Chàm sữa là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tác nhân gây ra tình trạng này có thể đến từ sữa mẹ hoặc thực phẩm từ chế độ ăn dặm của bé. Vậy chàm sữa kiêng ăn gì? Những thức ăn nào mẹ nên tránh cho trẻ ăn để hạn chế tình trạng ngứa rát của bệnh chàm sữa? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Mục lục
Sơ lược về bệnh chàm sữa ở trẻ
Chàm sữa hay còn được biết đến với tên gọi khác là lác sữa. Bệnh này thuộc dạng viêm da cơ địa. Triệu chứng của chàm sữa là nổi mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước nhỏ mọc thành từng đám trên da.
Chàm sữa có thể gây nhầm lẫn với rôm sảy, bạn có thể đọc thêm hướng dẫn chi tiết cách phân biệt chàm sữa và rôm sảy
Bệnh chàm sữa xuất hiện từ rất sớm, có tới 60% trẻ mắc bệnh dưới một tuổi. Thông thường, các nốt mụn có xu hướng tự vỡ và lành khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và có hướng điều trị sớm, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, quấy khóc, chậm tăng cân.
Khi qua tuổi thứ 4, nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, chàm sữa có khả năng chuyển sang bệnh chàm thể tạng. Bệnh này có thể đeo đẳng con trong suốt cuộc đời sau này.
Xem thêm: Hình ảnh nhận biết bé bị chàm sữa
Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng đến bé bị chàm sữa không?
Như đã nói, bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ, những gì mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú.
Nếu mẹ ăn những thức ăn lành mạnh, các chất dinh dưỡng sẽ theo đường sữa hấp thụ vào cơ thể bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Với những mẹ hay ăn các nhóm đồ ăn có chứa các chất kích thích sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Từ đó, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ không được cao, ảnh hưởng đến bệnh chàm sữa. Điều này khiến cho bệnh ngày một nặng hơn.
Như vậy, chế độ ăn uống của mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa cho con. Khi có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, lượng sữa mẹ sẽ tốt hơn, giúp con chống lại bệnh.
Chàm sữa kiêng ăn gì?
Với các mẹ có con mắc bệnh chàm sữa, trong thời gian này cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học để con dễ dàng kiểm soát bệnh. Đặc biệt lưu ý, tránh tiêu thụ những thực phẩm dễ gây kích thích, dị ứng da. Bởi những chất này có thể truyền qua sữa mẹ, khiến bé bị chàm sữa trở nên ngứa ngáy, nổi mẩn nhiều hơn. Vậy chàm sữa kiêng ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm mẹ cần hạn chế:
Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ
Khi bé nhà mình bị chàm sữa, các mẹ nên hạn chế ăn những loại thức ăn như: Các món chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, thịt mỡ…
Những mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất béo sẽ khiến cho tình trạng chàm sữa của con bị nặng hơn. Những nốt mụn, nốt ban xuất hiện ngày một nhiều gây ra tình trạng ngứa dai dẳng kéo dài.
Trong số các loại thực phẩm kể trên thì nội tạng động vật là một món ăn mẹ nên tránh xa trong thời gian này. Bởi nó chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Khi hấp thu vào cơ thể quá nhiều, dễ phát sinh dị ứng. Các nốt chàm sữa lên nhiều, lan ra khắp cơ thể, khiến tình trạng bệnh nặng và khó điều trị hơn.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất tanh
Nhóm thực phẩm giàu chất tanh được hiểu đơn thuần là các thức ăn từ loài động vật sống dưới nước. Không đơn thuần là tôm, cá, mà hầu hết các loại thức ăn như: cua, ốc, các thu, cá hồi, tảo biển…
Khi bé bị chàm sữa, mẹ nên hạn chế những thực phẩm này. Bởi chúng có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch rất cao. Hay hiểu một cách đơn giản là nhóm thực phẩm giàu chất tanh rất dễ gây ra dị ứng. Khi mẹ ăn các loại thực phẩm trên, chúng sẽ theo sữa mẹ, hấp thụ vào con tạo nên chuỗi dị ứng.
Đặc trưng của các loại thực phẩm giàu chất tanh là có các phân tử protein kích thước nhỏ. Chúng rất dễ đi vào sữa mẹ, gây kích ứng da, nhất là những người cơ địa dễ bị ứng.
