Dị ứng thời tiết là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn giao mùa. Dấu hiệu của bệnh khó nắm bắt, diễn biến phức tạp. Chính vì thế, dị ứng thời tiết trở thành một nỗi lo đối với các bậc phụ huynh. Bệnh dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Có tự hết được hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Fonscare.vn.
Mục lục
Dị ứng thời tiết có tự khỏi không?
Dị ứng thời tiết là một bệnh lý rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh thường khởi phát vào giai đoạn giao mùa khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi hoặc nhiễm phải những loại virus, vi khuẩn đặc trưng của loại thời tiết đó. Bệnh có khả năng xuất hiện cao hơn ở những người có làn da nhạy cảm, trẻ em có sức đề kháng kém.
Khi bị dị ứng thời tiết, cơ thể sẽ có những dấu hiệu, phản ứng đặc trưng như:
- Nổi mẩn đỏ, mề đay cấp tính khắp cơ thể.
- Viêm long đường hô hấp với các biểu hiện như ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, khò khè khó thở,….
- Cơ thể sốt cao, mệt mỏi.
Theo các chuyên gia sức khỏe những triệu chứng này sẽ có xu hướng bùng phát mạnh trong giai đoạn đầu của bệnh. Sau đó, các triệu chứng này sẽ có xu hướng giảm dần và tự khỏi ngay cả khi không có sự can thiệp của thuốc thang hay các phương pháp điều trị khác. Thời gian khỏi bệnh này là dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những trẻ có sức đề kháng tốt thì chỉ cần vài giờ đến 1, 2 ngày là khỏi hẳn.
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết keo dài đến hàng tuần mới khỏi. Bên cạnh đó, dị ứng thời tiết cũng có xu hướng tái nhiễm với những diễn biến phức tạp hơn. Vì thế, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách thì khả năng bệnh tái diễn là cực cao và thời gian khỏi bệnh của lần tái nhiễm này sẽ kéo dài lâu hơn so với lần đầu.
Trẻ bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi
Nhìn chung, bệnh dị ứng thời tiết có thời gian ủ bệnh ngắn, các triệu chứng bùng phát mạnh cho nên thời gian hết bệnh sẽ không quá lâu. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh cũng có thể khỏi nhanh. Tùy vào mức độ nhiễm mà trẻ mắc phải sẽ có khoảng thời gian để bệnh bùng phát và chấm dứt riêng. Trong đó, có 2 mức độ dị ứng thời tiết ở trẻ là:
Dị ứng thời tiết cấp tính
Dị ứng thời tiết cấp tính là mức độ dị ứng nhẹ. Thông thường trẻ bị dị ứng thời tiết cấp tính sẽ có thời gian khỏi trong vòng 24 giờ nếu trẻ được phát hiện và điều trị đúng cách. Một số trường hợp bệnh có thể kéo dài đến cả tuần, thậm chí, nếu bệnh nặng có thể kéo dài đến 6 tuần. Loại dị ứng này thường có các triệu chứng bùng phát mạnh ở giai đoạn đầu. Càng về sau các triệu chứng này càng giảm và có thể tự hết ngay cả khi không được chữa trị, thuốc thang.
Dị ứng thời tiết mãn tính
Khác với dị ứng thời tiết cấp tính, dị ứng thời tiết mãn tính có thời gian khỏi lâu hơn. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến hơn 6 tuần liền khiến trẻ bị mất sức thấy rõ. Các triệu chứng của dị ứng thời tiết mãn tính có xu hướng tiến triển chậm, kéo dài dai dẳng và ít khi bùng phát mạnh như cấp tính. Chính vì thế, rất khó nhận biết sớm bệnh cũng như bắt bệnh mà trị.
Dị ứng thời tiết mãn tính có xu hướng tái nhiễm khiến trẻ khó dứt hẳn bệnh. Bệnh trở đi trở lại nhiều lần cộng với thời gian mang bệnh lâu dài cho nên dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bệnh làm phát sinh thêm nhiều biến chứng khác nhau. Trong đó, nguy hiểm nhất phải kể đến đó chính là các vấn đề về hệ hô hấp như bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng hay viêm da cơ địa, mề đay mãn tính,…. Bên cạnh đó, dị ứng thời tiết mãn tính còn có xu hướng tái nhiễm khiến trẻ khó dứt hẳn bệnh.
Xem thêm: Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Cách chữa mề đay nhanh khỏi
Cách chăm sóc trẻ khi bị dị ứng thời tiết giúp trẻ nhanh khỏi
Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn bị dị ứng thời tiết cũng cần được đặc biệt lưu ý. Điều này không những giúp trẻ giảm được những triệu chứng khó chịu mà còn giúp thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm không đáng có cho trẻ nhỏ. Vậy cách chăm sóc trẻ như thế nào là đúng cách và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh? Áp dụng ngay một vài gợi ý dưới đây nhé!
Giữ vệ sinh cho trẻ
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong những mấu chốt quan trọng hàng đầu để giúp trẻ phòng tránh các bệnh lý thường gặp hàng ngày, trong đó có dị ứng thời tiết. Hãy cho trẻ tắm rửa thường xuyên bằng các loại sữa tắm chuyên dụng có thành phần dược liệu tự nhiên như Elemis, Fonscare Baby,….
Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn, đệm của trẻ. Giữ gìn phòng ốc, dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để tạo cho trẻ môi trường vui chơi, phát triển lành mạnh.
Xem thêm: Thời tiết nồm ẩm bé nên dùng sữa tắm gì?
Uống nhiều nước
Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Việc bổ sung nước đầy đủ cho trẻ sẽ giúp trẻ có thể cân bằng được lượng nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn giúp trẻ thanh lọc cơ thể, đào thải ra ngoài những độc tố, tạp chất không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tốt nhất một ngày bố mẹ cần cho con uống từ tối thiểu 1,5 đến 2 lít nước. Ngoài nước lọc, bố mẹ còn có thể giúp con bổ sung nước bằng cách cho con uống sữa, uống nước hoa quả để kết hợp cung cấp nước và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng
Hãy giúp trẻ xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, hợp lý và đảm bảo an toàn. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có tính nóng hay chứa nhiều chất béo và các thành phần có khả năng gây kích ứng như hải sản, thức ăn dầu mỡ,… Bổ sung cho trẻ những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ uống các loại vitamin, thuốc tăng sức đề kháng nhằm giúp trẻ có thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật từ bên trong.
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết
Để giúp trẻ rút ngắn thời gian điều trị bệnh dị ứng thời tiết, các bậc phụ huynh có thể cho con sử dụng các loại thuốc đặc trị. Một số loại thuốc thường được dùng để chữa dị ứng thời tiết như là:
- Thuốc kháng Histamin.
- Thuốc nhóm Corticoid.
- Thuốc kháng thụ thể H2 (Cimetidin hoặc Doxepin).
Lưu ý: không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc, dược liệu dân gian khi chưa có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhất là đối với các loại thuốc Tây y. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hãy ngừng sử dụng và đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tốt nhất.
Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin về bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ. Như vậy, trẻ bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, để giúp con yêu có thể khỏe mạnh, phòng và chữa bệnh nhanh chóng bố mẹ cần nắm vững những kiến thức về căn bệnh này để có giải pháp tốt nhất. Theo dõi ngay website của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chăm sóc bé nhé!