Dầu dừa được mệnh danh là một trong những “bảo bối” chăm sóc da của nhiều người. Trong đó, việc chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ bằng cách bôi dầu dừa được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, liệu đây có phải là một hành động đúng đắn? Chàm sữa bôi dầu dừa có tốt không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia của Fons Care Baby giải đáp chính xác trong bài viết này nhé!
Mục lục
Công dụng của dầu dừa trong điều trị chàm sữa
Dầu dừa không chỉ là một nguyên liệu rẻ, dễ tìm mà còn rất lành tính, an toàn đối với làn da non nớt, nhạy cảm của em bé. Nhiều bà mẹ thường sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm da cho con trong mùa đông, thay vì dùng kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng là biện pháp hữu hiệu để trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh, bởi các lí do sau:
- Antioxidant, Antibacterial, Antifungal và Antimicrobial: Đây là những thành phần làm giảm ngứa, xoa dịu cảm giác khó chịu vì chàm sữa ở trẻ. Đồng thời, ngăn chặn nguy cơ lỡ loét da hay xuất hiện biến chứng không mong muốn.
- Axit caprylic và Axit lauric: Những hoạt chất này có khả năng chống viêm tốt. Điều này giúp hạn chế sự tích tụ của các loại vi khuẩn, vi rút hoặc vi nấm trên da bé.
- Axit béo và Triglyceride: Ức chế hoạt động của các mầm bệnh. Nhờ đó thu hẹp được diện tích vùng da bị chàm sữa ở trẻ.
- Vitamin E và K: Có tác dụng dưỡng ẩm, hỗ trợ tái tạo da.
- Các hợp chất kháng khuẩn, chống viêm khác: Giảm nguy cơ nhiễm trùng da, tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Phytonutrients và Polyphenols: Thúc đẩy quá trình phục hồi da bị tổn thương. Nhờ đó cải thiện tình trạng da của trẻ. Đồng thời, giúp bé tránh khỏi nguy cơ để lại các vết sẹo, thâm mất thẩm mỹ.
Các cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa hiệu quả
Thoa dầu dừa để trị chàm sữa cho con rất lành và hiệu quả. Nếu bạn đang muốn dùng dầu dừa để chữa chàm sữa tại nhà cho bé thì có thể tham khảo các cách làm sau:
Thoa dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa
Bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị chàm sữa của con là một trong những cách đơn giản, dễ làm nhất. Bạn thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
Chuẩn bị
- Chuẩn bị 1 lọ dầu dừa nguyên chất
- Bông tăm
- Khăn bông mềm hoặc giấy thấm dầu
- Nước sạch
Cách thực hiện
- Vệ sinh vùng da cần thoa dầu dừa của con bằng nước sạch. Nếu sử dụng nước ấm thì sẽ càng có hiệu quả hơn bởi hơi ấm có thể giúp lỗ chân lông nở ra. Từ đó có khả năng hấp thu dưỡng chất từ dầu dừa tốt hơn.
- Nhỏ vài giọt ( 2 đến 3ml) dầu dừa vào lòng bàn tay và massage nhẹ cho con để tinh chất thấm đều, thấm sâu và da con. Đối với các vết thương hở, những vùng da bé bị đau khi chạm bạn có thể dùng tăm bông để xoa nhẹ xung quanh.
- Bạn giữa nguyên phần tinh chất dầu dừa trên da của bé trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm. Dùng khăn bông nhẹ nhàng lau đi vết dầu dừa trên da con. Hoặc bạn cũng có thể giấy thấm dầu lên vùng da có dầu dừa để lấy đi triệt để dầu thừa trên da.
Thời gian sử dụng: Bạn nên áp dụng đều đặn cho con 2 – 3 lần/ tuần. Thời gian xoa tốt nhất là sau khi tắm cho con để bé được thư giản nhất.
Chữa chàm sữa ở trẻ bằng yến mạch và dầu dừa
Để tăng hiệu quả trong việc chữa trị, bố mẹ có thể kết hợp dầu dừa với bột yến mạch. Sự kết hợp này sẽ làm gia tăng đáng kể hiệu quả chữa trị. Đồng thời, giúp bé thư giản hơn nhờ khả năng làm dịu da, giảm ngứa, tăng đề kháng của yến mạch.
