Vùng da mặc tã rất dễ bị hăm do thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu và phân. Có nhiều cách “đánh bay” hăm tã cho bé ngay tại nhà được nhiều mẹ áp dụng. Trong đó phải kể đến mẹo trị hăm tã bằng dầu dừa. Thực hư dùng dầu dừa trị hăm tã có hiệu quả? Cùng tìm hiểu tác dụng của dầu dừa khi bé bị hăm tã và hướng dẫn sử dụng đúng cách ngay dưới đây nhé.
Mục lục
Dầu dừa trị hăm tã cho bé có hiệu quả không?
Làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ gặp phải các vấn đề như hăm tã, mẩn ngứa, rôm sảy. Tại những vùng da như bẹn, mông, vùng kín, nếp gấp trên tay, chân…là những nơi mồ hôi tích tụ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng dễ khiến trẻ bị hăm.
Xem chi tiết: Hình ảnh bé bị hăm ở các vùng da khác nhau trên cơ thể
Trẻ bị hăm tã là hiện tượng khá phổ biến. Hăm tã khiến vùng da mông, bẹn, bộ phận sinh dục bị mẩn đỏ, có thể xuất hiện các nốt mụn li ti, da bị ẩm ướt, thậm chí có mùi hôi. Hăm tã khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, ngủ không sâu giấc.
Nhiều mẹ áp dụng mẹo dân gian dùng dầu dừa để trị hăm tã cho bé. Thực hư dùng dầu dừa trị hăm tã có thực sự hiệu quả? Câu trả lời được giải đáp sau đây:
Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của dầu dừa trong việc điều trị hăm tã ở trẻ. Tuy nhiên, dầu dừa vẫn được nhiều người sử dụng trong nhiều năm qua nhằm khắc phục các vấn đề về da trong đó có cả hăm tã ở bé. Nhờ đặc tính kháng viêm tự nhiên nên dầu dừa giúp giảm viêm da đồng thời xoa dịu tình trạng kích ứng.
Vitamin E và các chất béo có trong dầu dừa giúp dưỡng ẩm, làm da mềm mại, tăng cường độ đàn hồi, bảo vệ da luôn khỏe mạnh. Trong dầu dừa còn chứa phytonutrients và polyphenols chống oxy hóa, làm lành các tổn thương trên bề mặt da.
Với những công dụng trên nên nhiều mẹ dùng dầu dừa để cải thiện hăm tã cho bé. Tuy nhiên, dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên nên mẹ cần kiên trì nhiều ngày mới đạt được hiệu quả rõ rệt khi trị hăm tã cho bé.
Mẹ cũng nên mua dầu dừa nguyên chất ở những thương hiệu uy tín, an toàn cho bé. Tránh sử dụng dầu dừa kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh có thể khiến bé bị dị ứng, thậm chí nhiễm trùng da.
Trẻ sơ sinh dùng dầu dừa có an toàn?
Dầu dừa là chất lỏng được chiết xuất từ cơm dừa của những trái dừa già. Dầu dừa có nhiều màu khác nhau như trắng, vàng nhạt hoặc vàng đậm. Ở nhiệt độ dưới 25 độ C, dầu dừa chuyển sang dạng rắn và hóa lỏng khi nhiệt độ lớn hơn 25 độ C.
Dầu dừa được sử dụng khá phổ biến với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Không chỉ được sử dụng giúp dưỡng ẩm da, trị gàu, chăm sóc tóc…Các mẹ bỉm sữa thường dùng dầu dừa để trị hăm tã cho con.
Đa phần các trường hợp sử dụng dầu dừa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều khá an toàn, không xuất hiện tác dụng phụ. Đối với trẻ sơ sinh, nhiều trường hợp dùng dầu dừa để giảm viêm và xoa dịu kích ứng da. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ bị kích ứng với các dấu hiệu như mẩn ngứa, sưng đỏ, phát ban…
Để đảm bảo an toàn nhất khi dùng dầu dừa, mẹ nên bôi thử một lượng nhỏ lên da của bé trước và theo dõi. Nếu không xảy ra tình trạng kích ứng hay tác dụng phụ nào thì mới tiến hành bôi lên diện tích lớn trên da.
Mẹ cũng nên dùng một lượng dầu dừa vừa đủ, không nên dùng quá nhiều khi trị hăm tã cho bé. Nếu có bất kỳ bất thường gì trong quá trình sử dụng, cần ngừng lại ngay.
Cách dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em
Dưới đây là một số mẹo trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé khi bị hăm tã nhé.
Thoa dầu dừa trực tiếp lên da
Nhờ các thành phần dưỡng ẩm nên khi thoa trực tiếp lên da giúp dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả. Mẹ có thể áp dụng theo các bước như sau:
- Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm hoặc nước chè tươi.
- Lấy khăn mềm, sạch lau khô da cho bé để tránh có nước đọng lại trên da.
- Dùng 2 thìa dầu dừa đun nóng cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng làm ấm.
- Đợi khi dầu dừa ấm, mẹ lấy thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã của bé.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng cho bé để các dưỡng chất của dầu dừa thấm sâu vào bên trong da.
- Sau khi thoa xong, mẹ đợi một lúc để dầu dừa khô hết rồi mới mặc tã/bỉm mới cho bé.
Mẹ có thể thực hiện 1 – 2 lần/ngày hoặc sau mỗi lần thay tã cho bé. Mẹ cũng có thể thực hiện ở các vùng da khác như cổ, các ngấn tay, ngấn chân.
