Viêm da mủ là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Da trẻ bị bệnh thường xuất hiện những mụn mủ ở những vùng dễ tiết mồ hôi, áp nếp kẽ, nách, đầu… gây đau nhức và khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nên tình trạng hoại tử da, để lại sẹo và vết rỗ trên da bé. Chính vì thế, ngay khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm da mủ, bố mẹ cần có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.
Nguyên nhân viêm da mủ ở trẻ em
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường phát triển mạnh vào mùa hè, khi cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi, tạo môi trường cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Cùng với đó, làn da bé chưa phát triển hoàn thiện và hệ miễn dịch yếu ớt khiến trẻ càng dễ mắc bệnh hơn. Một số yếu tố từ bên ngoài khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như:
Môi trường bị ô nhiễm: Khói bụi, vi khuẩn, virus từ môi trường bị ô nhiễm xâm nhập vào da bé làm tăng nguy cơ mắc bệnh và diễn biến nặng hơn.
Vệ sinh da kém: Vào mùa hè, da bé đổ nhiều mồ hôi đặc biệt là vùng nách, kẽ, đầu… Nếu bố mẹ không thường xuyên làm sạch da cho bé, mồ hôi và vi khuẩn tại các vùng này có thể tấn công và gây hại cho da.
Không thay bỉm thường xuyên: Bé sơ sinh phải dùng bỉm thường xuyên. Bố mẹ không thay bỉm cho bé đặc biệt là lúc đi vệ sinh xong, vi khuẩn từ phân và nước tiểu có thể tấn công da bé và gây viêm nhiễm.
Biểu hiện của viêm da mủ
Dựa theo chủng loại vi khuẩn gây bệnh, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia chia thành hai loại: Viêm da mủ do liên cầu khuẩn và viêm da mủ do tụ cầu khuẩn. Mỗi loại bệnh có những triệu chứng khác nhau, bố mẹ cần nắm rõ để phân biệt từng loại viêm da mủ ở trẻ sơ sinh.
Viêm da do tụ cầu khuẩn
Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn chủ yếu xảy ra ở vùng nang lông với nhiều cấp độ khác nhau:
Viêm nang lông dạng nông: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh viêm da mủ. Trên da bé xuất hiện các nốt sưng đỏ tại các nang lông. Các nốt đỏ này dần nổi lên, đóng vảy và khô lại gây cảm giác ngứa ngáy cho bé.
Viêm nang lông dạng sâu: Tình trạng bệnh viêm da mủ đã tiến triển nặng hơn. Các nốt mụn bị viêm, sưng tấy và có mủ đầu trắng, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng nhỏ trên bề mặt da.
Nhọt: Nhọt cũng chính là mụn đinh râu và đây cũng là cấp độ tổn thương sâu của bệnh viêm da mủ. Khi bị nhọt, da bé xuất hiện các cục mụn sưng, gây đau đớn cho bé
Viêm quầng: Mức độ bệnh viêm da mủ của bé nghiêm trọng hơn. Trên bề mặt da xuất hiện nhiều nốt ban màu hồng, phù nề và giới hạn rõ với các vùng da lành. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp hời có thể lây rộng hơn và nổi hạch. Trẻ bị sốt, đau nhức toàn thân, đi kèm chán ăn và quấy khóc.
Viêm mô tế bào: Cấp độ nặng nhất của viêm da mủ do tụ cầu khuẩn. Da bé bị nhiễm trùng sâu, trên bề mặt da xuất hiện hồng ban, không có ranh giới rõ ràng. Trẻ bị viêm mô tế bào hường đi kèm với các triệu chứng khác như: sốt, lạnh run, viêm hạch.
Viêm da mủ do liên cầu khuẩn
Bé bị viêm da mủ do liên cầu khuẩn thường đi kèm các triệu chứng như:
Chốc lây: Đây là hiện tượng chốc không có bóng nước. Mụn nước vị viêm nhiễm có mủ vỡ ra khô lại, đóng vảy và có màu nâu vàng trên da bé. Chốc lây thường xuất hiện tại các vị trí như tay, chân , mặt.
Chốc bóng nước: Các nốt mụn nước nhỏ phát triển thành các mụn nước lớn trên nền các vết hồng ban. Chốc bóng nước thường tự vỡ sau 2 – 3 ngày, gây đau rát cho trẻ. Sau khi vỡ, các nốt chốc bóng nước có vảy màu vàng nâu, rìa có viền vảy tróc.
Chốc loét: Bề mặt da của bé xuất hiện mụn mủ, mụn nước viêm nhiễm sâu trong da. Vì thế, sau khi vỡ thường để lại các vết sẹo rỗ hoặc gây rối loạn sắc tố da. Chốc loét thường xuất hiện tại các vị trí như lưng, chân và có thể tự lành sau vài tuần.
Hăm kẽ: Tình trạng da xuất hiện các đám đỏ, viền mỏng và có tiết dịch. Các triệu chứng khác bé có thể gặp phải khi bị hăm kẽ như quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi. Bé thường bị hăm kẽ tại vị trí các nếp gấp như cổ, bẹn, kẽ mông…
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm da mủ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu được bố mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, phát hiện bệnh muộn sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu tới sức khỏe và làn da của trẻ:
- Viêm da bội nhiễm: Viêm da bùng phát trên diện rộng, khó kiểm soát và có nguy cơ gây hoại tử da
- Sẹo: Các nốt viêm da mủ gây nhiễm trùng sâu dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn, virus từ viêm da mủ có thể nhiễm vào máu gây nhiễm trùng máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Viêm não: Hậu quả gián tiếp của nhiễm trùng huyết, virus theo đường tuần hoàn máu lên não, gây bệnh viêm não cho trẻ
- Trẻ biếng ăn quấy khóc: Bệnh viêm da mủ thường khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức cơ thể và biếng ăn.
Bố mẹ điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng tới sức khỏe và làn da của bé. Vì thế, bố mẹ cần nắm rõ các phương pháp điều trị viêm da mủ cho trẻ ngay khi thấy trẻ có biểu hiện viêm da mủ.
Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp Tây y
Bên cạnh các biện pháp chữa trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp Đông y, nhiều mẹ cũng tìm đến các phương pháp Tây y để chữa trị cho con. Tuy nhiên, khi chữa trị cho con bằng biện pháp Tây y, mẹ nên tuân thủ theo đúng lời khuyên và chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc bác sĩ da liễu thường kê cho các bé bị viêm da mủ như:
Dung dịch yarish, million: Thuốc màu với công dụng khử trùng sạch sẽ các vết thương trên da.
Kháng sinh dạng bôi kết hợp với thuốc chống viêm: Phổ biến nhất có các loại như Eosine, Milian, Bactroban… giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn sự lây lan và tác động tiêu cực của chúng trên da.
Thuốc kháng sinh toàn thân: Thuốc này thường được kê khi bé vị viêm da mủ dạng viêm nang lông.
Kem dưỡng ẩm: Da bé có thể bị khô, bong tróc sau khi các nốt mủ vỡ ra, kem dưỡng ẩm giúp hạn chế khô, nứt nẻ da.
Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Từ lâu, các bà các mẹ đã sử dụng các loại lá thảo dược thiên nhiên để tắm cho bé khi bé mắc các bệnh lý về da như viêm da mủ. Nước tắm cho bé từ các loại thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như ngứa, đỏ, rát, làm dịu và nhanh lành vùng da bị tổn thương do viêm da mủ. Các loại nước tắm lá mẹ có thể tham khảo để tắm cho bé:
Nước tắm lá tía tô
Lá tía tô có tính mát, thơm nhẹ dịu, rất tốt cho da bé. Tinh dầu lá tía tô có chứa perillaldehyd có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn, giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng trên da bé.
Hướng dẫn cách tắm:
Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô rửa sạch và một thìa cà phê muối ăn.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Đun lá tía tô với 1 lít nước và chút muối trong 5-10 phút.
- Bước 2: Pha loãng nước tía tô vừa đun cho nước ấm.
- Bước 3: Mẹ tắm cho bé và lau khô bằng khăn mềm
Lưu ý:
Mẹ thực hiện tắm cho bé 1-2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài ra cũng có thể kết hợp lá tía tô với các loại phụ liệu khác như gừng, chanh.
Nước tắm lá chè xanh
Lá chè xanh có chứa hợp chất catechin – một tanin có tác dụng chống viêm rất hiệu quả, giúp nhanh làm se và lành tổn thương da do viêm da mủ. Ngoài ra, caffein trong lá chè xanh có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm khó chịu, quấy khóc cho bé.
Hướng dẫn cách tắm:
Chuẩn bị: 100 – 200 gam lá ché tươi và một chút muối. Lá chè tươi rửa sạch và ngâm muối loại bỏ vi khuẩn, chất bụi bẩn và chất độc hại.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Vò nát lá rồi cho vào nồi đun, cho thêm 1-2 lít nước sạch và đun sôi trong 10 phút.
- Bước 2: Mẹ có thể để nguội nước lá chè xanh nguyên chất vừa đun hoặc pha loãng với nước cho nhiệt độ 35 – 38 độ C.
- Bước 3: Đặt bé vào rồi tắm rửa nhẹ nhàng trong 5 phút và sau đó lau lại bằng khăn mềm.
Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm cho bé 2 – 3 lần mỗi tuần.
Xem thêm: Cách tắm lá chè xanh cho bé
Nước tắm lá trầu không
Lá trầu không có tính mát với mùi thơm nhẹ tạo cảm giác dễ chịu. Với hàm lượng 0,8 – 1,8% tinh dầu không quá cao, lá trầu không có tác dụng tạo mùi thơm và kháng khuẩn cao nhờ hợp chất tanin và flavonoid. Các hợp chất phenol có trong lá trầu không giúp ức chế, tiêu diệt và làm mất khả năng lây nhiễm của vi khuẩn.
