Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé yêu của bạn bị hăm tã. Nếu không có biện pháp xử lý sớm và đúng cách, làn da mỏng manh của bé sẽ phải chịu những tổn thương không đáng có. Làm thế nào để nhận biết bé bị hăm tã để xử lý kịp thời? Cha mẹ hãy tìm hiểu một số dấu hiệu hăm tã ở trẻ dưới đây nhé.
Mục lục
Hăm tã là gì?
Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, là dạng viêm da phổ biến gây viêm vùng da mặc tã lót. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn mặc tã là đối tượng dễ bị hăm tã. Vùng da mặc tã bị ửng đỏ, sáng bóng khiến bé cảm thấy rất khó chịu. Bé thường quấy khóc do đau rát, ngứa ngáy.
Ở thể nhẹ mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà chẳng hạn như giữ da khô thoáng, sạch sẽ, thay tã thường xuyên…Tuy nhiên, nếu hăm tã nặng hơn như xuất hiện các vết loét, chảy dịch ở khu vực da bị hăm, bé quấy nhiều, thậm chí bỏ bú mẹ cần đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra cụ thể và có biện pháp điều trị sớm nhất.
Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã
Trẻ bị hăm tã rất dễ nhận biết, bạn chỉ quan sát bằng mắt thường là có thể phát hiện được ngay. Một số dấu hiệu sau đây giúp mẹ nhận biết sớm hăm tã ở bé:
- Vùng da quấn tã bị ửng đỏ, đỏ da xung quanh bộ phận sinh dục, hai bên bẹn, mông và đùi trên và có kèm theo mùi khai.
- Vùng da bị hăm thường nóng hơn so với những vùng da khác trên cơ thể.
- Trẻ thường quấy khóc do khó chịu, đau rát, nhất là mỗi khi mẹ thay tã, vệ sinh vùng mặc tã.
- Xuất hiện các mụn mủ hoặc vết loét khi hăm da ở thể nặng hơn.
- Bé chán ăn, thậm chí bỏ ăn, ngủ không sâu giấc.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị hăm như:
- Thường gặp ở trẻ sơ sinh.
- Dễ xuất hiện ở những bé đi tiểu nhiều lần, nhất là những trẻ không được thay tã thường xuyên.
- Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh dễ bị hăm tã hơn. Bé đang bú mẹ mà mẹ dùng thuốc kháng sinh, bé cũng gặp phải nguy cơ tương tự.
- Trẻ có làn da nhạy cảm hơn so với những trẻ khác.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã, dưới đây là một số thủ phạm khiến bé yêu bị hăm tã.
Không vệ sinh sạch sẽ
Da của bé thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu và phân. Nếu không được tắm rửa thường xuyên hàng ngày, vi khuẩn có thể bám vào da nhạy cảm của bé gây kích ứng dẫn tới hăm tã.
Các loại vi khuẩn có trong phân thường có khả năng gây hăm tã cao hơn so với vi khuẩn trong nước tiểu. Vì vậy, nếu bé bị tiêu chảy đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy cơ hăm tã cao hơn những trẻ khác.
Không thay tã/bỉm thường xuyên
Tã/bỉm là nơi chứa chất thải của bé, khi tã căng đầy lượng vi khuẩn ở tã ngày càng tăng lên. Do đó, nếu để bé mặc tã quá lâu khiến da phải tiếp xúc với vi khuẩn trong thời gian dài dễ xảy ra hiện tượng kích ứng.
Thời gian để thay tã mới từ 2 – 4 tiếng, nếu bé đi ngoài ra tã mẹ cần thay tã mới cho bé ngay. Lau rửa vùng da mặc tã sạch sẽ, thấm khô trước khi mặc tã cho bé nhé.
Kích ứng với sản phẩm mới
Làn da của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên có thể phản ứng với một số loại khăn lau, chất tẩy rửa mới…Bé cũng có thể dị ứng với chất liệu làm tã/bỉm, dầu xả làm mềm vải…khiến da bị ngứa ngáy, ửng đỏ dẫn tới hăm da.
Nhiễm khuẩn hoặc nấm
Vùng da quấn tã bao gồm cả mông, đùi, bẹn, bộ phận sinh dục luôn ẩm ướt hơn những vùng da khác. Vì vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm men phát triển. Chúng trú ngụ trên các nếp gấp của da, gây ra các chấm đỏ li ti quanh vùng da đó, dẫn tới hăm da.
Dùng tã/bỉm không phù hợp
Sử dụng tã/bỉm chất lượng không tốt, độ thấm hút kém khiến làn da của bé thường xuyên bị ẩm ướt gây hăm. Ngoài ra, khi dùng tã/bỉm quá chật khiến da phải cọ xát thường xuyên với tã/bỉm gây ra các vết ửng đỏ làm trầy da. Nếu tã quá rộng sẽ trở nên lỏng lẻo dễ gây phát tán vi khuẩn vùng mặc tã lên các vùng da khác gây kích ứng da.
Đồ ăn lạ
Vào giai đoạn ăn dặm, trẻ có thể bị tiêu chảy do ăn phải thức ăn lạ. Đi ngoài nhiều lần khiến vùng da quanh hậu môn dễ bị tấy đỏ và hăm hơn.
