Mặc dù cuống rốn đã rụng, nhưng mẹ vẫn phải chăm sóc vùng rốn cho tới khi rốn của bé hoàn toàn lành hẳn. Sau khi tắm xong, mẹ cần làm sạch phần đáy rốn bằng cách lấy miếng bông hoặc gạc sạch thấm một chút cồn để sát khuẩn từ 1 – 2 lần.
Vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé bằng nước muối sinh lý. Với mắt và mũi, bạn nhỏ mỗi bên mắt, mũi một giọt nước muối sinh lý để làm sạch. Với tai, hãy lấy tăm bông thấm nước muối sinh lý và làm sạch phần vành tai cho bé, không được đưa vào bên trong lỗ tai như người lớn.
Tắm cho bé sơ sinh đã rụng rốn thật đơn giản phải không các mẹ. Các mẹ chỉ cần làm theo các bước trên là đã tắm rửa sạch sẽ cho bé, giúp bé cảm thấy thoải mái, ăn ngon và ngủ tốt hơn mỗi ngày.
Hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng
Ngay cả sau khi rốn rụng, cha mẹ cũng cần phải chú ý chăm sóc rốn cho bé thật đúng cách vì vết thương vẫn chưa lành hẳn nên dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Theo đó, các mẹ cần chăm sóc rốn cho bé bằng cách thực hiện như sau:
Giữ gốc rốn luôn sạch: Bạn cần vệ sinh gốc rốn một cách sạch sẽ cho bé bằng cách dùng gạc bông y tế hoặc vải sạch thấm ướt với nước sạch và lau nhẹ nhàng vùng rốn để loại bỏ các chất bẩn. Bạn không nên sử dụng thêm bất cứ loại xà phòng hay cồn rửa nào khác không phù hợp nào có thể gây kích ứng cho da bé.
Giữ gốc rốn luôn khô: Nhiều mẹ sợ rốn của bé bị cọ xát nên thường xuyên dùng băng để băng lại, nhưng điều này quả thực là sai lầm. Rốn của bé cần được “thở” nên sau khi rụng rốn cần được để hở vì không khí sẽ giúp rốn luôn khô thoáng.
Tắm cho bé sơ sinh: Khi tắm cho trẻ đã rụng rốn bạn có thể tắm cho bé một cách thoải mái mà không sợ nước vào trong rốn. Điều này giúp làm sạch rốn một cách hiệu quả nhất, nhưng bạn cũng cần lưu ý không nên cho rốn tiếp xúc với nước quá lâu, mỗi khi tắm xong cần phải lau thật khô rốn của bé.
Cẩn thận khi thay đổi tã: Nhiều mẹ mắc sai lầm thường mặc tã dán lên tới phần eo của bé. Tốt nhất, bạn cần gấp phần trước của tã xuống thấp hoặc nới lỏng phần eo để tránh tã cọ xát hoặc nước tiểu làm ướt rốn.
Chọn lựa quần áo phù hợp cho bé: Mẹ hãy chọn cho bé những trang phục rộng rãi và thoáng mát, tránh mặc quần áo chật, bó sát đặc biệt là dạng bodysuit vì chúng sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến rốn.
Để cho gốc rốn rụng tự nhiên: Gốc của rốn sẽ rụng khi khô, nên bạn không nên làm bất cứ điều gì mà tự ý bứt gốc rốn của bé ra. Điều này sẽ vô tình gây tổn thương đến rốn như chảy máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Chăm sóc rốn sau rụng – Khi nào cần lo?
Trong quá trình chăm sóc rốn cho bé sơ sinh sau khi rụng, nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây trẻ có thể gặp phải một số nguy hiểm:
- Rốn có mùi hôi và chảy mủ: Nếu bạn thấy rốn của trẻ có mùi hôi và thường chảy mủ vàng thì các mẹ cần đặc biệt chú ý. Vì đây là biểu hiện cho thấy rốn bị nhiễm trùng, cần đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Rốn bị đỏ: Nếu phần rốn và quanh rốn bị đỏ có thể là hiện tượng bình thường do da bị khô rát. Tuy nhiên, nếu vết đỏ vẫn còn và tiếp tục lan rộng xuống nghĩa là rốn đang gặp phải vấn đề, bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế để kiểm tra.