Hướng dẫn cách tắm:
Chuẩn bị: 100 – 200 lá trầu không tươi, rửa sạch với một chút muối.
- Bước 1: Vò nát hoặc thái nhỏ lá trầu không. Đun sôi nước với một chú muối rồi bỏ lá trầu không vào và tiếp tục đun sôi trong 5 – 7 phút.
- Bước 2: Mẹ pha loãng nước lá trầu không vừa đun sôi với 2 – 3 lít nước sạch, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm cho bé 35 – 38 độ C.
- Bước 3: Mẹ tắm cho bé nhẹ nhàng tránh lau mạnh vào các nốt mủ. Sau khi tắm xong, mẹ lau sạch bằng khăn mềm cho bé và mặc quần áo ấm ngay lập tức cho bé để tránh bị cảm lạnh.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách tắm lá trầu không cho bé
Nước tắm cây sài đất
Cây sài đất có chứa Flavonoid, saponin, Chlorophyll… có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da, thúc đẩy quá trình phục hồi và tổn thương da, làm mờ thâm sẹo.
Hướng dẫn cách tắm:
Chuẩn bị: 100 – 300 gam cây sài đất tươi và một chút muối.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Mẹ ngâm cây sài đất vào muối và rửa sạch với vài lần nước.
- Bước 2: Sau đó đem vò nát hoặc xay cây sài đất, chỉ lấy phần nước và bỏ phần bã.
- Bước 3: Đun sôi phần nước sài đất với 2 – 3 lít nước trong 5 – 7 phút. Để nguội nước đến 38 độ rồi tắm cho bé.
Lưu ý: Mẹ tắm nhanh cho bé 5 – 7 phút trong phòng kín gió để tránh bé bị cảm lạnh. Mẹ tắm cho bé bằng nước cây sài đất 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Tắm cây sài đất có tốt không?
Nước tắm cỏ mần trầu
Trong cỏ mần trầu có chứa flavonoid, phenolic, acid amin…có tính oxy hóa mạnh rất tốt cho việc tiêu viêm, giải độc phù hợp với những trẻ bị viêm da. da nhiễm khuẩn.
Cách tiến hành:
Chuẩn bị: 70 gam cỏ mần trầu và chút muối sạch.
- Bước 1: Ngâm cỏ mần trầu vào muối và rửa sạch.
- Bước 2: Mẹ giã cỏ tươi lấy 120ml nước cốt và pha với nước ấm. Tắm cho bé trong khoảng 5 – 7 phút.
- Bước 3: Mẹ có thể tráng lại cho bé hoặc không, sau đó lau khô lại người cho bé bằng khăn mềm.
Lưu ý: Tốt nhất là mẹ nên tắm hàng ngày cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, mẹ cần nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm tổn thương da bé sâu hơn. Khi chăm sóc bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trong 6 tháng đầu, bé cần được bú mẹ hoàn toàn.
- Dưỡng da cho trẻ bằng những sản phẩm dưỡng da chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ.
- Vùng da mủ cần được vệ sinh cẩn thận, nhẹ nhàng.
- Khi bé mắc viêm da mủ, mẹ cần theo dõi bé thường xuyên. Trong trường hợp, bé sốt cao, bỏ ăn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
- Bệnh viêm da mủ thường khiến bé ngứa ngáy, vì thế mẹ nên dùng bao tay cho bé để tránh bé cào gãi gây xước da.
Bệnh viêm da mủ nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Qua bài viết trên đây, hy vọng bố mẹ nắm được các phương pháp điều trị bệnh viêm da mủ cho trẻ đơn giản tại nhà để viêm da mủ không còn là nỗi lo đối với các bố mẹ có con nhỏ.
FONS CARE BABY – AN LÀNH, DỊU NHẸ CHO DA BÉ
Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby – sữa tắm chiết xuất 100% từ 18 loại thảo dược thiên nhiên: Ngũ sắc, sài đất, chè xanh, trầu không, cỏ mần trầu, kinh giới, nhọ nồi, vỏ chanh, kim ngân hoa, nghệ, bồ kết, bồ hòn, bồ công anh, mướp đắng, lá lốt, tía tô, lá tre, gừng.
Kháng sinh tự nhiên từ các loại thảo dược như lá trầu không, lá tre, lá tía tô, lá chè xanh, sài đất giúp ngăn ngừa, loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh trên da bé, bảo vệ bé khỏi các bệnh ngoài da như viêm da mủ, rôm sảy, hăm tã, chàm sữa…
Chất tạo bọt tự nhiên từ Saponin có trong chiết xuất bồ hòn nhẹ nhàng lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa trên da bé mà không gây khô da, cho làn da bé luôn mịn màng, ẩm mượt.
Xem chi tiết sản phẩm: Sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby – An lành từ thiên nhiên