Thời tiết nồm ẩm chính là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh gây hại phát triển mạnh. Để bảo vệ con yêu luôn mạnh khỏe, an toàn, bạn cần lưu ý những gì? Cách chăm sóc trẻ khi trời nồm ẩm như thế nào? Trong bài viết này Fonscare.vn sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết và chuẩn xác nhất nhé!
Mục lục
Thời tiết nồm ẩm và những nguy cơ nguy hiểm
Thời tiết nồm ẩm thường xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào những ngày mùa xuân. Đặc trưng của nồm ẩm chính là độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường tăng giảm liên tục, khó kiểm soát. Điều kiện môi trường này rất bất lợi cho cho sức khỏe của bé. Bé càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng non yếu. Vì thế, trẻ rất dễ mắc bệnh trong giai đoạn này.
Theo nhiều báo cáo thống kê tại các bệnh viện nhi, số lượng trẻ nhập viện vào thời điểm này có thể tăng đến 40% so với bình thường. Điều này trở thành một nỗi lo cho phụ huynh. Đồng thời, cũng là một thử thách cho các bậc làm cha mẹ phải vượt qua để bảo vệ con yêu.
Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho các loại vi mốc, vi rút gây bệnh phát triển mạnh. Trong đó, đáng chú ý nhất là:
- Vi rút Rubella gây nên bệnh sởi ở trẻ
- Vi rút Varicella Zoster – tác nhân gây nên bệnh thủy đậu
- Virut Rota gây bệnh tiêu chảy cấp và các vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ
- Vi nấm gây dị ứng, viêm đường hô cấp, suy hô hấp làm bộc phát các cơn hen suyễn
Các loại vi rút này rất nguy hiểm. Chúng cũng có tốc độ lây lan rất nhanh thông qua nhiều đường tiếp xúc như hô hấp, ăn uống. Chính vì thế, vào những ngày nồm ẩm số ca trẻ em mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa tăng vọt.
Cách chăm sóc trẻ khi trời nồm ẩm hiệu quả
Để bảo vệ con yêu tránh khỏi sự tấn công của các mầm bệnh nguy hiểm này bố mẹ cần làm gì? Tham khảo ngay phần bài dưới đây để được các chuyên gia chia sẻ những bí quyết chăm sóc trẻ khi trời nồm ẩm hiệu quả nhé!
Hạn chế đưa trẻ ra ngoài vào thời tiết nồm ẩm
Vào giai đoạn thời tiết chuyển sang nồm ẩm bố mẹ nên hạn chế tối đa việc đưa bé ra ngoài trời. Đây là một trong những cách tốt nhất để giúp con phòng tránh các căn bệnh thường gặp vào ngày nồm ẩm. Như đã nói ở trên, các mầm bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh thông qua nhiều đường tiếp xúc. Vì thế, nếu đưa con ra ngoài sẽ làm gia tăng tiếp xúc với nguồn bệnh. Từ đó, khả năng nhiễm bệnh của con cũng sẽ tăng cao.
Ngoài ra, việc ra ngoài trong điều kiện thời tiết có sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài có thể khiến bé bị sốc nhiệt. Điều này cũng rất nguy hiểm cho con. Trẻ cũng có thể bị nhiễm lạnh do hơi nước bám vào các lớp áo và thấm vào da gây viêm phổi, cảm cúm,….
Chú ý giữ ấm cho con
Trời nồm ẩm thường có nhiệt độ thấp hơn so với bình thường. Nguyên nhân là vì lượng hơi nước trong không khí cao. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý hơn trong việc giữ ấm cho con. Có 2 vị trí trọng điểm trên cơ thể bé mà bạn cần đảm bảo đủ độ ấm cho con đó là chân tay và bụng của con. Cụ thể:
- Bạn cần phải mặc quần hoặc áo che kín rốn của con. Khi ngủ cũng nên chằng thêm 1 lớp khăn mỏng ngang bụng. Điều này sẽ giúp bụng của con được giữ ấm. Nếu bụng của trẻ bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa của trẻ. Trẻ dễ bị đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy khi bụng bị lạnh.
- Luôn giữ ấm bàn chân và bàn tay của trẻ bằng tất và bao tay. 2 vị trí này có liên quan mật thiết đến đường hô hấp và tuần hoàn. Nếu tay và chân của trẻ bị lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sốt, sổ mũi khi bị lạnh tay, chân.
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của con
Trong nhà có trẻ nhỏ bạn nên sắm cho mình một dụng cụ đo thân nhiệt. Mục đích là để kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên. Hầu hết các bố mẹ luôn kiểm tra thân nhiệt trẻ bằng cách cảm nhận qua tay. Điều này khiến độ chính xác không cao. Nhiệt độ của người lớn luôn cao hơn trẻ nhỏ. Vì thế, đến khi bạn cảm nhận được con bị nóng thì lúc đó trẻ đã sốt cao và bệnh cũng trở nặng.
