Chàm sữa là bệnh lý về da gặp khá phổ biến ở đối tượng trẻ em, gây ngứa ngáy, khô da và đỏ ửng. Làn da của trẻ vốn vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy mà các bệnh lý ngoài da như chàm sữa nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy. Vậy chàm sữa có để lại sẹo hay không? Bài viết sau đây giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc bấy lâu và hướng dẫn cách trị chàm sữa hiệu quả nhất.
Mục lục
Chàm sữa có để lại sẹo không?
Chàm sữa là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đây là bệnh lý không có khả năng lây nhiễm cũng như không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm khiến bé vô cùng khó chịu.
Cho tới nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nhưng tỉ lệ mắc cao thường gặp ở những trẻ có bố mẹ bị bệnh chàm, mề đay, hen suyễn hoặc có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc chàm sữa do chế độ ăn uống hàng ngày hoặc môi trường ô nhiễm.
Khi bị mắc chàm sữa có dấu hiệu như vùng da bị ửng đỏ, thường gặp nhất ở cổ, hai bên má, tay và chân. Các mảng ban màu hồng và nổi mụn nước nhỏ li ti. Chàm sữa gây ra cảm giác ngứa ngáy, ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc. Đặc biệt là trong giai đoạn mụn nước vỡ ra, trẻ cảm thấy ngứa rát, khó chịu nên có thói quen đưa tay lên gãi không kiểm soát.
Khi mắc chàm sữa, trẻ có biểu hiện hai bên má, tay chân cũng như thân mình xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở giai đoạn bệnh khởi phát. Nốt mẩn đỏ này lâu ngày hình thành các mụn nước li ti, rỉ nước, đỏ và nứt. Khi mụn nước vỡ ra khiến vùng da đóng vảy và bong tróc. Điều này khiến vùng da bị chàm sữa càng tổn thương nhiều hơn, trầy xước và chảy máu. Bởi vậy mà rất nhiều cha mẹ cảm thấy rất lo lắng, không biết chàm sữa có để lại sẹo hay không.
Chàm sữa có để lại sẹo không là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ.
Thực tế, chàm sữa có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc của cha mẹ. Thông thường, các triệu chứng của chàm sữa sẽ mất đi khi bé sang tuổi thứ 3. Do đó, nếu bé được chăm sóc kỹ lượng và đúng cách vẫn hoàn toàn khỏi bệnh mà không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Cha mẹ cần thực hiện đúng việc điều trị để tránh cho da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây tổn thương da.
Ngược lại, nếu cha mẹ chủ quan không có biện pháp can thiệp kịp thời khiến những vết thương trên da bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây viêm loét và để lại sẹo. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và sự tự tin sau này của bé, đặc biệt là các bé gái.
Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn mẹ cách phân biệt bé bị rôm sảy và chàm sữa
Chàm sữa có thể gây ra sẹo nào?
Nếu chữa chàm sữa không đúng cách có thể gây ra những vết sẹo lớn nhỏ trên da. Chàm sữa thường để lại một số loại sẹo như sau đây.
Sẹo rỗ
Đây là loại sẹo được hình thành do các mụn nước li ti vỡ ra, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Với những bé có mầm bệnh nằm sâu dưới da, chúng sẽ thúc đẩy các mụn nước nhỏ nổi lên liên tục khiến cha mẹ khó kiểm soát hết mụn và viêm nhiễm. Mụn nước có xu hướng mọc thành từng đám dày đặc kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội khiến bé không khỏi khó chịu và dùng tay gãi. Vùng da bị trầy xước, chảy máu nhiễm trùng gây sẹo rỗ.
Sẹo thâm
Sẹo thâm thường xảy ra ở những bé bị chàm sữa mãn tính. Những vùng da bị tấn công sẽ tái đi tái lại nhiều lần khiến sẹo thâm hình thành nhanh chóng. Loại sẹo này có thể dần mờ đi nhưng phải điều trị trong thời gian dài và tốn không ít công sức.
Sẹo lồi
So với hai dạng sẹo trên, sẹo lồi khó chữa tận gốc nhất. Chúng thường xảy ra do chế độ ăn uống không khoa học, không kiêng cữ đúng cách khiến quá trình liền sẹo càng diễn ra lâu hơn.
Hướng dẫn trị chàm sữa không để lại sẹo
Chàm sữa có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, điều quyết định lớn nhất chính là phương pháp điều trị và chăm sóc bé của cha mẹ. Để bảo vệ làn da vốn mỏng manh của bé, cha mẹ cần chủ động lựa chọn biện pháp điều trị sớm và an toàn cho bé. Dưới đây là một số phương pháp trị chàm sữa cho bé khá hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng.
Dùng thuốc tây
Chàm sữa là bệnh lý ngoài da do cơ địa dị ứng gây nên. Do đó, nguyên tắc điều trị hàng đầu là đưa làn da của bé trở về trạng thái bình thường và kéo dài thời gian lành bệnh. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi khi bé bước sang tuổi thứ ba. Bởi vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng mà tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thực tế, một số loại thuốc có dược tính cao có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn diện của bé.
