Hăm tã là tình trạng mà bất cứ trẻ nào cũng có thể gặp phải. Các bé gái thường có nguy cơ bị hăm tã cao hơn bé trai. Hăm tã không chỉ gây ngứa ngáy khiến bé khó chịu, nếu không được điều trị đúng cách có thể lan rộng ra các vùng da khác gây viêm nhiễm. Hãy tìm hiểu cách trị hăm tã cho bé gái an toàn ngay tại nhà giúp bé yêu luôn sở hữu làn da mịn màng nhé.
Mục lục
Vì sao bé gái có nguy cơ hăm tã cao hơn bé trai?
Theo các số liệu thống kê cho thấy số lượng bé gái bị hăm tã cao hơn so với các bé trai. Quá trình điều trị hăm tã ở bé gái cũng khó khăn hơn so với các bé trai. Vì vậy, nhiều cha mẹ không biết cách chữa hăm tã cho bé gái có thể khiến hăm nặng hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Các bé gái dễ bị hăm hơn so với các bé trai do cấu tạo vùng kín của bé gái như hình phễu ngược. Mỗi lần đi vệ sinh nước tiểu bị đọng lại, dễ chảy tới hậu môn. Nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không thay tã thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hại làn da của bé, từ đó dẫn tới hăm tã. Các vị trí dễ bị hăm nhất là mông, háng, hậu môn và quanh vùng kín…
Cách nhận biết hăm tã ở bé gái
Các dấu hiệu nhận biết bé gái bị hăm tã tương đối giống các bé trai. Các biểu hiện thường gặp như:
- Vùng da quấn tã có dấu hiệu sưng, đỏ rát.
- Vùng da hăm nổi các nốt mẩn đỏ giống như phát ban, nhất là vùng kín, mông và bẹn của bé.
- Trẻ bị hăm nặng xuất hiện các mụn đỏ màu sẫm, mụn phồng trên da và có thể gây chảy máu khi va chạm mạnh.
- Bé quấy khóc nhiều, biếng ăn, ngủ không ngon giấc.
Cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu trên để phát hiện sớm hăm tã ở bé. Cần có biện pháp khắc phục đúng cách, nếu không hăm tã tiến triển thành loét gây nhiễm trùng nặng rất nguy hiểm.
Hướng dẫn trị hăm tã cho bé gái
Quá trình điều trị hăm tã cho bé gái thường khó khăn và phức tạp hơn so với các bé trai. Do đó, cha mẹ phải thực sự thận trọng, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện hăm tã cho bé gái các mẹ cùng tham khảo.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé
Do cấu tạo vùng kín nên các bé gái rất dễ bị hăm và viêm nhiễm. Cha mẹ cần vệ sinh đúng cách vùng kín cho bé ngày 2 – 3 lần bằng nước ấm. Cần lau rửa nhẹ nhàng, tránh thụt rửa sâu vào vùng kín của bé.
Sau khi rửa xong, mẹ lấy khăn bông mềm sạch thấm khô cho bé rồi mới mặc tã mới. Bạn hãy nhớ vệ sinh hàng ngày cho bé, nhất là vào những ngày hè nóng nực.
Giữ da thông thoáng
Khi bé bị hăm cha mẹ nên để cho da bé thông thoáng. Khi ở nhà bạn có thể bỏ tã/bỉm cho bé cho dù chỉ khoảng 30 phút giúp da được tiếp xúc với không khí. Điều này không chỉ giúp da bạn thông thoáng hơn mà các triệu chứng của hăm tã cũng nhanh chóng được cải thiện. Bạn cũng nên mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Thay tã/bỉm thường xuyên
Không thay tã/bỉm thường xuyên là một trong những thủ phạm khiến bé bị hăm tã. Vì vậy, các mẹ hãy kiểm tra tã/bỉm của bé liên tục. Nếu thấy bé đi tiểu nhiều hoặc đại tiện bạn hãy thay tã/bỉm mới cho bé để ngăn chặn sự thấm ngược vào da. Trước khi mặc tã mới cần lau rửa vùng da quấn tã và lau khô bằng khăn mềm.
Lựa chọn tã/bỉm phù hợp
Các mẹ nên lựa chọn các loại tã/bỉm có chất lượng đảm bảo, độ thấm hút tốt. Kích thước của tã/bỉm cần phù hợp với bé để tránh gây cọ xát vào da mỗi khi bé vận động.
Dùng lá thảo dược
Trong tự nhiên có nhiều loại lá thảo dược như lá ổi, lá khế, lá trầu không, trà xanh…có khả năng chống viêm, giảm đau và sát trùng khá hiệu quả. Để trị hăm tã cho bé gái, các mẹ có thể dùng các loại lá thảo dược nấu nước để tắm rửa cho bé hàng ngày. Các triệu chứng của hăm tã sẽ nhanh chóng biến mất.
