Chàm sữa là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh có các biểu hiện như đỏ da, ngứa da và viêm khiến bé cảm thấy rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh đang phải đau đầu để tìm cách cải thiện chàm sữa cho bé. Hãy cùng tham khảo các mẹo trị chàm sữa cho bé sơ sinh ngay trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa còn được gọi bằng những cái tên khác như viêm da cơ địa, lác sữa, eczema. Đây là bệnh lý về da liễu với các biểu hiện như ngứa, viêm da hoặc tình trạng phát ban diện rộng. Trẻ em từ 3 tháng cho tới 24 tháng tuổi thường bị chàm sữa, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi dễ bị chàm sữa nhất.
Đối với trẻ sơ sinh, chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như má, da đầu, nửa thân trên và chân tay. Ở trẻ lớn hơn và người lớn chàm thường bùng phát ở chân và tay. Ngoài ra, chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu như:
- Da bị đỏ, khô da và mẩn ngứa rất khó chịu. Ở giai đoạn khởi phát xuất hiện mẩn đỏ sau thành mụn nước nhỏ li ti sau đó rỉ nước, đóng mày tóc vẩy.
- Chàm sữa thường xuất hiện ở hai gò má trẻ, sau lan xuống cằm, trán, da đầu. Những trường hợp nặng lan xuống toàn thân, tay chân. Tuy nhiên sẽ không có ở mắt, mũi, miệng.
Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé rất khó chịu.
Chàm sữa khiến bé phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy cực khó chịu làm giảm chất lượng giấc ngủ, ăn uống kém gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như các hoạt động hàng ngày của bé. Do đó, cha mẹ cần có những biện pháp để cải thiện chàm cho bé. Tuy nhiên, chàm sữa ở trẻ không có cách nào để trị dứt điểm ngay. Tình trạng của bé sẽ được cải thiện khi bé lớn hơn khi hệ miễn dịch ngày càng hoàn thiện. Áp dụng các biện pháp nhằm hỗ trợ giảm triệu chứng một cách an toàn.
Mẹo trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu, quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không yên ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Để cải thiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, cha mẹ hãy cùng tham khảo một số mẹo sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Trẻ bị chàm sữa, các mẹ nên duy trì cho trẻ bú sữa từ lúc mới sinh cho tới khi 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi nên cho trẻ ăn dặm với đa dạng các loại thức ăn. Khi trẻ ăn thì cho ăn từng chút một và quan sát xem trẻ có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Nếu có hãy tránh thực phẩm gây dị ứng khỏi thực đơn của bé. Một số thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như hải sản, cà chua, đậu phộng, trứng…
Mẹ đang cho con bú cũng nên tránh các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như đồ ăn có mùi tanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…Nếu mẹ không kiêng sẽ khiến viêm da ở bé nặng hơn, khó chữa và dễ tái phát trở lại trong thời gian ngắn.
Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ
Bé cần được vệ sinh sạch sẽ nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Mẹ chỉ cần tắm nước ấm cho bé hàng ngày, thời gian tắm từ 5 – 10 phút/lần là đủ. Không nên dùng nước nóng khiến da trẻ bị khô.
Để diệt khuẩn mẹ có thể dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Các loại sữa tắm có chứa nhiều chất tạo mùi và chất tẩy rửa không nên sử dụng. Cha mẹ cũng cần theo dõi sự thay đổi của da bé sau mỗi lần tắm để kịp thời theo dõi tiến triển của bệnh.
Tắm sạch lại bằng nước sạch và nhẹ nhàng lau khô cho bé bằng khăn mềm sạch. Không nên để da bé ẩm ướt dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công khiến chàm sữa càng nặng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lau quá khô. Tốt nhất nên giữ một độ ẩm nhất định cho da của bé.
Xem chi tiết: 6 loại sữa tắm cho bé bị chàm
Dùng thuốc
Khi bé có dấu hiệu chàm sữa, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám chính xác nhất tình trạng của bé và có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ chỉ định loại thuốc đặc trị dành riêng cho bé. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Thoa kem dưỡng ẩm
Sau khi tắm xong, cơ thể của bé sạch sẽ mẹ có thể dùng một số loại kem để dưỡng ẩm cho làn da của bé. Hãy thoa sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho em bé mà bác sĩ khuyên dùng mẹ nhé. Các loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên được ưu tiên hơn cả. Những sản phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu nên tránh bởi chúng dễ gây kích ứng làn da của bé.
Kiểm soát yếu tố tác nhân
Tránh hoàn toàn hoặc loại bỏ các yếu tố gây kích ứng da, giảm tình trạng bệnh bùng phát. Ở trẻ sơ sinh các yếu tố gây kích ứng da thường là những tác nhân tiếp xúc trực tiếp với da của bé như:
- Sữa tắm, sữa dưỡng thể.