Cẩn trọng khi dùng thuốc tây trị chàm sữa cho bé bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc trị chàm sữa thường là nhóm thuốc bôi có chứa Corticosteroid. Tuy nhiên, dược tính của nhóm thuốc này tương đối cao nên cha mẹ cần tuân thủ theo đơn kê cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý đổi liều dùng khiến trẻ phải đối mặt với một số biến chứng như teo da, mất màu da, nấm da…khiến da bị tổn thương nặng hơn.
Khi sử dụng thuốc chữa chàm sữa không đúng cách cũng có thể khiến tình trạng bệnh xấu hơn và có thể chuyển sang thể bệnh khác như viêm da, nhiễm trùng da…Chàm sữa có những biểu hiện cũng như mức độ khác nhau. Để quá trình điều trị tích cực nhất cần nhiều phương pháp đi kèm. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.
Mẹo dân gian
Các mẹo dân gian trị chàm sữa được nhiều cha mẹ ưu tiên hơn bởi nguyên liệu dễ tìm và có tính an toàn cao hơn với làn da mỏng manh của bé. Cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau để vơi đi nỗi lo chàm sữa có để lại sẹo không nhé.
Lá ổi:
- Chuẩn bị vài lá ổi tươi, rửa sạch sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho vào nồi đun sôi trong 5 – 7 phút.
- Để nước nguội bớt thì dùng khăn bông thấm nước và bôi lên vùng da bị chàm sữa.
Cha mẹ có thể áp dụng cách này kết hợp với sử dụng thuốc bôi theo đơn kê của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài lá ổi cha mẹ cũng có thể sử dụng lá trà xanh với cách làm tương tự như trên.
Lá sim:
Lá sim có tính đắng, khả năng khử trùng và làm vết thương mau lành hiệu quả nên được sử dụng để chữa chàm sữa. Cách thực hiện như sau:
- Lá sim rửa sạch, đun với nước cho tới khi sôi kỹ sao cho nước sánh và đặc lại thành dạng cao.
- Hàng ngày, mẹ hãy dùng cao lá sim thoa lên vùng da bị chàm của bé.
Áp dụng vài ngày tình trạng bệnh dần thuyên giản, giảm tỉ lệ sẹo do chàm sữa gây ra.
Xem chi tiết: Hướng dẫn trị chàm sữa cho bé bằng dân gian
Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa
Để phòng ngừa sẹo do chàm sữa gây nên, khi chăm sóc bé bị chàm sữa cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
Chế độ dinh dưỡng
Đa phần các trường hợp bị chàm sữa thường ở giai đoạn trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ. Do đó, những thức ăn mà mẹ ăn sẽ tiết ra sữa và có ảnh hưởng tới bé yêu. Nếu mẹ lo lắng chàm sữa có để lại sẹo hay không thì trước tiên cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy lùi chàm sữa một cách nhanh chóng.
Hãy tránh những món ăn dễ gây dị ứng trong giai đoạn bị chàm sữa như tôm, cua biển, lạc, thực phẩm lên men…Những thực phẩm nên ăn như thịt lợn, thịt gà, cá béo, các loại rau xanh và hoa quả. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các loại vitamin từ hoa quả, rau xanh giúp làn da nhanh hồi phục.
Tránh xa tác nhân gây dị ứng
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và không để lại sẹo, cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, nấm mốc, không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, lông động vật…
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Sử dụng nước mát hoặc nước ấm để tắm cho bé, không nên dùng nước quá nóng và tắm quá lâu với xà phòng. Không nên dùng xà phòng có tính tẩy rửa cao. Tốt nhất cha mẹ nên dùng các loại sữa tắm dành riêng cho bé.
Xem chi tiết: 6 loại sữa tắm dành cho bé bị chàm sữa
Môi trường sống xung quanh
Môi trường sống ẩm ướt, ô nhiễm là yếu tố có thể khiến bé bị chàm sữa. Bởi vậy, bạn hãy giữ gìn vệ sinh môi trường là điều vô cùng cần thiết. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và sạch sẽ. Không nên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đặc biệt là lông từ động vật (chó, mèo…).
Mặc quần áo thoáng mát
Mặc những bộ quần áo với chất liệu vải thoáng mát, sợ tự nhiên. Không nên mặc quần áo chật, thay vào đó hãy chọn những bộ rộng rãi và có khả năng thấm hút mồ hôi. Không nên chọn quần áo có chất liệu bằng len, vải không có khả năng thấm hút mồ hôi bởi chúng có khả năng kích ứng gây ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh gãi lên da
Tránh để bé gãi lên da vì thói quen này có thể gây tổn thương da dẫn tới hình thành sẹo.
Tránh dùng tay hoặc đồ vật để gãi ngứa lên da. Trẻ sơ sinh nên cắt móng tay cho trẻ và giúp trẻ mang găng tay. Điều này không chỉ giúp trẻ tránh những tổn thương trên da do gãi ngứa mà còn hạn chế hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ.
Bài viết sau đây đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “Chàm sữa có để lại sẹo không?” để phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn, bội nhiễm khiến sẹo hình thành. Bên cạnh đó, trẻ bị chàm sữa nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh nhé.
Đọc thêm: Viêm da ở trẻ sơ sinh là do đâu – có những loại nào?