Dùng thuốc, kem bôi chống hăm
Khi bé bị hăm nhiều cha mẹ chọn giải pháp dùng thuốc, kem bôi chống hăm cho bé. Tuy nhiên, nếu là hăm vùng kín ở bé gái mẹ không nên sử dụng thuốc bôi.
Bên cạnh đó, cần lựa chọn những sản phẩm chất lượng, có thành phần từ thảo dược tự nhiên để tránh gây hại da bé. Bạn cũng cần đảm bảo an toàn khi sử dụng, dùng đúng cách để tránh gây kích ứng.
9 cách trị hăm cho bé gái từ thảo dược
Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng từng trải qua cảm giác khó chịu khi bị hăm tã. Bé quấy khóc cả ngày, bỏ ăn, ngủ ít khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Để loại bỏ hăm tã, mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên. Dưới đây là một số thảo dược giúp mẹ chữa hăm cho bé hiệu quả.
Trị hăm bằng lá trà xanh
Hàm lượng lớn chất tannin có trong trà xanh giúp phục hồi nhanh chóng vùng da bị hăm của bé và giúp da khô thoáng hơn. Ngoài ra, tinh chất lyzozym giúp sát trùng da, đánh bay các vi khuẩn bám trên da của bé giúp trị hăm cho bé gái hiệu quả.
Mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Lấy 1 ít lá trà xanh tươi rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho da bé.
- Đun sôi trà xanh cùng 1 lít nước.
- Sau khi nước sôi, vớt lá trà ra để cho nước bớt nóng.
- Mẹ dùng nước trà xanh để tắm rửa cho bé.
Nên tắm cho bé bằng nước lá trà xanh khoảng 2 lần mỗi tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bạn không nên tắm nước trà xanh quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khi tắm bằng nước lá trà xanh, mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước sạch.
Trị hăm bằng cây mã đề
Một trong những cách trị hăm cho bé gái khá hiệu quả là dùng cây mã đề. Lá cây mã đề giúp làm dịu các vùng da bị tổn thương từ đó làm giảm đỏ và ngứa hiệu quả giúp vùng da bị hăm nhanh chóng phục hồi.
Các bước thực hiện như sau:
- Lấy 1 ít lá mã đề rửa sạch, ngâm nước muối. Hãy chọn lá mã đề còn xanh, không bị héo úa hay sâu.
- Giã nát lá mã đề cùng 1 ít muối hột và vắt lấy nước.
- Mẹ dùng khăn mềm, thấm 1 ít nước mã đề và chấm nhẹ nhàng lên vùng da của bé bị hăm.
Mẹ thực hiện 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trị hăm bằng cây cỏ sữa (vú sữa đất, cẩm địa)
Theo đông y, cỏ sữa có tính hàn nên có tác dụng làm dịu triệu chứng đau rát do hăm tã, đồng thời giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Lấy 5 – 6 cây cỏ sữa lá nhỏ rửa sạch bụi bẩn, đất cát và vi khuẩn.
- Đem giã nát và vắt lấy nước cốt.
- Lấy khăn mềm mỏng thấm nước cốt cỏ sữa và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.
Mẹ cần kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Các mẹ hãy chọn cỏ sữa lá nhỏ nhé, không chọn nhầm cỏ sữa lá to sẽ không mang lại hiệu quả trị hăm như mong muốn.
Trị hăm bằng lá khế
Các tinh chất tự nhiên trong lá khế có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn nên giúp giảm ngứa, “thổi bay” các vết hăm của bé một cách hiệu quả. Rất nhiều mẹ chọn lá khế để nấu nước tắm không những trị hăm còn giảm rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả giúp bé có làn da mịn màng.
Cách thực hiện như sau:
- Chọn lá khế còn xanh và không sâu, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho da bé.
- Đun sôi 1 lít nước với lá khế.
- Sau khi nước sôi, vớt lá khế ra và để nước nguội dùng tắm hoặc lau rửa vùng da bị hăm của bé.
Mẹ nên tắm cho bé bằng lá khế từ 1 – 2 lần/ngày cho tới khi các vết hăm của bé khỏi hẳn.
Trị hăm bằng nước khổ qua (Mướp đắng)
Mướp đắng có chứa nhiều vitamin, glycozid, protein…có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da và giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Tắm nước mướp đắng là mẹo dân gian giúp đánh bay hăm da ở bé hiệu quả. Để trị hăm tã cho bé, các mẹ thực hiện theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 quả mướp đắng non, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 3 – 5 phút để loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bỏ hạt và thái lát mướp đắng.
- Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào đun cùng khoảng 10 phút nữa.
- Để nước nguội 35 – 38 độ C và gạn lấy phần nước để tắm cho bé.
Mẹ không nên dùng mướp đắng để trị hăm khi các vết hăm bị lở loét, trầy xước sẽ gây xót da khiến hăm càng nặng hơn.
Trị hăm bằng nước tắm cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là một trong những thảo dược mà mẹ không nên bỏ qua khi trị hăm cho bé yêu. Với công dụng sát khuẩn, cỏ mần trầu giúp ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập vào da, cải thiện hăm da rõ rệt.
Mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau để cải thiện hăm tã ở bé:
- Chuẩn bị 1 nắm cỏ mần trầu, 5g muối trắng
- Rửa sạch cỏ mần trầu, sau đó ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn.
- Đun lá cỏ mần trầu với 1 lít nước, để sôi trong 10 phút.
- Để nguội 35 – 38 độ C và gạn lấy phần nước để tắm cho bé.
Lưu ý: Cỏ mần trầu có nhiều lông tơ nên mẹ cần sơ chế lá và lọc nước kỹ để tránh kích ứng da trẻ nhé.
Trị hăm cho bé bằng lá kinh giới
Trong lá kinh giới có chứa flavonoid cùng các tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da nên cải thiện hăm tã khá hiệu quả. Để trị hăm cho bé gái, mẹ hãy thực hiện như sau:
- Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm nước muối loãng từ 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
- Đun sôi lá kinh giới cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Gạn lấy nước, bỏ bã và để nguội 35 – 38 độ C để tắm cho bé.
Mẹ không nên áp dụng cách này cho những bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và không dùng trên các vết thương hở, lở loét.
Trị hăm bằng nước lá trầu không
Lá trầu không được biết đến là thảo dược giàu kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng khuẩn mạnh, ngăn ngừa nhiễm khuẩn bị bé bị hăm tã. Các vitamin và khoáng chất có trong lá trầu không cũng có tác dụng làm dịu các triệu chứng của hăm tã. Để trị hăm cho bé gái bằng lá trầu không, mẹ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch và ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên lá.
- Đun sôi 1 lít nước cùng lá trầu không trong 10 phút, đợi nguội đến 35 – 38 độ C thì gạn lấy nước để tắm hoặc lau rửa.
Trị hăm tã cho bé gái bằng cây sài đất
Lá sài đất đun nước tắm để trị hăm tã cho bé hiệu quả nhờ giàu chlorophyll và tanin. Các hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn, trị viêm nhiễm, giảm mụn nhọt và làm mát da khi trẻ bị hăm tã. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 1 nắm sài đất tươi, rửa sạch và ngâm nước muối trong 3 – 5 phút. Sau đó, để ráo nước.
- Đun sôi lá sài đất với 1 lít nước trong 10 phút.
- Đợi nước nguội 35 – 38 độ C thì chắt lấy nước để tắm hay lau rửa cho bé.
Lưu ý: Không nên để nước lá sài đất qua ngày sẽ làm mất tác dụng của dược liệu. Sau khi đun sôi và để nguội hãy dùng ngay để vệ sinh da cho bé.
Các loại kem trị hăm tã cho bé gái
Da của bé sơ sinh vốn mỏng manh nên dễ tổn thương hơn khi bị hăm tã. Để cải thiện tình trạng các mẹ nên lựa chọn một loại kem trị hăm tã cho bé hiệu quả. Các mẹ nên chọn những loại kem trị hăm tã được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng làm dịu vết thương, giúp tái tạo và làm mềm da bé.
Một số loại kem trị hăm tã cho bé gái được nhiều mẹ sử dụng hiện nay như:
- Kem trị hăm tã Bepanthen
- Kem trị hăm tã Sudocrem
- Kem trị hăm tã Bubchen
- Kem trị hăm tã Mustela
- Kem trị hăm tã Chicco…
Sau khi lựa chọn loại kem trị hăm, bạn cần bôi kem trị hăm cho bé gái đúng cách như sau:
- Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn, lau khô tay trước khi thoa kem cho bé.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm, sạch.
- Lấy một lượng kem vừa đủ, dùng đầu ngón tay thoa đều lên da bé bị hăm để thấm hoàn toàn vào da. Mẹ có thể bôi kem sang các khu vực da xung quanh nhằm phòng ngừa hăm tã.
- Mẹ chỉ nên dùng một lớp kem đều, mỏng tránh bôi quá nhiều có thể gây hại da bé. Các vùng da nhạy cảm như bộ phận sinh dục, hậu môn cần cẩn trọng khi sử dụng kem và tránh gây tổn thương bộ phận này.
Hi vọng những thông tin trên giúp các mẹ cải thiện hăm tã cho bé yêu một cách hiệu quả. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
***
Fons Care Baby – cho bé làn da mát lành, hết hăm, hết ngứa
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể Xem tại đây
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.