- Tác nhân gây dị ứng từ môi trường như khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn…
- Quần áo với chất liệu vải thô hoặc nhiều tơ, sợi, họa tiết cứng.
- Mồ hôi.
- Nước bọt của trẻ.
Cha mẹ cần kiểm tra và xem xét các loại sữa tắm, bột giặt mà bé đang dùng có chất gây kích ứng da hay không. Cần hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc…bên ngoài môi trường.
Môi trường xung quanh trẻ
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa thường có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Do đó, cha mẹ cần giữ môi trường xung quanh bé thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết. Thường xuyên vệ sinh chăn gối của trẻ, tránh để bé chơi hoặc ngủ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, phòng bụi bẩn, có nhiều khói thuốc và lông động vật.
Giữ làn da của bé luôn khô và sạch
Cần giữ da bé luôn sạch sẽ, khô, tránh để trẻ đổ mồ hôi bị ẩm ướt khiến vùng da bị chàm sữa nhiễm trùng. Sau khi trẻ bú xong, mẹ cần lấy khăn mềm sạch lau miệng cho trẻ. Cần thay tã thường xuyên để tránh trẻ không bị hăm, ngứa, dị ứng hay nhiễm khuẩn.
Dùng quần áo chất liệu mềm cho bé
Khi trẻ bị chàm sữa cha mẹ nên chọn quần áo cho bé với chất liệu mềm mại. Không nên mặc quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé khiến viêm da càng trở nên tồi tệ hơn.
Dùng nước lạnh
Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều do ngứa mẹ có thể dùng một chai nước lạnh áp nhẹ vào chỗ da bị ngứa của bé nhiều lần trong ngày. Điều này giúp làm dịu, giảm ngứa do chàm sữa gây ra.
Xem thêm chi tiết: Bị chàm sữa có nên bôi dầu dừa?
Cách dân gian cải thiện chàm sữa cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh một số cách trên, các mẹ cũng có thể tham khảo một số cách dân gian để cải thiện chàm sữa cho trẻ sơ sinh. Sau đây là một số mẹo dân gian cải thiện chàm sữa cho bé yêu của bạn.
Lá ổi
Lá ổi có chứa nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm, giúp cân bằng độ ẩm cho làn da của bé. Dùng lá ổi nấu nước tắm cho bé là mẹo hay làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu do chàm sữa gây nên ở bé.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá ổi, rửa sạch và để ráo nước.
- Đun với nước sôi trong khoảng từ 5 – 7 phút.
- Để nước còn hơi ấm và lau khô da cho trẻ.
Mẹ có thể kết hợp với sử dụng thuốc bôi chữa chàm sữa cho bé do bác sĩ kê đơn nữa nhé.
Lá sim
Lá sim có tính đắng giúp khử trùng mạnh và làm lành vết thương hiệu quả nên cải thiện các vết chàm ở bé, tránh nguy cơ chàm để lại sẹo. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá sim, rửa sạch và để ráo nước.
- Lấy lá sim nấu với nước cho tới khi sánh lại thành cao.
- Hàng ngày lấy cao lá sim bôi lên vùng da bị chàm sữa cho bé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng rau sam trị chàm cho bé
Lá trà xanh
Trà xanh có công dụng sát khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ sẽ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng chàm sữa và lấy lại sự mịn màng vốn có của làn da bé. Để cải thiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị 1 nắm trà xanh, rửa sạch và để ráo nước.
- Lá trà xanh đun sôi với nước.
- Để nước nguội bớt, dùng nước trà xanh tắm cho bé. Mẹ hãy lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm của bé.
Đọc thêm: Lưu ý mẹ phải biết khi tắm lá chè xanh cho trẻ
Lá trầu không
Trầu không có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao ngăn ngừa tình trạng tấn công từ các chất gây dị ứng hoặc mầm bệnh đang tấn công da của bé. Ngoài ra, chất phenal và tannin có trong lá trầu không giúp hỗ trợ giảm ngứa ngáy, giúp tái tạo tế bào da một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và giã nát.
- Bỏ lá trầu không vừa giã vào khăn xô hoặc vải mềm rồi vắt lấy nước cốt, bỏ bã đi.
- Thoa nước lá trầu không lên vùng da bị chàm sữa của bé.
Thời điểm thoa phù hợp nhất là khi bé ngủ bởi khi đó bé không gãi khiến nước cốt trôi đi. Nếu bé bị chàm toàn thân, mẹ có thể nấu nước tắm với lá trầu không và tắm trực tiếp cho bé.
Hi vọng những thông tin trên đây giúp cha mẹ cải thiện chàm sữa dứt điểm cho bé nhé. Chúc các mẹ thành công và đừng quên sử dụng sữa tắm Fons Care baby cho bé yêu nhé