- Rốn chảy máu: Sau khi trẻ rụng rốn, có thể sẽ bị chảy chút máu và sẽ khỏi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bị chảy máu nhiều và khó cầm lại được bạn cần đưa bé yêu tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Sai lầm cần tránh khi tắm cho bé sơ sinh đã rụng rốn
Không phải ai cũng biết tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách. Nhiều mẹ thường mắc phải sai lầm khi tắm cho bé yêu nhưng không hề biết. Dưới đây là những sai lầm nên tránh mà rất nhiều cha mẹ mắc phải.
Tắm quá lâu
Vì muốn trẻ được sạch sẽ nên nhiều cha mẹ tắm cho trẻ trong thời gian khá lâu. Tuy nhiên, đây thực sự là sai lầm vì tắm quá lâu khiến da bé bị khô hơn, bong tróc và gây ảnh hưởng tới tiết bã nhờn của trẻ. Thời gian hợp lý để tắm cho bé là dưới 10 phút. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi nên tắm trong thời gian khoảng 5 phút.
Nhiệt độ nước tắm không phù hợp
Khi tắm cho trẻ sơ sinh, nếu dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể ảnh hưởng không tốt tới làn da nhạy cảm của bé. Nhiều cha mẹ chỉ cảm nhận bằng tay nhiệt độ trên bề mặt chậu trong khi nước ở mặt và đáy chậu là khác nhau. Do đó, khi pha nước tắm cần đảm bảo đủ độ ấm, khoảng từ 37 – 38 độ C là phù hợp nhất với bé, bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé trước khi tắm.
Kiêng tắm khi trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần đưa trẻ tới viện để khám kịp thời và có biện pháp điều trị. Bên cạnh đó, nên tắm cho trẻ để làm giảm nhiệt độ cơ thể và vệ sinh sạch sẽ làn da của bé. Nhiều cha mẹ kiêng tắm cho bé khi bị sốt, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Khi tắm cho bé bị sốt cũng cần lưu ý một số điểm như:
- Phòng tắm kín gió.
- Nhiệt độ nước thấp hơn cơ thể bé khoảng 2 độ C, không tắm nước quá lạnh có thể khiến bé bị sốc nhiệt.
- Tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 phút rồi lau khô người và mặc quần áo thông thoáng.
Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh
Khi tắm rửa cho bé, cha mẹ cần tránh chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con. Đối với bé gái, không được đưa sát tay để rửa bên trong và chỉ dùng nước thông thường. Không được sử dụng xà phòng hay các loại dung dịch tẩy rửa. Với bé trai không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật.
Không chuẩn bị đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ
Trước khi tắm cho bé, cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết như chậu, khăn, sữa tắm…Vì trong quá trình tắm, bạn để bé một mình trong phòng tắm và đi lấy đồ sẽ rất nguy hiểm với bé.
Tắm cho bé ở nơi thoáng gió
Đây là điều mà cha mẹ cần tránh, vì khi tắm ở nơi thoáng gió trẻ rất dễ bị lạnh, cảm ngay cả trong mùa hè nóng bức.
Cho bé ăn ngay sau khi tắm
Khi vừa tắm xong, các mạch máu ngoại biên giãn ra nên việc cung cấp máu trong cơ thể giảm xuống. Nếu cho bé ăn ngay sau đó, thức ăn chuyển tới hệ tiêu hóa khiến nhiệt độ cơ thể của bé giảm khiến bé cảm thấy lạnh hơn. Đây là lí do tại sao bạn không nên cho trẻ ăn ngay sau khi tắm, tốt nhất có thể cho con uống một chút nước ấm sau khi tắm.
Thời gian tắm quá muộn
Rất nhiều mẹ tắm cho con sau 16 giờ chiều, kể cả khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, thời gian tắm cho trẻ tốt nhất là từ 14 giờ đến trước 16 giờ mỗi ngày.Thời điểm thích hợp nhất là trước khi ngủ hoặc sau khi ăn 1 – 2 tiếng, để tránh khiến trẻ bị trớ hay giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
❎ Đọc phần trước: Bày mẹ cách tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn vừa an toàn lại đơn giản