Dầu dừa kết hợp với dầu oải hương
Tinh dầu oải hương có chứa thành phần chống viêm da nên có tác dụng làm dịu da, giảm viêm hiệu quả. Khi kết hợp với dầu dừa làm tăng hiệu quả trị hăm mà không gây hại cho da bé. Mẹ có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Trộn 2 thìa tinh dầu oải hương vào 1 chén dầu dừa tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Cho hỗn hợp trên vào ngăn mát tủ lạnh 1 giờ để hỗn hợp đông lại.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh sạch sẽ phần da bị hăm của bé trước khi thoa dầu lên.
- Thoa đều hỗn hợp đã chuẩn bị trên lên vùng da bị hăm của bé kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Sau khi thoa 30 phút, mẹ cần rửa lại bằng nước ấm và lau khô trước khi mặc tã mới cho bé.
Thực hiện 2 ngày một lần để đạt được hiệu quả trị hăm tốt nhất.
Dầu dừa và bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ rất giàu vitamin A và E giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho làn da của bé. Sự kết hợp giữa bơ hạt mỡ và dầu dừa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện các triệu chứng đau rát khi bé bị hăm tã.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn bơ hạt mỡ và dầu dừa với tỉ lệ 2 : 1, tức là 1 chén bơ hạt mỡ trộn với 1/2 chén dầu dừa.
- Cho thêm 2 thìa canh sáp ong vào đun nóng cùng hỗn hợp trên.
- Thêm 2 thìa Glycerin, ½ thìa bột kẽm oxit khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn tất cả hỗn hợp trên để tạo thành kem nhuyễn
- Cho vào lọ kín có nắp đậy để sử dụng dần.
- Mỗi ngày, mẹ lấy kem để thoa lên vùng da bị hăm của bé và để khoảng 10 – 15 phút.
Ngày thực hiện 2 – 3 lần đến khi bé hết hăm tã.
Chiết xuất hạt nho với dầu dừa trị hăm cho bé
Để trị hăm tã cho bé hiệu quả bằng dầu dừa, mách mẹ mẹo kết hợp chiết xuất hạt nho để mang lại hiệu quả tốt hơn. Mẹ có thể áp dụng theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 2 thìa dầu dừa pha vào 1 cốc nước.
- Cho thêm 2 – 3 giọt tinh dầu hạt nho vào quấy cho hỗn hợp đồng nhất.
- Đổ hỗn hợp vào một chai có nắp xịt để dùng dần.
- Làm sạch vùng da bị hăm của bé, dùng khăn sạch thấm khô da.
- Dùng chai xịt dung dịch vừa chế xịt vào khu vực da bị hăm.
- Để khoảng 10 phút cho khô da rồi mới mặc tã mới cho bé.
Mẹ hãy thực hiện mỗi lần thay tã cho con, hăm tã nhanh chóng biến mất.
Đọc thêm: Tiết lộ 9 mẹo trị hăm đơn giản cho bé bằng nguyên liệu thiên nhiên
Lưu ý cho mẹ khi sử dụng dầu dừa cho bé
Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất giúp bé nhanh chóng đẩy lùi hăm tã, mẹ hãy lưu ý một số điểm sau khi sử dụng dầu dừa:
- Trước khi tiến hành dùng dầu dừa trị hăm cho bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong trường hợp mẹ không muốn thoa trực tiếp dầu dừa lên da bé, có thể pha dầu dừa với nước tắm cũng mang lại hiệu quả tốt.
- Làn da của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên khi dùng dầu dừa mẹ cần lựa chọn loại nguyên chất. Nên mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng và không chứa hóa chất độc hại.
- Dầu dừa chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của hăm. Trị hăm tã bằng dầu dừa có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa từng bé. Cha mẹ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả trị hăm tốt nhất.
- Dầu dừa cung cấp độ ẩm cho da tốt nên dễ khiến da bị bí, nhờn trên bề mặt da. Mẹ cần thực hiện đúng cách, nếu không có thể gây hăm nặng, khó chịu như kích ứng, mẩn ngứa.
- Mẹ chỉ nên dùng dầu dừa trị hăm tã trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, trong quá trình sử dụng cần theo dõi kỹ lượng xem có bất kỳ phản ứng hay tác dụng phụ nào không. Nếu có cần dừng lại ngay.
- Vệ sinh da cho bé sạch sẽ, lau khô rồi mới mặc tã mới. Mẹ nên chú ý thường xuyên thay tã cho bé, tốt nhất là sau 2 – 4 tiếng một lần và ngay sau khi trẻ đi đại tiện.
- Không nên để bé mặc bỉm cả ngày, hãy dành một khoảng thời gian bỏ tã/bỉm để làn da của bé được thông thoáng.
- Sử dụng các loại tã/bỉm chất lượng tốt, có kích thước phù hợp với bé. Không dùng loại to quá hoặc nhỏ quá.
- Mặc quần áo rộng rãi cho bé, nên lựa chọn chất liệu tự nhiên hoặc cotton. Những chất liệu này giúp thấm hút mồ hôi tốt nên hạn chế hăm tã ở bé hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Bạn hãy đưa con tới gặp bác sĩ ngay khi bé có các biểu hiện như sau:
- Tình trạng hăm của bé không cải thiện sau vài ngày dùng dầu dừa hoặc hăm tã nặng hơn.
- Bé bị sốt cao.
- Khu vực da bị hăm nổi nhiều mụn nước hoặc mụn nhọt.
- Xuất hiện các vết lở loét ở vùng da bị hăm.
- Khu vực hăm tã có mủ, chảy máu hoặc có tiết dịch.
- Bé quấy khóc nhiều, ngứa ngáy dữ dội.
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trị hăm tã ở bé bằng dầu dừa. Khi áp dụng cách này, các mẹ hãy theo dõi cẩn thận tác dụng đối với bé. Nếu có bất kỳ phản ứng bất lợi nào cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Hi vọng những thông tin này hữu ích và chúc bạn thành công.