Làm gì khi trẻ bị hăm tã?
Hăm tã tuy khá phổ biến ở trẻ em, nhưng nếu mẹ cải thiện đúng cách không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Dưới đây là một số cách cải thiện hăm tã ở bé được nhiều chuyên gia sức khỏe gợi ý.
Giữ vùng da mặc tã luôn sạch sẽ, khô thoáng
Mẹ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ làn da cho bé. Sau mỗi lần thay tã, mẹ dùng khăn vải hoặc khăn lông mềm thấm nước ấm và lau sạch vùng da mặc tã của bé. Sau đó, lấy khăn mềm lau khô da rồi mới mặc tã mới.
Để làn da bé khô thoáng, bạn hãy dành một khoảng thời gian trong ngày để bé “cởi truồng”. Điều này giúp da bé tiếp xúc với không khí giúp bé dễ chịu hơn.
Thay tã cho bé thường xuyên
Mặc tã trong thời gian dài khiến làn da của bé tiếp xúc với nước tiểu, vi khuẩn dễ bị hăm tã. Mẹ cần thường xuyên kiểm tra tã của bé, sau khoảng 2 – 4 giờ thay tã một lần. Trường hợp bé đi nặng ra tã, cần thay tã mới cho bé ngay sau đó. Mẹ hãy nhớ lau rửa sạch vùng da mặc tã trước khi thay tã mới cho bé nhé.
Chọn tã/bỉm phù hợp
Mẹ cần lưu ý chọn cho bé các loại tã/bỉm và quần áo có chất lượng tốt, khả năng thấm hút mồ hôi. Lựa chọn kích thước tã/bỉm phù hợp với bé, tránh mặc tã/bỉm quá chật cọ xát với da của bé gây hăm.
Mẹo dân gian trị hăm tã
Các mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để trị hăm tã cho bé mang lại hiệu quả khá tốt. Dưới đây là các phương pháp được nhiều mẹ rỉ tai nhau để cải thiện hăm tã cho bé.
Lá chè xanh: Lấy 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch và đun sôi với nước. Đổ nước ra chậu cho nguội bớt, khi nước còn âm ấm mẹ dùng để rửa vùng da bị hăm của bé.
Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế còn xanh, không bị sâu rửa sạch và vẩy khô. Sau đó, giã với chút muối và thêm nước sôi để nguội, chắt lấy nước chấm vào vùng da của bé bị hăm.
Dầu dừa: Chuẩn bị 1 lượng dầu dừa đủ dùng, thoa một lớp mỏng lên da bị hăm của bé giúp làm dịu, dưỡng ẩm và làm mềm da. Cần rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi thoa dầu dừa cho bé. Mẹ cũng nhớ chỉ nên dùng dầu dừa nguyên chất để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sữa mẹ: Nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm của bé, để khô trong không khí sau đó mới mặc tã mới cho bé. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da từ đó giảm các triệu chứng của hăm tã.
Giấm: Giấm có tác dụng trung hòa và cân bằng độ pH trên da. Để trị hăm bạn cho nửa chén giấm vào chậu nước, ngâm tã vải của bé trong dung dịch này. Bạn có thể pha 1 thìa cà phê giấm trắng vào nước, lấy dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.
Bột yến mạch: Chuẩn bị 1 muỗng canh bột yến mạch khô cho vào nước, cho bé ngâm khoảng 10 – 15 phút sau đó tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng nặng hơn, bạn cho bé tắm bằng yến mạch ngày 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nha đam: Cắt 1 lát nha đam và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt bạn cần mua nha đam ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay chất bảo quản.
Dầu tràm trà: Mẹ pha 3 giọt dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị hăm của bé nhanh chóng hồi phục.
Kem chống hăm tã
Đây là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng để cải thiện hăm tã cho bé. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm khác nhau. Mẹ nên lựa chọn loại kem có chứa oxit kẽm với các thành phần thiên nhiên giúp làm dịu da an toàn cho bé.
Mẹ không nên sử dụng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Khi ngón tay lấy kem và thoa lên vùng da hăm cho bé thì cần lấy ngón tay khác để lấy kem. Nên để vùng da bị hăm của bé trong không khí một khoảng thời gian ngắn trước khi mặc tã mới giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn, các vết hăm cũng nhanh chóng bình phục.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp hăm ở trẻ không có gì đáng lo ngại nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện một số biểu hiện sau mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể vì rất có thể bé bị nhiễm khuẩn phát sinh.
- Tình trạng hăm tiến triển nặng hơn và không hết sau 2 – 3 ngày.
- Hăm lan tới các khu vực khác như bụng, tay, lưng, mặt…
- Trẻ bị sốt.
- Vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương có mủ.
- Chảy máu.
- Vùng da bị hăm chai cứng.
- Xuất hiện các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ với một đường viền hình vỏ.
Trên đây là các dấu hiệu hăm tã ở trẻ giúp cha mẹ nhận biết sớm nhất và có biện pháp xử lý đúng cách. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.
Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể Xem tại đây
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.