Thực phẩm giàu chất cay nóng
Đồ cay nóng luôn hấp dẫn với mọi người, ngay cả với những phụ nữ mới sinh. Rất nhiều bà mẹ trong thực đơn món ăn mỗi ngày cứ phải có thêm một chút ớt, tiêu mới cảm thấy ngon miệng.
Đây cũng là nguyên nhân khiến bé nhà bạn dễ bị chàm sữa. Khi con gặp tình trạng này, mẹ nên ngừng thói quen ăn đồ cay. Hạn chế ăn những món ăn cay nóng như: Tiêu, ớt, rượu bia và các chất kích thích. Những chất này khi đi vào cơ thể mẹ, bé ti vào sẽ gây ra những phản ứng bất lợi. Biểu hiện rõ nhất là ngứa ngáy. Mồ hôi trên cơ thể bé tiết ra nhiều hơn, điều này vô tình tạo môi trường thuận lợi để các nốt chàm sữa phát triển mạnh hơn.
Vì vậy, những thực phẩm cay nóng được xem là khắc tinh số một gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Chỉ cần trong thức ăn của mẹ chứa nhiều gia vị mạnh, sữa mẹ sẽ nóng hơn mức bình thường. Khi bé ti vào không những khiến các nốt chàm sữa tăng sinh mà còn khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, nóng nực trong người.
Những món mẹ nên ăn khi con bị chàm sữa
Bên cạnh thắc mắc chàm sữa kiêng ăn gì, thì việc nên ăn gì để hỗ trợ điều trị chàm sữa là câu hỏi nhiều phụ huynh đang cần đáp án. Bởi một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất sẽ khiến bé phát triển đồng đều, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa, mẹ nên ăn các loại thực phẩm sau:
Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin
Một chế độ ăn nhiều vitamin sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé đang bị chàm sữa. Dưới đây là một số loại vitamin rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh chàm sữa cho con, mẹ cần ghi nhớ:
- Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, bưởi, dâu tây, dưa hấu…giúp tăng cường hệ tiêu hóa, ngăn sản sinh histamin và giúp kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C trong các loại quả này còn giúp tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
- Bổ sung kẽm để tăng sức đề kháng cho bé. Kẽm có trong các loại hạt như: Bí ngô, chocolate đen…
- Bổ sung Vitamin E để tăng miễn dịch trên da, giúp da mịn màng, ngăn ngừa nấm ngứa. Các loại vitamin E có thể tìm thấy ở: Dầu dừa, hạt hướng dương, bơ,…
- Thường xuyên cho con tắm nắng mỗi ngày lúc 7-9h sáng. Ánh mặt trời sẽ giúp con dễ dàng hấp thụ vitamin D hiệu quả.
Tỏi – Gia vị kháng sinh tuyệt vời
Tỏi là một loại gia vị vốn đã rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Theo đông y, trong tỏi có chứa một số hoạt chất như Allicin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Tuy nhiên, một số mẹ không ăn được tỏi, ngay bây giờ hãy tập cách ăn nó. Bởi khi bổ sung tỏi vào trong các món ăn thường ngày có thể nâng cao hệ miễn dịch của cả mẹ và bé. Nhờ đó tình trạng chàm sữa, dị ứng, mẩn ngứa ở trẻ cũng được cải thiện đáng kể.
Chất đạm từ thịt nạc
Một trong những dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, bé phát triển là chất đạm từ thịt nạc. Tuy nhiên, mẹ cần cân đối lượng thịt sử dụng trong mỗi bữa ăn để đảm bảo không bị thừa chất. Các loại thịt nạc từ lợn, gà, bò chứa rất nhiều chất đạm giúp cơ thể bé phát triển vượt bậc. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại được nhiều bệnh tật, kể cả bệnh chàm sữa. Chất đạm trong thịt sẽ giúp bổ sung năng lượng để con phòng ngừa tình trạng ngứa, rát ở bệnh chàm sữa.
Bài viết trên đây chính là đáp án cho câu hỏi “Chàm sữa kiêng ăn gì”. Cùng với đó là những thông tin hữu ích về bệnh chàm sữa ở trẻ em. Hi vọng các mẹ đã kịp ghi nhớ để chuẩn bị sẵn sàng cho con một nền tảng khỏe mạnh. Chúc bạn luôn vui vẻ!
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn