Bệnh chàm là một trong những căn bệnh về da phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng sẽ trở thành chàm bội nhiễm. Bệnh lý này không những ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn khiến bệnh nhân khó chịu, đau đớn. Để hiểu rõ hơn về chàm bội nhiễm, mời bạn theo dõi bài viết Fonscare chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Giải đáp: Chàm bội nhiễm là gì?
Như đã chia sẻ ở ngay đầu bài, đây là dạng biến chứng ở cấp độ cao nhất của bệnh chàm. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này chính là sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, tụ cầu. Khi da bị viêm nhiễm dẫn đến bị chàm, nếu không điều trị kịp thời, để lan rộng sẽ rất nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh chàm chuyển biến nặng và trở thành chàm bội nhiễm. Trong đó, virus Herpes 1, 2 là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi da bị tấn công, bệnh lý này sẽ bùng phát sau khoảng thời gian ngắn. Chỉ từ 5 – 12 ngày là triệu chứng xuất hiện rất rõ.
Nguy cơ nhiễm loại virus nguy hiểm này có thể tăng lên nếu bản thân người mắc chủ quan trong việc điều trị. Chàm là bệnh về da thông thường. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm sẽ khiến bệnh thêm nặng và trở thành bội nhiễm. Bên cạnh đó, các thói quen gãi, vệ sinh không sạch sẽ cũng khiến tình trạng càng trở nên tồi tệ. Trong khi đó, một số lại quá lạm dụng thuốc chống viêm Corticoid.
Đọc thêm: Chàm khô là bệnh gì? Chữa thế nào?
Dấu hiệu nhận biết
Là căn bệnh về da nên việc nhận biết căn bệnh này không quá khó. Khi bị chàm bội nhiễm bạn sẽ thấy da bị bong tróc, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thậm chỉ gãi mạnh sẽ xuất hiện dịch. Ngoài ra, dấu hiệu của chàm bội nhiễm còn phụ thuộc vào tình trạng cũng như đối tượng mắc phải.
- Ở người lớn: Mụn nước đen, đỏ nổi trên da, nhiều nhất là mặt và cổ sau đó lan ra các khu vực khác. Căn bệnh về da này không chỉ gây ra tình trạng ngứa, đau mà còn làm tăng thân nhiệt, nổi hạch. Với trường hợp nặng thì da vùng mí mắt cũng bị tổn thương. Thậm chí là ảnh hưởng tới thị lực.
- Ở trẻ em: Da bắt đầu ửng đỏ, nổi mụn nhỏ li ti, xuất hiện ở mặt và cổ sau lan rộng dần. Khi mụn nước vỡ sẽ tạo lớp vảy trên da. Bệnh khiến trẻ ngứa, khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém.
Đối với người lớn thì triệu chứng có thể nhận thấy rất rõ ràng. Tuy nhiên, ở trẻ em các dấu hiệu khó nhận biết hơn. Vì vậy cha mẹ cần theo dõi bé thật kỹ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Chuỗi hình ảnh nhận biết bé bị chàm sữa
Chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?
Khi bị mắc một bệnh lý nào đó thì điều mà người bệnh quan tâm nhất chính là mức độ nguy hiểm. Đối với bệnh lý về da này nếu không điều trị kịp thời thì rất nguy hiểm. Nhẹ thì để lại sẹo thâm, nặng hơn thì nhiễm trùng giác mạc. Thậm chí nếu để virus đi vào não, phổi,… thì có khả năng tử vong.
Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt là với trẻ nhỏ cũng như người đã từng mắc bệnh da liễu. Khi thấy dấu hiệu của bệnh chàm cần đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Tránh để bệnh thêm nặng và trở thành chàm bội nhiễm.
Thêm nữa, bạn cũng nên lưu ý bệnh lý này có khả năng lây lan. Vì vậy nếu phát hiện mình bị chàm bội nhiễm thì không nên tiếp xúc với người khác. Nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, bà bầu.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Khi tới các cơ sở y tế thăm khám, dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ có chỉ định, phương pháp điều trị với từng trường hợp cụ thể. Đối với bệnh lý này nếu phát hiện và can thiệp sớm thì khả năng khỏi hoàn toàn sẽ cao hơn. Để điều trị, ngăn nguy cơ lây lan và chuyển biến nặng thì bạn hãy “bỏ túi” các phương pháp sau:
Chăm sóc tại nhà
– Đối với người lớn: Tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Tuyệt đối không gãi để tránh vùng da bị tổn thương thêm nhiễm trùng. Nên dưỡng ẩm cho da, mặc quần áo chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi. Bên cạnh đó, cần vệ sinh cá nhân thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, giữ môi trường sống sạch, trong lành.
– Đối với trẻ nhỏ/trẻ sơ sinh: Giữ cho cơ thể trẻ luôn thoáng mát, tránh đổ mồ hôi quá nhiều hoặc bị lạnh. Để trẻ không làm xước vùng da tổn thương cha mẹ nên cắt móc tay thường xuyên cho bé. Với trẻ sơ sinh nên đeo bao tay. Mẹ cũng có thể giữ ẩm cho da bé bằng cách chọn loại kem dưỡng an toàn và phù hợp.
– Đối với phụ nữ mang thai: Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm da có chiết xuất thảo dược lành tính, tránh xa hóa chất, môi trường khói bụi, ô nhiễm. Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Dùng thuốc Tây để trị chàm bội nhiễm
– Nhóm thuốc kháng virus: Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng trong vòng 72 tiếng sau khi trên da bắt đầu xuất hiện các tổn thương. Người bị suy gan, thận không sử dụng nhóm thuốc này.
– Nhóm thuốc kháng sinh: Chỉ định với người bị bệnh lý này do nguyên nhân vi khuẩn. Thường là thuốc kháng sinh dạng uống thuộc nhóm beta-lactam.
– Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm là tăng thân nhiệt, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi,…Vì vậy dựa vào tình trạng bệnh các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc này. Điển hình như Paracetamol, NSAID.
Khi tình trạng bệnh được kiểm soát, bệnh nhân vẫn không nên chủ quan. Để bệnh lành hẳn cần áp dụng các cách làm giảm tổn thương cũng như hạn chế để lại sẹo thâm. Nếu không xuất hiện vùng da mới bị chàm bội nhiễm thì quá trình điều trị bằng thuốc Tây này sẽ mất từ 6-8 tuần.
Dùng thuốc Đông y
Dùng thuốc Đông Y là cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là giải quyết triệu chứng bệnh dựa trên sự tác động vào các yếu tố gây bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y hiệu quả, an toàn bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc 1: Từ ké đầu ngựa + linh thảo
- Thổ phục linh
- Ké đầu ngựa
- Húng trám
- Linh thảo
- Kinh giới
Cách dùng: Cho tất cả dược liệu vào ấm, thêm 1 lít nước sắc tới khi còn lại 300ml. Dùng nước uống trong ngày, mỗi lần 30-40ml, trẻ nhỏ dùng bằng ½ người lớn.
Bài thuốc 2: Thanh bì dưỡng can thang
- Dao đằng
- Đan sâm
- Bạch linh
- Sa sâm
- Quế chi
- Một số dược liệu khác
Cách dùng: Sắc tất cả các dược liệu lấy nước uống 2 lần/ngày, sau ăn 30p.
Bài thuốc 3: Trị chàm bội nhiễm với An bì thang
- Khổ sâm
- Sinh địa
- Tơ hồng
- Ké đầu ngựa
- Vỏ gạo
- Hồng hoa
- Đơn đỏ
- Một số dược liệu khác
Cách dùng: Là dạng uống nên người bệnh chỉ cần hoà tan với nước nóng, uống khi còn ấm. Người lớn dùng ngày 2-4 lần, trẻ nhỏ dùng 1 lần, sau ăn 30p.
Bài thuốc 4: Viêm da Quân Dân 102
- Hạ thảo khô
- Hoàng bá
- Sinh địa
- Trúc diệp
- Hoàng kỳ
- Nhân sâm
Cách dùng: Bài thuốc này bốc theo thang, điều trị với 2 giai đoạn cụ thể. Sử dụng liều lượng ra sao còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Chế độ ăn uống khi bị chàm bội nhiễm
Nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng giải độc, chống viêm, giàu kẽm và vitamin. Cụ thể như bắp cải, súp lơ xanh, dầu cá, hạt anh thảo, hạnh nhân, thịt heo nạc, trà xanh, lú mạnh, cà rốt, các loại trái cây họ nhà cam,…
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm trên thì bệnh nhân cũng cần tránh xa những loại thực phẩm có khả năng làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Cụ thể là loại thực phẩm dễ gây dị ứng (trứng, sữa,…); đồ ăn chứa niken và coban (thịt hộp, các loại cá có vảy,…); đồ ăn chứa phụ gia, nhiều đường (bánh ngọt, nước ngọt,..).
Biện pháp phòng tránh bệnh tái phát
Bệnh lý này luôn tiềm ẩn nguy cơ tái lại nên người bệnh không nên chủ quan. Ở những lần tái phát sau khả năng để lại sẹo thâm rất cao. Thêm vào đó sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chủ động phòng tránh bằng những cách sau đây:
- Không gãi, cào hay chà xát lên vùng da bị tổn thương để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.
- Vệ sinh đúng cách, trước khi thoa thuốc cần làm sạch và chờ da khô.
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với những người khác để tránh lây bệnh.
- Không dùng các loại mỹ phẩm trôi nổi, chưa được kiểm định.
- Nên dùng kem dưỡng ẩm cho da có thành phần dược liệu an toàn, lành tính.
- Nếu da có vết thương hở cần tiến hành sát trùng ngay.
Kết luận
Có thể thấy rằng chàm bội nhiễm không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Cách tốt nhất để trị dứt điểm, nhanh khỏi bệnh là tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và bình an.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.