Mẹ thường rất lo lắng khi con quấy khóc, không chịu ngủ vào ban đêm và đôi khi rất lúng túng trong cách xử lý tình trạng này. Việc chăm bé, dỗ bé ngủ lại vào mỗi đêm sẽ khiến Mẹ mệt mỏi và thiếu ngủ làm mẹ vô cùng mệt mỏi và stress. Dưới đây, Dược sĩ Fonscare sẽ giúp mẹ tìm ra những cách xử lý hiệu quả tuyệt vời cho tình trạng này.
Tại sao trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm?
Vào giai đoạn 3 tháng đầu tiên, các bé thường quấy khóc vào ban đêm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé không ngủ được và quấy khóc. Có thể kể ra một số nguyên nhân như sau.
Bé đói bụng
Những tháng đầu tiên là giai đoạn con bắt đầu phát triển cơ thể và thường nhanh đói hơn. Vì vậy, quấy khóc là cách bé thông báo với Mẹ rằng con muốn được ăn nhiều hơn.
Ngoài ra, với các bé dưới 3 tháng tuổi thì sữa chính là nguồn thức ăn duy nhất. Tuy nhiên, sữa lại là loại thức ăn rất dễ tiêu hóa nên khoảng 2-3 tiếng sau khi ăn thì bé sẽ bắt đầu thấy đói bụng. Nếu được cho ăn đủ no thì bé cũng sẽ bớt quấy khóc hơn vào ban đêm.
Ướt tã
Nếu tã, bỉm bị ướt sẽ gây cảm giác khó chịu, dẫn đến việc trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm. Nếu Mẹ không nhanh chóng thay tã cho con, bé cũng có thể bị nhiễm lạnh và ốm nữa đó.
Bé bị quá nóng hoặc quá lạnh khi ngủ
Các bé sơ sinh thường chưa có hoàn thiện chức năng tự điều khiển thân nhiệt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nếu nhiệt độ trong phòng ngủ quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc không ngủ được. Do đó, Mẹ cần quan tâm đến nhiệt độ phòng để điều chỉnh sao cho phù hợp với con và giúp con ngủ thật ngon.
Bé bị kích thích bởi môi trường xung quanh
Các bé sơ sinh còn rất nhỏ nên hệ thần kinh vẫn chưa được phát triển hoàn thiện. Do đó, bé rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, âm thanh và những thay đổi xung quanh nơi bé ngủ. Những tiếng động ồn, phòng ngủ quá sáng hay người ra vào phòng thường xuyên có thể khiến bé giật mình và quấy khóc vào ban đêm.
Bé bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn
Các bé sơ sinh có làn da non nớt, mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Bị muỗi đốt hay côn trùng cắn sẽ khiến bé bị đau, sưng đỏ và ngứa. Khi đó, bé sẽ không thoải mái và quấy khóc.
Mẹ nên xử lý tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khi ngủ vào buổi đêm như thế nào
Dược sĩ Fonscare mách Mẹ những cách xử lý dưới đây khi trẻ sơ sinh quấy khóc khi ngủ vào ban đêm.
Cho bé ăn no trước khi đi ngủ
Nếu bé không được ăn no trước khi ngủ, con có thể bị đói và tỉnh giấc giữa đêm. Vì vậy, Mẹ hãy cho con ăn no và đặt bé xuống giường một khoảng thời gian trước khi ngủ sẽ giúp bé không bị tỉnh giấc giữa chừng. Tuy nhiên, Mẹ đừng sợ rằng bé sẽ bị đói và đánh thức bé dậy vào giữa buổi đêm để cho ăn vì sẽ khiến bé bị kích thích và càng khó ngủ hơn sau đó.
Massage, ôm ấp và vỗ về bé
Các bé sơ sinh rất thích được Mẹ ôm ấp, vuốt ve và vỗ về. Cảm giác ấm áp trong vòng tay của Mẹ sẽ khiến bé an tâm, dễ chịu và nín khóc. Vì vậy, đây chính là một trong những cách giúp bé ngừng quấy khóc vào buổi đêm dễ dàng và hiệu quả nhất.
Mẹ hãy massage trực tiếp bằng tay trần hoặc sử dụng thêm dầu massage, sáp ấm để giúp bé được thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Mẹ cũng có thể bế, ôm ấp, vỗ về và cưng nựng bé để bé bớt quấy khóc và ngủ ngon hơn.
Kiểm tra tã, bỉm của bé thường xuyên
Việc tã, bỉm bị ướt sẽ gây cảm giác rất khó chịu và khiến bé bị lạnh. Vì vậy, khi thấy con quấy khóc, Mẹ hãy nhanh chóng kiểm tra tã, bỉm của con và thay tã mới ngay nhé.
Không gian phòng ngủ của bé phải thoải mái, yên tĩnh và đủ tối
Không gian ngủ đóng vai trò quan trọng giúp bé ngủ ngon mà không quấy khóc. Bé cần được ngủ trong không gian đủ thoáng mát, dễ chịu và không có tiếng ồn.
Vào buổi tối, khi con chìm vào giấc ngủ, Mẹ hãy giữ không gian yên tĩnh và giảm các yếu tố kích thích xung quanh cho con. Mẹ hãy tắt đèn hoặc giảm ánh sáng phòng ngủ, tránh tiếng động lớn như dùng cửa cách âm hay đóng cửa, không ra vào phòng quá nhiều hay nói chuyện to tiếng. Như vậy, bé sẽ bớt bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, hạn chế tỉnh giấc và bớt quấy khóc hơn.
Hát ru hoặc sử dụng những âm thanh lặp lại
Nhiều bé sơ sinh thường ngừng khóc khi được nghe những âm thanh đều đều, lặp lại, êm dịu và du dương.
Vậy nên, khi bé quấy khóc, Mẹ có thể hát ru dỗ con ngủ hay bật những bản nhẹ hay Tiếng ồn trắng để xoa dịu, giúp bé thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
Giữ ấm cho bé khi đi ngủ vào ban đêm
Các bé sơ sinh vẫn còn chưa hoàn thiện khả năng thích nghi với môi trường nên tác động của nhiệt độ sẽ dễ dàng khiến bé bị ốm. Vì vậy, vào khi bé ngủ vào buổi đêm, Mẹ hãy thường xuyên lưu ý đến thân nhiệt của bé và điều chỉnh nhiệt độ sao cho con được thoải mái nhất.
Nếu bé quá nóng, Mẹ hãy cho con mặc quần áo có chất vải mềm mỏng, thoáng khí, cân nhắc sử dụng quạt và điều hòa cho con.
Còn nếu thời tiết lạnh, Mẹ hãy đắp thêm chăn cho con, bôi vào gan bàn chân bé một chút sáp ấm từ tinh dầu thảo dược hoặc tinh dầu tràm gió đã được pha loãng để bé luôn được ấm áp. Mẹ nên tránh bôi trực tiếp lên da bé tinh dầu nguyên chất để tránh việc bé bị phỏng da.
Mẹ hãy tránh mặc cho con quá nhiều quần áo vì sẽ khiến bé nóng bức, ngột ngạt và không thoải mái khi ngủ.
Tránh bé bị muỗi đốt, côn trùng cắn khi ngủ
Khi bé ngủ, Mẹ đừng quên mắc kín màn cho con để tránh bé bị muỗi đốt hay côn trùng cắn. Khi phát hiện bé bị côn trùng, hay muỗi đốt, mẹ hãy nhanh chóng dùng tinh dầu hay sáp ấm bôi lên vị trí muỗi hoặc côn trùng đốt, việc bôi sáp ấm có chứa tinh dầu làm ấm kịp thời lên vị trí bị muỗi đốt sẽ giúp giảm sưng ngứa, giảm thâm da và giúp tổn thương trên da bé mau lành hơn.
Bé sẽ hết quấy khóc vào ban đêm khi nào?
Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm khá thường gặp khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, đỉnh điểm vào giai đoạn bé khoảng 6 tuần tuổi. Khi bé từ 3-4 tháng tuổi trở đi, bé sẽ bớt quấy khóc hơn nên Mẹ không cần quá lo lắng cho con.
Hy vọng bài viết sẽ giúp Mẹ xử lý dễ dàng và chủ động hơn trong những tình huống bé quấy khóc về đêm và góp phần cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm. Fons Care Baby hân hạnh được đồng hành cùng Mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy bé yêu!