Chuẩn bị
- Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất
- Khoảng 150 gram bột yến mạch
- Dụng cụ trộn hỗn hợp
- Khăn bông mềm
- Nước sạch
Cách thực hiện
- Các bạn cho cho khoảng 2 – 3 muỗng nhỏ dầu dừa (tùy vào diện tích vùng da của con) và 150 gram bột yến mạch vào dụng cụ trộn. Sau đó, hòa trộn đều thành 1 hỗn hợp khá sệt để sử dụng cho con.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần thoa cho con. Lưu ý nên sử dụng nước ấm để kích thích giãn nở lỗ chân lông hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất.
- Lau khô da và thoa hỗn hợp yến mạch – dầu dừa vừa trộn lên da của con. Đồng thời kết hợp massage da bé nhẹ nhàng.
- Để nguyên hỗn hợp trên da bé khoảng 15 – 20 phút sau thì rửa sạch lại cho bé.
Thời gian thực hiện: Nên sử dụng trước khi tắm cho con. Bố mẹ kiên trì sử dụng cách này 2 – 3 lần/ tuần chỉ một thời gian sau sẽ thấy kết quả thay đổi rõ rệt.
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không và dầu dừa
Trong dân gian, lá trầu không cũng là một trong những phương thuốc hay giúp chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ. Sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu này sẽ giúp công dụng chữa trị tăng lên gấp đôi. Cách thực hiện chữa trị chàm sữa ở trẻ nhỏ bằng phương pháp này rất đơn giản. Bố mẹ chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn sau:
Chuẩn bị
- 1 nắm lá trầu không
- Khoảng 20ml dầu dừa
- Bông tăm
- Khăn bông mềm
- Nước ấm
Cách thực hiện
- Ngày 1: Các bạn đem lá trầu không giã nhuyễn lấy nước cốt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị của con
- Sau đó dùng bông tăm thoa trực tiếp nước cốt này lên vùng da bị bệnh của con. Tốt nhất bạn nên thực hiện vào ban đêm khi con ngủ. Bạn sẽ giữ nước cốt trên da bé qua ngày hôm sau. Mục đích của việc này là giúp các mầm bệnh ẩn trồi lên.
- Ngày 2: Các bạn sẽ lấy dầu dừa vừa thoa vừa massage cho con để loại bỏ mầm bệnh.
Thời gian dùng: Kiên trì sử dụng liên tục cho con trong vòng 3 – 4 tuần bạn sẽ thấy có kết quả điều trị dứt điểm căn bệnh gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho con này.
Xem thêm: Chữa chàm sữa bằng 7 mẹo dân gian hiệu quả tại nhà
Bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn của trẻ
Chữa chàm sữa cho con bằng dầu dừa thông qua đường ăn uống cũng là một ý hay mà bố mẹ nên thử cho con. Trong bữa ăn hàng ngày bố mẹ có thể pha trộn thêm dầu dừa để giúp con khỏe mạnh từ bên trong. Dầu dừa sẽ bổ sung dưỡng chất giúp con chống lại căn bệnh này. Đồng thời, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho con.
Khi sử dụng phương pháp này bố mẹ cần lưu ý là chỉ nên cho 1 lượng dầu dừa nhỏ mà thôi. Nguyên nhân là vì khả năng hấp thủ của trẻ còn kém. Sử dụng quá nhiều dầu dừa sẽ tạo nên áp lực lớn cho hệ tiêu hóa của con. Bố mẹ sử dụng cách này kiên trì 2 – 3 tuần sẽ thấy sự cải thiện ngay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với những phương pháp điều trị ngoài da để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Lưu ý khi sử dụng dầu dừa trị chàm sữa cho bé
Khi sử dụng dầu dừa để điều trị chàm sữa cho con các bậc phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cẩn thận trong khâu lựa chọn sản phẩm dầu dừa cũng như các nguyên liệu kết hợp cho con.
- Không nên sử dụng dầu dừa bôi vào miệng các vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng cho bé.
- Mặc dù mang lại hiệu quả tích cực thế nhưng bố mẹ không nên quá lạm dụng. Nguyên nhân là vì dầu dừa có thể gây bít, tắc chân lông không tốt cho da bé.
- Luôn chú ý đến tình trạng da của bé. Nếu thấy kích ứng, dị ứng thì hãy nhanh chóng ngưng sử dụng. Đồng thời, đưa bé đến cơ sở y tế, da liễu gần nhất để điều trị.
- Xem thêm: Bé bị chàm nên dùng sữa tắm gì?
Chàm sữa bôi dầu dừa có tốt không? Đến đây chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp chính xác nhất. Hi vọng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn chữa trị dứt điểm chàm sữa cho con. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi Fonscarebaby để không bỏ lỡ những kiến thức chăm sóc con bổ ích khác nhé!