Chàm sữa là một trong những tình trạng viêm da ở trẻ nhỏ. Nếu mẹ chủ quan, lơ là sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của con yêu. Vậy chàm sữa tái đi tái lại có chữa trị được không. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chuyên gia Fonscare để có thêm kinh nghiệm mẹ nhé!
Mục lục
Tìm hiểu đôi nét về chàm sữa
Bệnh chàm sữa thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 06 tháng tuổi. Theo con số thống kê mới nhất, ở Việt Nam có khoảng 20% trẻ bị chàm sữa. Đây là con số đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang. Ban đầu, những mụn nước đỏ li ti mọc đều hai bên má. Kèm theo đó là tình trạng khô da dẫn đến da khô bong tróc, tạo thành những lớp vảy.
Tiếp đó, mụn nhanh chóng lan xuống các bộ phận của cơ thể như: Cổ, tay (mu bàn tay, khuỷu tay), chân (đầu gối, mắt cá chân, mu bàn chân). Hiện tượng này khiến rất ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không giữ gìn vệ sinh đúng cách, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vùng da khiến chàm sữa tái đi tái lại. Khi trẻ gãi mạnh, những mụn nhỏ này có thể bị bung, lở loét, chảy máu. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ tren gương mặt của trẻ.
Theo các chuyên gia, bệnh chàm sữa gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ bị viêm da dị ứng. Nếu cha mẹ có tiền sử dị ứng da, nổi mề đay hay dị ứng thời tiết thì nguy cơ trre sinh ra bị chàm sữa rất cao. Cùng với đó, một số yếu tố từ bên ngoài môi trường như: Thời tiết giao mùa, khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh… là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Có thể mẹ quan tâm: Hướng dẫn mẹ phân biệt rôm sảy và chàm sữa ở trẻ
Chàm sữa tái đi tái lại có nguy hiểm không?
Chàm sữa là hiện tượng tổn thương trên da. Thông thường, bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm và khỏi sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, đối với những trẻ có hệ miễn dịch kém rất dễ bị chàm sữa tái đi tái lại. Lúc đó, những mẩn đỏ tưởng chừng đơn giản sẽ phát triển thành chàm thể tạng.
Khi bị chàm sữa tái nhiều lần, trẻ rất hay quấy khóc, biếng ăn, sụt cân nhanh. Hệ quả về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, mẹ cần tìm ngay các biện pháp chữa trị hiệu quả, an toàn. Giải quyết vấn đề từ nguyên nhân gốc rễ giúp chàm sữa khỏi dứt điểm, nhanh chóng.
Mách mẹ cách chữa trị chàm sữa dứt điểm
Phụ thuộc vào cơ địa của từng bé mà bệnh chàm sữa sẽ có diễn biến khác nhau. Để đánh bay các vết mụn cứng đầu trên da do chàm sữa gây ra, mẹ cần ghi nhớ những điều như sau:
Giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ
Phương pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế chàm sữa tái đi tái lại là giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ. Vào những ngày hè oi ả, mẹ nên vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Mẹ cần chú ý tắm cho con bằng nước ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Thời gian tắm trung bình khoảng 5-10 phút.
Cùng với đó, mẹ có thể sử dụng một số loại sữa tắm lành tính để vệ sinh cho con. Với các thành phần từ thiên nhiên, loại sữa tắm này không gây kích ứng trên da trẻ. Vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng sản phẩn an toàn, không hóa chất độc hại. Tuy nhiên, mẹ không nên bôi chà sữa tắm trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa. Hãy dùng chiếc khăn mềm lau qua để làm sạch da và tắm lại bằng nước ấm.
Đảm bảo môi trường trong lành
Môi trường sinh hoạt không sạch sẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến chàm sữa. Bởi vậy, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con luôn sạch sẽ, thoáng mát. Tuyệt đối không chọn nơi ở ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Đồng thời, nhiệt độ trong phòng luôn ở mức phù hợp. Nếu bé sinh hoạt trong điều kiện thời tiết quá nóng thì sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, ảnh hưởng đến da.
Ngược lại, vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài. Hãy để con vui chơi trong căn phòng ấm áp giúp bảo vệ sức khỏe. Thêm vào dó, thoa một số loại kem dưỡng ẩm làm mềm da. Từ đó, tình trạng da khô nứt nẻ, vảy bong tróc do chàm sữa được giảm đáng kể.
Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm chọn kem dưỡng ẩm cho con thì nên tham khảo tư vấn của chuyên gia. Các bác sĩ đầu ngành về da liễu sẽ hỗ trợ mẹ tìm loại kem dưỡng ẩm tốt nhất. Sản phẩm không chứa thành phần hóa chất mạnh nên hạn chế tình trạng dị ứng, mẩn ngứa trên da.
Chọn chất liệu quần áo phù hợp
Hệ miễn dịch của trẻ được hình thành qua từng giai đoạn. Với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, “lớp hàng rào miễn dịch” chưa hoàn thiện. Bởi vậy, trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc chu đáo ngay từ những điều đơn giản nhất. Đôi khi, sợi lông bám trên quàn áo hay chất liệu không phù hợp có thể khiến da trẻ bị tổn thương.
Cách đơn giản nhất để tạm biệt các vết chàm sữa dai dẳng là lựa chọn trang phục phù hợp cho con. Chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi giúp da bé luôn khô thoáng. Từ đó ngăn ngừa vi khuẩn trên da do bí tắc mồ hôi gây ra. Nếu mẹ chưa có kiến thức chăm sóc trẻ lần đầu thì nên tham gia các hội, nhóm. Dựa vào chia sẻ của các mẹ bỉm sữa sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ ích. Nhờ đó nuôi con phát triển khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời.
Đọc thêm: Chàm sữa bôi thuốc gì?
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa nhiều lần có thể do rối loạn tiêu hóa khiến hệ miễn dịch hoạt động kém. Hơn thế nữa, đa số trẻ dưới 06 tháng tuổi đều tiếp nhận nguồn dinh dưỡng qua bú sữa mẹ. Vì vậy, giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng chàm sữa là điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ.
Mẹ nên tích cực bổ sung các loại vitamn có lợi từ thực phẩm tươi sống. Kết hợp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày để bữa ăn thêm phong phú. Tăng cường các loại rau xanh (súp lơ, cải bắp, cải thìa, bí đỏ…), trái cây (táo, lê, cam, quýt…) và các loại thịt đỏ. Một số loại hạt như: Đậu, lạc, hạt chia… hay bơ, sữa cũng rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, mẹ nên tránh thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ như: Gà rán, khoai tây chiên, cá viên rán, xúc xích… Một số loại hải sản tươi sống có mùi tanh rất dễ gây dị ứng. Mẹ cần tránh tuyệt đối đồ uống chứa nhiều chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê hay thuốc lá. Nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả hai mẹ con mà còn khiến tình trạng chàm trên da càng nặng hơn.
Áp dụng các phương pháp dân gian
Chàm sữa ở thể nặng rất khó điều trị dứt điểm. Nếu mẹ lạm dụng thuốc Tây trong tời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể non nớt của trẻ. Do đó, mẹ nên tham khảo phương pháp chữa chàm sữa tái đi tái lại từ dân gian. Mặc dù cách chữa trị này không tác dụng nhanh, tức thì. Nhưng ưu điểm của nó là an toàn, không tiềm ẩn tác dụng phụ. Cụ thể như sau:
- Dầu dừa: Trong thành phần của dầu dừa có cứa acid laurisc giúp kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Lượng vitamin E cần thiết hỗ trợ da mềm mại, hạn chế khô da, ngứa rát. Trước tiên, mẹ làm sạch vùng da bị tôn thương. Sau đó massage bằng dầu dừa để giảm những tổn thương do chàm sữa gây ra. Xem thêm: Chàm sữa bôi dầu dừa có tốt không?
- Lá trà xanh: Đây được coi là loại dược liệu quý giúp chữa trị bệnh về da. Hàm lượng chất kháng khuẩn cùng vitamin, khoáng chất cần thiết hỗ trợ làm sạch da. Đồng thời giúp làm lành vết thương của chàm sữa. Mẹ chỉ cần rửa sạch lá chè tươi đun nước rồi tắm cho bé thường xuyên.
Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị chàm sữa tái đi tái lại. Đừng quên tích lũy ngay vào cẩm nang chăm sóc con yêu nhé. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chàm sữa hoặc các bệnh ngoài da khác ở trẻ, bạn có thể để lại comment dưới chân bài viết này để được Fonscare tư vấn chi tiết.