Hăm da là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thời tiết nóng bức cộng thêm với việc đóng bỉm, tã cả ngày càng khiến hăm da dễ hình thành. Tuy bệnh hăm không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại khiến bé vô cùng khó chịu. Để giúp vùng da bị hăm của bé nhanh lành, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa hăm như sau để áp dụng tại nhà cho bé nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ
Hăm tã hay còn được gọi là phát ban tã, là tình trạng vùng da mặc tã bị phát ban. Hăm tã thường gặp trong những năm đầu đời của trẻ do làn da của bé còn rất mỏng manh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã, thường gặp là:
- Da bé nhạy cảm và kích ứng với chất liệu làm tã, khăn ướt, chất làm thơm tã hay xà phòng giặt đồ.
- Lạm dụng dùng phấn rôm cho bé, phấn rôm rất dễ làm bít tắc lỗ chân lông khiến việc thoát ẩm của da khó khăn gây hăm tã.
- Tã dùng cho bé thô ráp, chật gây chà xát mạnh vào da bé lâu ngày dẫn tới hăm da.
- Da bé bị ẩm ướt đặc biệt là những vùng da quanh bộ phận sinh dục tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hại dẫn tới hăm tã.
- Bé bị tiêu chảy kéo dài, cha mẹ vệ sinh cho bé chậm trễ tạo cơ hội cho nấm sinh sôi gây bệnh cho da.
Tuy hăm tã ở trẻ không quá nghiêm trọng nhưng lại khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, ngủ không ngon giấc…từ đó gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm mẹ nên biết
Cha mẹ phát hiện sớm bé bị hăm sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao và tránh những khó chịu cho bé. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã:
- Các vùng da bị hăm như: vùng da tiếp xúc với tã, bộ phận sinh dục, các ngấn đùi và mông nổi ửng hồng ở diện tích nhỏ.
- Khu vực da bị dị ứng có thể khô hoặc ướt.
- Nếu có xảy ra bội nhiễm vi trùng hay nấm thì vùng da bị hăm có thể bị sưng tấy tổn thương, da chảy mủ thậm chí rỉ dịch nhiều hơn.
- Mỗi lần bé đi tiểu hoặc mẹ lau rửa hoặc thay tã cho bé, bé thường khóc thét lên.
- Hăm tã gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé quấy khóc nhiều hơn, chán ăn, ngủ không sâu giấc.
Hăm tã được chia làm 5 cấp độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cha mẹ nên nắm rõ các giai đoạn của bệnh để biết cách xử lý kịp thời, vì mỗi cấp độ có cách chăm bé khác nhau.
- Mức độ 1 (nhẹ): Da bé ửng hồng diện tích khá nhỏ, trên da có thể xuất hiện mụn nhỏ li ti ở quanh khu vực da tiếp xúc với tã. Tuy nhiên, da vẫn khô ráo và không bị ẩm ướt.
- Mức độ 2: Da của bé có xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích nhỏ, tuy nhiên chúng xuất hiện nhiều và nằm rải rác trên da của bé.
- Mức độ 3 (trung bình): Những vết hăm lan rộng, các nốt mẩn đỏ trên da xuất hiện. Các vết hăm đậm hơn, rõ ràng và dày đặc.
- Mức độ 4: Các vết hăm rõ và nhiều hơn, có thể xuất hiện nốt sẩn ở trên da bé. Các nốt này hơi sưng, đôi khi xuất hiện cả mụn mủ.
- Mức độ 5 (nặng): Các vết hăm xuất hiện với diện tích lớn hơn, da có màu đỏ nặng kèm sưng và phù nề. Các vết sần xuất hiện mủ, nguy cơ cao gây viêm da nặng cho bé.
9 mẹo trị hăm tã cho bé tại nhà an toàn, dứt điểm
Phần lớn các trường hợp bị hăm tã có thể điều trị tại nhà. Một số mẹ áp dụng cách “thả rông” cho bé cả ngày để làn da của bé trở nên khô thoáng. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn không phải ai cũng có thời gian để theo sát bé cả ngày. Các mẹ có thể tham khảo một số cách chữa hăm tã cho bé theo kinh nghiệm dân gian dưới đây nhé.
Lá trầu không trị hăm tã
Lá trầu không vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Với khả năng tiêu viêm, sát trùng hiệu quả nên nhiều mẹ dùng lá trầu không để chữa hăm tã cho bé. Các mẹ thực hiện theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không, chọn lá còn xanh mướt, không bị dập, úa hay sâu.
- Rửa sạch lá trầu không, cho vào nồi đun sôi rồi để nguội.
- Dùng khăn nhúng vào nước trầu không đã nguội và thấm lên các nếp gấp hay vùng da bị hăm của bé.