Ngoài đo thân nhiệt, bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng nhiệt của con thông qua các biểu hiện cơ thể. Chẳng hạn:
- Kiểm tra xem con có bị vã mồ hôi ở lưng hay không. Nếu có tức là trẻ đang bị nóng nên tháo bớt đồ trên người con.
- Kiểm tra môi và móng tay, móng chân của con. Nếu thấy tím tái thì có nghĩa là con đang bị lạnh. Nên giữ ấm nhiều hơn cho con để tránh bị nhiễm lạnh.
Giữ vệ sinh cho con toàn diện
Vệ sinh toàn diện cho con là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ con khỏi các mầm bệnh. Bạn cần phải vệ sinh thân thể cho con thường xuyên bằng các sữa tắm chuyên dụng. Tốt nhất là bạn nên chọn những loại sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thành phần an toàn. Mẹ có thể tham khảo một số dòng sữa tắm thảo dược cho bé được nhiều chị em lựa chọn như là Fons Care Baby, Elemis, Yaocare baby…
Xem danh sách đầy đủ TẠI ĐÂY
Khi tắm rửa bạn nên chú ý giữ vệ sinh tay cho con, nhất là các đầu ngón tay. Đây là vị trí tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn. Đồng thời, ngón cũng là bộ phận thường được trẻ đưa vào mắt, mũi, miệng. Vì thế nó dễ trở thành nơi mang mầm bệnh cho con.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên khử khuẩn quần áo cho con trước khi mặc bằng cách phơi nắng thật khô. Hoặc bạn cũng có thể bàn là để là/ủi đồ, dùng máy sấy để sấy qua quần áo ở nhiệt độ cao trước khi cho con mặc.
Thanh lọc không khí xung quanh con
Trong những ngày trời nồm ẩm bố mẹ nên giúp con có một môi trường sạch, trong lành nhất để vui chơi. Để giảm bớt tình trạng các vi nấm, vi khuẩn, bụi bẩn lơ lửng trong không trung các bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Thảm trải sàn, rèm cửa, khăn lau, khăn trải bàn, trải giường,…. luôn phải được giặt và vệ sinh hàng ngày.
Để giảm độ ẩm trong không khí bạn có thể sử dụng điều hòa, máy sưởi hoặc máy hút ẩm. Tuy nhiên, nếu dùng máy điều hòa bật ở chế độ hút ẩm bạn nên dùng thêm máy sưởi bởi lúc này nhiệt độ phòng sẽ bị giảm, trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Hơn nữa bạn cũng nên sử dụng 1 thời gian ngắn, tránh lạm dụng bởi sẽ gây nên nhiều hệ quả không tốt.
Bổ sung dinh dưỡng và đề kháng cho con
Ngoài ra, giúp con khỏe mạnh từ bên trong để chống lại bệnh tật cũng là điều mà bố mẹ nên ưu tiên cho con. Cần chú ý thiết lập cho con 1 chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi. Trong đó, ưu tiên bổ sung cho con những thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, B1, B12,…. Song song đó, bạn cũng nên giữ thói quen giúp con bổ sung vitamin D bằng cách sưởi nắng 15 – 20 phút mỗi buổi sớm và xế chiều.
Fons Care Baby – Sữa tắm chăm sóc da và bảo vệ trẻ mùa nồm ẩm
Vấn đề vệ sinh, tắm rửa cho trẻ vào những ngày trời nồm ẩm cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia, bạn nên có sự chọn lựa sản phẩm sữa tắm gội cho con tùy theo tính chất của mùa. Điều này sẽ giúp làn da của con được bảo vệ tối ưu nhất.
Vào những ngày trời nồm ẩm bạn nên chọn những sữa tắm vừa có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt mà lại đảm bảo dịu nhẹ. Sản phẩm đang được nhiều mẹ bỉm sữa đánh giá tốt chính là Fons Care Baby.
Fons Care Baby là sữa tắm thảo mộc tự nhiên,100% thành phần có trong sữa tắm đều được chiết xuất từ các loại thảo dược dân gian có lợi cho bé như: bồ kết, bồ hòn, kim ngân hoa, kinh giới, mần trầu,… Bố mẹ có thể an tâm mua về sử dụng cho các bé.
Sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng các chất bẩn trên da bé, đồng thời, chăm sóc, nuôi dưỡng làn da bé từ sâu bên trong. Từ đó giúp làn da bé luôn sạch thoáng, khỏe mạnh. Hơn nữa, tinh dầu sả, chanh và gừng còn giúp bé được thư giãn tinh thần, ngăn ngừa côn trùng tấn công, bé ngủ sâu giấc hơn.
Trên đây là bài viết chia sẻ những bí quyết chăm sóc trẻ khi trời nồm ẩm. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm sự tham khảo hữu ích trong việc chăm sóc, bảo vệ con yêu. Áp dụng ngay những cách này để giúp con yêu luôn mạnh khỏe nhé!