Chàm da đầu là gì? Đây là căn bệnh da liễu phổ biến tuy không nguy hiểm nhưng nguy cơ tái phát là rất cao. Chính vì thế bạn cần phải áp dụng các biện pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời và hợp lý nhất. Những thông tin hữu ích về bệnh chàm da đầu sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Lý giải: Chàm da đầu là gì?
Nhiều người vẫn chưa nắm rõ được chàm da đầu là gì? Căn bệnh còn được biết với tên gọi khác là viêm da bã tiết da đầu. Bệnh xuất hiện khi da đầu của bạn bị khô hoặc rối loạn tiết bã nhờn. Khi bệnh khởi phát sẽ xuất hiện các triệu chứng như da đầu bị đỏ, ngứa ngáy, nhiều dầu, vảy bong tróc.
Bệnh chàm da đầu rất dễ bùng phát. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều kéo dài dai dẳng, dễ tái phát. Chỉ một số ít người thuyên giảm, khỏi bệnh mà không cần áp dụng các phương pháp chữa bệnh y khoa. Chàm da đầu tuy không nghiêm trọng nhưng những tổn thương mà nó gây nên sẽ ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Cứt trâu trên da đầu trẻ là gì?
Các triệu chứng điển hình của bệnh
Chàm da đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Độ tuổi khác nhau thì các biểu hiện của bệnh cũng có sự thay đổi. Để nhanh chóng tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, bạn có thể lưu ý ngay một vài dấu hiệu dưới đây.
Đối với trẻ em
Trẻ em có thể trạng yếu hơn người lớn. Chính vì thế khi mắc bệnh cần phải nhanh chóng điều trị, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh chàm da đầu ở trẻ em xuất hiện đi kèm với các biểu hiện dưới đây:
- Da đầu có màu đỏ nhẹ.
- Trên đầu xuất hiện nhiều mảng da màu nâu hoặc màu vàng.
- Trẻ không cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy hay khó chịu.
Chàm da đầu thường xuất hiện khi trẻ 3 tháng tuổi. Bệnh sau đó có thể tự khỏi hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn tùy vào từng cơ địa.
Đối với người trưởng thành
Để nhận biết một người trưởng thành có mắc bệnh chàm da đầu không sẽ dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
- Da đầu mẩn đỏ, bã nhờn và dầu xuất hiện rất nhiều.
- Chân tóc bị bám bụi nhỏ màu trắng và rất dễ bị bết dính.
- Vảy tiết xuất hiện. Vảy ban đầu nhỏ, màu vàng nâu và dễ bong tróc. Một số loại vảy thường có màu trắng đục.
- Ngứa ngáy, nóng rát, da đầu đổ nhiều dầu hơn. Nhất là khi thời tiết nắng nóng sẽ càng cảm thấy khó chịu. Nhiều người dùng tay để gãi da đầu nhưng sẽ càng cảm thấy ngứa, da nứt nẻ, thâm nhiễm.
- Viền tóc bị tổn thương, vảy gầu nổi cộm, màu trắng.
Chàm da đầu là do nguyên nhân nào gây nên?
Có rất nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến vùng da trên đầu gây nên hiện tượng chàm, ngứa ngáy, khó chịu. Chẳng hạn như yếu tố di truyền, bị dị ứng, rối loạn tuyến bã nhờn… Hiểu được rõ nguyên nhân, việc áp dụng phương pháp điều trị cũng sẽ hiệu quả hơn.
Do di truyền
Yếu tố đầu tiên gây nên tình trạng da đầu bị chàm đó chính là do di truyền. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, nếu gia đình bạn từng có người mắc phải bệnh này thì tỉ lệ con cháu bị chàm da đầu là rất cao. Hoặc gia đình có người bị vảy nến, con cái cũng có thể mắc chàm da đầu.
Do bị dị ứng
Nguyên nhân thứ hai đó là do bạn bị dị ứng. Cơ chế hoạt động của bệnh này miễn dịch với bệnh dị ứng. Vậy nên, khi bạn bị dị ứng thực phẩm, dị ứng phấn hoa hay dị ứng thời tiết… Các triệu chứng bệnh sẽ bùng phát nhanh chóng. Những cơn ngứa kéo dài làm nhiều người khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Rối loạn tuyến bã nhờn
Nguyên nhân tiếp theo là do bạn rối loạn tuyến bã nhờn. Tuyến bã nhờn làm nhiệm vụ bài tiết dầu bảo vệ da và duy trì độ ẩm. Khi bạn bị rối loạn tuyến bã nhờn, lượng dầu trên da đầu bị tiết ra quá mức gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm men tấn công gây nên căn bệnh chàm da đầu.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên đây, chàm da đầu xuất hiện có thể là do các yếu tố sau:
- Do căng thẳng, stress: Bạn cảm thấy áp lực và mệt mỏi trong một thời gian dài sẽ làm da tăng nguy cơ mắc bệnh về da. Trong đó có một căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải nhất đó là chàm da đầu.