Bạn nên làm liên tục trong 1 tuần, ngày khoảng 3 lần tình trạng hăm tã ở bé sẽ được cải thiện rõ rệt.
Trị hăm cho bé bằng lá khế
Lá khế có tính mát, lành tính nên thường dùng để trị rôm sảy, dị ứng hay chữa hăm cho trẻ sơ sinh.
Các mẹ thực hiện như sau:
- Chọn lá khế chua còn xanh, không quá non hay quá già, lá không được sâu.
- Rửa sạch lá khế để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại, sau đó để ráo
- Giã nát lá khế với chút muối và cho vào nồi đun sôi với nước
- Chắt lấy nước và để nguội bớt.
- Giặt khăn sạch trong nước lá khế và thấm nhẹ nhàng lên vùng da của bé bị hăm.
Khi áp dụng cách này, các mẹ cần lưu ý không nên để khăn ngấm sũng nước. Vì quá nhiều nước khi thấm vào vùng da bé bị hăm càng khiến vết hăm bị lở loét, khiến vùng da bị hăm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Lá trà xanh trị hăm tã
Để trị hăm cho bé, một số mẹ dùng nước trà xanh để vệ sinh vùng da bị hăm của bé. Trong trà xanh có chứa tinh chất tannin có trong trà giúp da của bé khô thoáng, phục hồi những vùng da bị tổn thương.
Mẹ có thể thực hiện theo 2 cách như sau để trị hăm cho bé:
- Trà túi: Mẹ có thể đặt 1 túi trà khô vào tã hay bỉm của bé giúp da của bé khô thoáng hơn, cải thiện các tổn thương da.
- Trà xanh: Mẹ có thể dùng nước trà xanh để vệ sinh vùng da bị hăm của bé. Hoặc nấu nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch.
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa
Dầu dừa nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm nên được dùng trị hăm ở bé khá hiệu quả. Mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 1 ít dầu dừa và khăn sạch.
- Lau sạch người cho bé, đặc biệt là vùng da mông, bẹn và bộ phận sinh dục.
- Mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, tiếp theo cho chút dầu dừa lên tay và thoa lên vùng da bé bị hăm. Kết hợp massage nhẹ nhàng vùng da khoảng 15 – 20 phút để dầu dừa thấm vào da của bé.
- Nên để vùng da của bé thoáng, không mặc tã bỉm khoảng 3 giờ đồng hồ, chỉ mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi cho con.
Trị hăm tã bằng lô hội
Lô hội hay còn được gọi là nha đam, có đặc tính chống viêm cùng với lượng vitamin E dồi dào giúp nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Để trị hăm tã cho bé các mẹ thường lấy lá lô hội để cải thiện bằng cách:
- Lấy 1 lá lô hội rửa sạch và để ráo nước.
- Cắt một lát mỏng và thoa lên vùng da bị hăm.
- Để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé.
Bạn cần mua lá lô hội ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay thuốc bảo quản để hạn chế tổn thương da bé. Khi dùng lô hội trị hăm tã, không nên đắp lô hội lên da có thể khiến bé bị ngứa hoặc gây khó chịu.
Trị hăm tã bằng sữa mẹ
Dùng sữa mẹ trị hăm cho bé vừa tiết kiệm chi phí mà hiệu quả lại cao. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da và giảm các triệu chứng của hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da của bé bị hăm, sau đó để khô trong không khí trước khi mặc tã mới cho bé.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên dùng dòng sữa đầu, tức là sữa trong để thoa lên vùng da bé bị hăm.
Trị hăm tã bằng giấm
Vùng da mặc tã của bé thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu mà không được thay tã thì bị hăm, phát ban da. Dùng giấm để trung hòa và cân bằng độ pH giúp khắc phục hăm tã ở trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần thực hiện như sau:
- Chuẩn bị giấm và nước.
- Cho nửa chén giấm vào nửa xô nước, sau đó ngâm tã vải của bé trong dung dịch này. Mẹ cũng có thể pha 1 thìa cà phê giấm trắng vào trong nước, dùng nó để lau cho bé mỗi khi thay tã.
Trị hăm tã bằng bột yến mạch
Hàm lượng protein cao có trong yến mạch làm dịu và bảo vệ da hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp chất saponin có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ lỗ chân lông từ đó cải thiện hăm tã cho bé hiệu quả.
Các mẹ chỉ cần thực hiện như sau: Cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm của bé. Cho bé ngâm khoảng 10 – 15 phút sau đó tắm lại cho bé. Trường hợp các dấu hiệu của bé nghiêm trọng, bạn nên tắm 2 lần/ngày bằng yến mạch để mang lại kết quả tốt nhất.
Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà
Dầu tràm không chỉ tốt cho hệ hô hấp của mẹ mà còn cải thiện hăm tã cho bé hiệu quả. Dầu tràm có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn nên kiểm soát tạm thời các tổn thương trên da.
Các mẹ chỉ cần thực hiện như sau:
- Chuẩn bị tinh dầu tràm, dầu nền.
- Pha 3 giọt tinh dầu tràm với dầu nền và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.
- Thực hiện trong vài ngày sẽ thấy vùng da của bé nhanh lành lại.
Hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh khi trẻ bị hăm tã
Vệ sinh đúng cách khi trẻ bị hăm tã
Khi trẻ bị hăm da cha mẹ cần thận trọng trong quá trình chăm sóc cũng như vệ sinh da hàng ngày cho bé. Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh đúng cách cho trẻ khi bị hăm, cha mẹ nên tham khảo.
- Nên dùng nước ấm để vệ sinh cho bé, không nên dùng xà phòng trừ khi khu vực này thực sự bẩn.
- Chuẩn bị khăn sạch và thấm lên vùng da mà bé bị hăm. Mẹ không nên sử dụng khăn ướt hoặc khăn lau có chứa cồn hay propylene glycol có thể gây kích ứng da của bé.
- Không nên chà mạnh vào vùng da bé bị hăm có thể kích thích làn da vốn đang nhạy cảm của bé.
- Rửa tay của mẹ sau mỗi lần thay tã cho bé để vi khuẩn không lây lan rộng.
- Lựa chọn kích cỡ tã phù hợp với bé, không nên chọn tã quá chật hoặc quá rộng.
- Thường xuyên thay tã cho bé trong ngày, đặc biệt khi tã ẩm ướt. Khi bé ị cần phải vệ sinh sạch sẽ và thay tã mới cho bé.
Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp bị hăm cha mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà bằng các mẹo trị hăm, thuốc hoặc kem trị hăm theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt vì có thể trẻ bị nhiễm khuẩn phát sinh.
- Trẻ bị sốt.
- Hăm da ở trẻ không thuyên giảm hoặc tái diễn thường xuyên.
- Vùng da bị hăm phồng rộp, có mủ, chảy máu hoặc bị chai cứng.
Những lưu ý khi điều trị hăm tã ở trẻ
Hăm tã là tình trạng mà rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải, việc điều trị cũng không quá khó khăn. Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để tránh hăm tã “ghé thăm” bé trở lại nhé.
Thay tã thường xuyên cho bé
Nếu bé phải mặc một chiếc tã trong thời gian dài, phân và nước tiểu sẽ đọng lại trong tã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại. Khi da bé thường xuyên phải tiếp xúc với những tác nhân này trong một thời gian dài dễ dẫn tới hăm tã. Vì vậy, cha mẹ hãy nhớ thay tã cho bé thường xuyên nhé.
Không nên dùng phấn rôm khi bé hăm tã
Bạn không nên vội vàng sử dụng phấn rôm khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã. Những hạt phấn rôm có thể kích thích làn da vốn nhạy cảm của bé, không chỉ khiến quá trình lành bệnh chậm lại mà còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
Không dùng sản phẩm có mùi thơm lau rửa cho bé
Cẩn trọng với các sản phẩm vệ sinh, tắm rửa cho bé hằng ngày có mùi thơm từ hương liệu tổng hợp, vì chúng có thể gây kích ứng da khiến các triệu chứng hăm tã trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Không tự ý dùng thuốc điều trị
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc hay kem bôi điều trị hăm tã cho bé. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng nước ấm sạch vệ sinh vùng mặc tã cho bé
Để ngăn ngừa kích ứng da, mẹ cần dùng nước ấm để vệ sinh sạch sẽ vùng mặc tã cho bé. Trong trường hợp khu vực da bé quá bẩn, mẹ có thể lấy một chút xà phòng dành cho trẻ sơ sinh và không có mùi hương. Sau đó, lấy khăn mềm sạch lau khô nhẹ nhàng rồi mới mặc tã cho bé.
“Thả rông” cho bé vài giờ
Bạn không nên cho bé mặc tã suốt ngày dài khiến bé cảm thấy rất khó chịu. Hãy để bé “cởi truồng” trong vài giờ giúp vùng da mặc tã được khô thoáng, bé cảm thấy dễ chịu hơn vì da không bị cọ xát bởi tã.
Thay đổi nhãn hiệu tã
Nếu bé bị hăm tã mãi không khỏi, mẹ có thể chuyển sang nhãn hiệu tã khác cho bé xem sao. Cũng có thể loại tã bé đang sử dụng là nguyên nhân gây hăm da. Bạn cũng chú ý lựa chọn kích cỡ phù hợp cho bé và đảm bảo chất lượng an toàn.
Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể Xem tại đây
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.