- Do tác động cơ học: Da bị sưng đỏ, kích ứng là do bạn gãi, chà xát quá nhiều. Khi da đầu bị chàm càng gãi, da đầu càng bị tổn thương có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Do vệ sinh da đầu không đúng cách: Bạn sử dụng dầu gội đầu không phù hợp hay vệ sinh da đầu không đúng cách cũng sẽ làm bệnh phát triển.
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị: Chàm da đầu xuất hiện là do một số tác dụng của kháng sinh hay các loại thuốc điều trị bằng Tây Y.
- Do rối loạn nội tiết tố: Nữ giới mắc chứng rối loạn nội tiết tố nguy cơ chàm da đầu là rất cao.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh chàm da đầu?
Như đã nói ở trên, căn bệnh này có thể xảy ra với trẻ em và người trưởng thành. Ở mỗi người mức độ bệnh sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh chàm da đầu cao nhất:
- Người thừa cân, béo phì
- Người mắc bệnh hen xuyễn
- Người bị dị ứng, người bị sốt cỏ khô
- Người mắc chứng rối loạn chức năng ăn uống
- Người mắc bệnh liên quan đến thần kinh như Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não…
- Người mắc bệnh HIV/AIDS
- Người bị suy yếu do cấy ghép nội tạng
- Người mắc các bệnh về da như vảy nến, hồng ban hay mụn trứng cá
- Người bị trầm cảm, stress
Các phương pháp điều trị bệnh
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm da đầu. Trong đó phổ biến nhất là sử dụng thuốc Tây hoặc dùng các loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra lời khuyên trước khi điều trị bệnh.
Phương pháp sử dụng thuốc Tây
Phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này dễ để lại biến chứng với cơ thể. Một số loại thuốc thường được khuyên dùng đó là:
- Dầu gội có chứa thành phần axit salicylic: Dầu gọi này vừa làm sạch bã nhờn, vừa giúp da đầu thông thoáng lại ngăn chặn được sự phát triển của các loại nấm men.
- Dầu gội kháng nấm: Dầu loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa ngáy, bong tróc vảy.
- Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này đem lại hiệu quả cao và khá lành tính. Thuốc được sử dụng cho vùng da bị ngứa ngáy, tổn thương, hạn chế gàu và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
- Thuốc bôi có chứa corticoid: Khi chàm da đầu lan rộng, thuốc bôi có chứa thành phần corticoid sẽ được chỉ định sử dụng. Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và giảm ngứa ngáy.
Ngoài ra còn rất nhiều loại thuốc khác được chỉ định sử dụng. Bạn cần tuân theo đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo để bệnh nhanh khỏi hơn.
Sử dụng các dược liệu tự nhiên
Ngoài thuốc Tây Y thì các dược liệu tự nhiên như lá trầu không, dầu dừa hay dầu tràm cũng đem đến hiệu quả trị bệnh tốt. Các dược liệu này hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng, không để lại tác dụng phục. Bạn tham khảo cách thực hiện như sau:
Chữa chàm da đầu bằng dầu dừa
Dầu dừa khi trị các bệnh liên quan đến da đầu sẽ đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Bạn chỉ cần dùng tay, thoa nhẹ dầu dừa lên tóc. Sau đó ủ dầu trên đầu trong thời gian từ 5 đến 7 phút. Dùng nước ấm xả lại và thực hiện mỗi tuần 2 lần. Sau một thời gian bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
>>> Xem thêm bài viết: Chàm sữa bôi dầu dừa có tốt không?
Sử dụng tinh dầu tràm
Một loại dược liệu khác cũng có thể dùng khi da đầu bị ngứa ngáy, bong tróc vảy đó chính là tinh dầu tràm. Theo đó bạn có thể sử dụng từ 2 đến 3 giọt cho mỗi lần. Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm đỏ, ngứa ngáy mà không gây biến chứng. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Dùng lá trầu không trị bệnh
Cách thứ ba đó chính là sử dụng lá trầu không. Trong lá có chứa nhiều hoạt chất chinh dưỡng với tác dụng kháng viêm, điều trị ngứa ngáy và ngăn ngừa nấm men. Qua đó da đầu được làm sạch và thông thoáng hơn. Với cách này bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm là trầu không. Sau đó rửa sạch và đun trên bếp. Lấy nước lá trầu không sau khi đun gội 2 đến 3 lần một tuần. Sau tầm 1 tháng sẽ cho thấy hiệu quả khác biệt.
Bệnh chàm da đầu không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để lâu dài mà không điều trị sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây trở ngại cho quá trình sinh hoạt. Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm được cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn