Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Wed, 10 Aug 2022 08:18:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Bé bị nổi rôm ở mặt có nguy hiểm không và cách điều trị? https://fonscare.vn/be-bi-noi-rom-o-mat/ https://fonscare.vn/be-bi-noi-rom-o-mat/#respond Tue, 11 Jan 2022 04:19:53 +0000 https://fonscare.vn/?p=6241 Rôm sảy ở mặt là hiện tượng da bé nổi mụn li ti trên mặt. Các nốt này khiến trẻ ngứa ngáy, đau rát, khó chịu mỗi khi rửa mặt. Vậy mẹ nên làm thế nào khi bé bị nổi rôm sảy ở mặt?

Nguyên nhân khiến bé bị nổi rôm ở mặt

Trẻ bị nổi sảy ở mặt là do lỗ chân lông bị bít tắc. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là:

Tuyến mồ hôi phát triển chưa hoàn chỉnh

Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển được như người lớn, vì thế mà mồ hôi của bé không thoát được ra ngoài kết hợp với bụi bặm, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó khiến da mặt bé bị nổi rôm sảy.

Mẹ mặc cho bé nhiều áo

Vào mùa đông, mẹ chỉ nên mặc áo cho bé đủ ấm, không nên mặc cho bé quá nhiều áo khiến trẻ bị nóng và toát mồ hôi, làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.

Do cơ thể bé bị ốm sốt, nóng trong

Khi bé bị ốm sốt hay cơ thể bị nóng trong khiến thân nhiệt tăng cao, lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn và gây ra tình trạng rôm sảy.

Do mẹ sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé không phù hợp

Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho bé, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ bôi một lượng kem quá dày, kem không thấm hết được vào da bé gây bít tắc lỗ chân lông và có thể gây rôm sảy. Ngoài ra, một số loại kem có chứa những chất có hại cho da bé như hương liệu, paraben, phẩm màu… Khi làn da mỏng manh của bé tiếp xúc với những hóa chất độc hại này có thể bị kích ứng, mẩn đỏ và nổi rôm sảy.

Mẹ bôi kem dưỡng ẩm cho bé không phù hợp có thể khiến trẻ nổi rôm sảy

Do mẹ vệ sinh da mặt bé không đủ sạch

So với da cơ thể, da mặt bé mỏng manh và nhạy cảm hơn rất nhiều, lỗ chân lông cũng nhiều hơn và kích thước lỗ chân lông nhỏ hơn. Vì vậy, lỗ chân lông rất dễ bị bít tắc nếu mẹ vệ sinh da mặt cho bé không đủ sạch và có thể khiến bé bị nổi rôm sảy ở mặt

Biểu hiện khi bé bị nổi rôm ở mặt

Mẹ có thể dễ dàng phát hiện bé bị nổi rôm sảy ở mặt dựa vào những biểu hiện như:

  • Trên mặt bé xuất hiện các vết mẩn đỏ như phát ban, phân bố rải rác trong khoảng 1 ngày
  • Sau đó, các vết mụn nước li ti, có ít nước hoặc không. Triệu chứng này xuất hiện trong 3 -4 ngày
  • Nếu mẹ không điều trị kịp thời bé, các mụn nước này rất có thể bị vỡ ra và gây viêm nhiễm, mủ nước
  • Rôm sảy trên mặt khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, thường đưa tay lên gãi, ăn ngủ kém và thường xuyên quấy khóc
  • Rôm sảy có thể lan xuống cổ, đầu và các bộ phận khác trên cơ thể của bé.

Bé bị nổi sảy ở mặt có nguy hiểm không?

Rôm sảy ở mặt là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nếu mẹ chủ quan và không chữa trị cho bé kịp thời, bệnh có thể phát triển nặng hơn và để lại các biến chứng nặng hơn cho bé:

Nhiễm trùng ở mặt: Các mụn rôm sảy trên da mặt bị vỡ ra rất dễ bị nhiễm trùng. Để lâu ngày có thể dẫn tới bội nhiễm, mưng mủ sưng, đau nhức. Bội nhiễm trên da có thể để lại sẹo trên da bé gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng máu…

Viêm da mãn tính: Rôm sảy trên mặt kéo dài lâu ngày làm hàng rào bảo vệ da bị yếu đi, lỗ chân lông bị tổn thương khó có thể hồi phục và có thể dẫn tới viêm da mãn tính. Trẻ bị viêm da mãn tính, da có thể bị khô, bong tróc và rất dễ bị tái lại rôm sảy.

Cách điều trị cho bé bị nổi rôm ở mặt

Mẹ hoàn toàn có thể điều trị rôm sảy ở mặt cho bé tại nhà bằng những phương pháp vô cùng đơn giản. Những cách điều trị rôm sảy cho bé mẹ có thể áp dụng khi tình trạng rôm sảy ở mặt bé ở mức độ nhẹ, vết rôm chưa bị vỡ và bé không có dấu hiệu bị nhiễm trùng da.

Sử dụng mũ có khăn chống bụi cho bé

Bé thường bị rôm sảy ở mặt là do bụi bẩn tích tụ gây tắc lỗ chân lông. Vì vậy, để đảm bảo da mặt bé sạch sẽ, không bám bụi bẩn từ môi trường, mẹ có thể sử dụng mũ có khăn chống bụi cho bé mỗi khi ra ngoài. Mẹ nên chọn mũ có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát để tránh nóng đầu bé và giặt mũ, khăn thường xuyên.

Mẹ đội mũ có vải che cho bé để ngăn bụi bẩn bám vào mặt bé

Cho trẻ nằm phòng thoáng mát

Mẹ cần cho trẻ bị nổi rôm sảy ở mặt nằm phòng thoáng mát để hạn chế tiết mồ hôi qua da cho bé và giữ cho da luôn mát mẻ, không bị bí bách. Khi thời tiết nóng nực, mẹ nên cho trẻ chơi trong phòng điều hòa hoặc có quạt mát để cơ thể bé luôn mát mẻ từ đó làm giảm tình trạng nổi rôm sảy ở mặt.

Mẹ cho trẻ nằm ở phòng thoáng mát

Hạn chế cho trẻ đi ra ngoài nắng

Trời nắng nóng khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi khiến da dễ bị dính bụi bẩn và khiến tình trạng nổi rôm sảy trên da bé nghiêm trọng hơn. Vậy nên, men cần hạn chế cho bé ra ngoài nắng khi thời tiết nắng nóng, không cho trẻ ra ngoài trong khoản thời gian từ 9 – 16h.

Vệ sinh da mặt cho bé đúng cách

Vệ sinh da mặt sạch sẽ là một cách giúp loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da bé, giúp lỗ chân lông được thông thoáng làm giảm tình trạng rôm sảy trên da bé. Vì thế, mẹ cần rửa mặt nhẹ nhàng cho bé 2 lần mỗi ngày và sau khi đi ra ngoài về.

Để tăng hiệu quả làm sạch và điều trị rôm sảy, mẹ nên kết hợp tắm và rửa mặt cho bé bằng các loại lá tắm thảo dược. Một số loại lá tắm thảo dược mẹ có thể tham khảo để tắm cho bé như lá trầu không, cỏ mần trầu, mướp đắng, lá kinh giới, kim ngân hoa, sài đất…

Xem thêm: Mách mẹ 10 lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa an toàn cho trẻ

Các loại lá tắm cho bé nếu mẹ lựa chọn không kỹ, rửa không đủ sạch, còn tàn dư bụi bẩn và các hóa chất có thể khiến da bé bị kích ứng. mẩn đỏ, thậm chí tình trạng rôm sảy còn nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ da liễu khuyên mẹ sử dụng sữa tắm thảo dược an toàn, lành tính cho da bé, tiện lợi hơn so với lá tắm đồng thời có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, làm giảm tình trạng rôm sảy trên mặt bé nhanh chóng.

Xem thêm: Top 8 loại sữa tắm giúp bé nhanh hết rôm sảy

Cách rửa mặt cho trẻ bị rôm sảy ở mặt đúng cách:

Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Bước 2: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm (35 – 38 độ C) hoặc nước lá, nước pha với sữa tắm thảo dược.

Bước 3: Mẹ nhẹ nhàng lau mặt cho bé theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Những vùng da bé bị rôm sảy mẹ cần chú ý lau nhẹ nhàng hơn, tránh làm xước da bé có thể gây nhiễm trùng.

Trẻ bị nổi rôm sảy có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu mẹ biết cách chăm sóc và điều trị cho bé. Mẹ cần chú ý nhiều hơn đến những vùng da mặt bé bị rôm sảy, nếu thấy rôm không nặn mà hình thành mụn mủ hay trầy xước. mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời

Phòng ngừa rôm sảy cho bé

Để phòng ngừa rôm sảy cho bé mẹ cần lưu ý các điều sau:

  • Giữ cho da mặt bé luôn khô thoáng, sạch sẽ
  • Cho bé ngủ và chơi ở nơi thoáng đãng, mát mẻ
  • Thoa kem dưỡng ẩm và thường xuyên làm mát da cho bé
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm có khả năng làm mát cơ thể cho bé như: các loại trái cây như bơ, cam quýt, dâu tây…, các loại chè từ đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen…Bố mẹ nên tích cực bổ sung các loại rau và khẩu phần ăn của bé như rau dền đất, rau sam , rau ngót…
  • Vào mùa đông, bố mẹ cần hạn chế mặc cho bé quá nhiều áo hay quấn nhiều lớp chăn vì có thể khiến bé bị nóng trong.
  • cho bé mặc quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt như cotton, vải lanh, vải từ lông cừu, vải sợi tre…
  • Không dùng nhiều phấn rôm hay kem dưỡng ẩm trên da bé vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Lựa chọn các loại sữa tắm từ thảo dược thiên nhiên an toàn cho da bé

Qua bài viết trên đây, hy vọng các mẹ có thể hiểu hơn về bệnh rôm sảy ở mặt trẻ cũng như biết cách điều trị và phòng ngừa cho bé

]]>
https://fonscare.vn/be-bi-noi-rom-o-mat/feed/ 0
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có tái phát không? https://fonscare.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-co-tai-phat-khong/ https://fonscare.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-co-tai-phat-khong/#respond Fri, 12 Nov 2021 13:00:48 +0000 https://fonscare.vn/?p=6138 Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là ở trẻ em. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe của trẻ. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có tái phát không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.

[TOC]

Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng do các virus thuộc họ enterovirus gây ra. Bệnh thường gặp nhất là vào mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) và mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 12). Thời gian ủ bệnh hay khoảng thời gian giữ thời gian bị nhiễm và khởi phát các triệu chứng thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Trẻ bị tay chân miệng thường có các triệu chứng như:

  • Ban đầu có thể là sốt, đau họng kèm theo biếng ăn
  • Một hoặc hai ngày sau khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước có thể xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông. Mụn nước này có thể gây ngứa và khó chịu cho trẻ.

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, các vết loét và mụn nước có thể tự khỏi trong 1 tuần hoặc lâu hơn. Trong các trường hợp bệnh nặng hơn, vết loét miệng hoặc tình trạng đau họng khiến trẻ không ăn uống được, hoặc các dấu hiệu và triệu chứng xấu đi, mẹ nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải nếu mẹ không chữa trị cho bé kịp thời:

  • Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy. Trẻ thường rung giật cơ, bứt rứt, ngủ gà, hôn mê.
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch.

Xem thêm: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng có lây nhiễm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn người lớn. Virus có thể tấn công người lành thông qua các con đường như:

  • Tiếp xúc với người bệnh
  • Tiếp xúc với đồ vật của người bệnh
  • Qua phân của người bệnh
  • Qua đường không khí: thông qua ho và hắt hơi hắt hơi

Đực biệt, trẻ nhỏ hay đưa tay vào miệng, ngậm mút đồ chơi là con đường lây truyền thuận lợi nhất. Khi bị lây truyền ra bên ngoài, virus có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, vật dụng cá nhân, đồ chơi, sàn nhà, quần áo…

Trẻ có thể bị lây tay chân miệng qua tiếp xúc gần với trẻ bệnh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có tái lại không?

Bệnh tay chân miệng có khả năng tái lại sau khi trẻ đã hỏi bệnh hay không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn hoàn toàn có thể mắc tái lại. Mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể của trẻ chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, do đó có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm loại virus khác thuộc nhóm enterovirus. Vì vậy, trẻ đã từng bệnh tay chân miệng hoàn toàn có nguy cơ tái nhiễm. Tất cả những người tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Khi trẻ bị tái lại bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần làm gì?

Với những trẻ bị tái lại bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ có mụn nước và loét miệng, mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu. Không cho trẻ ăn các loại thức ăn cứng, đồ ăn có vị chua, cay.
  • Khi bé bị sốt, mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau bằng paracetamol. Trẻ bị sốt cao thường bị mất nước, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho trẻ.
  • Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ làm được.
  • Để tránh lây lan của bệnh tay chân miệng, người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn và cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang những trẻ xung quanh.
  • Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được để riêng và ngâm bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Khi vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng, mẹ cần tắm rửa cho bé nhẹ nhàng bằng sữa tắm từ thảo dược thiên nhiên lành tính.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để khi có dấu hiệu thất thường có thể ứng biến kịp thời.

Đọc thêm: Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng những gì?

Cách phòng bệnh tay chân miệng tái phát cho trẻ

Nhằm phòng tránh bệnh tay chân miệng tái lại và đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo lời khuyên từ các bác sĩ dưới đây:

Các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng

Rửa tay thường xuyên

Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất là giữ gìn cơ thể sạch sẽ đặc biệt là tay. Các bác sĩ khuyến nghị cần có thói quen rửa tay cẩn thận bằng nước ấm và xà phòng trong 20 giây có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc tay chân miệng.

Đặc biệt, bàn tay cần được vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, trước khi ăn và chế biến món ăn cho trẻ, hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Các bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên.

Vệ sinh đồ chơi và dụng cụ ăn uống cho trẻ thường xuyên

Trẻ em thường có thói quen đưa đồ chơi vào miệng. Vì vậy, mẹ cần rèn cho trẻ bỏ thói quen xấu này và thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng nước ấm và các dung dịch sát khuẩn. Đối với thú nhồi bông, mẹ cần giặt giữ sạch sẽ và phơi ngoài trời nắng để tiêu diệt vi khuẩn.

Ngoài ra, quần áo, drap trải giường, chăn màn cũng cần được giặt bằng xà phòng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Ăn chín, uống sôi

Mẹ cần thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi cho bé và đảm bảo các dụng cụ ăn uống, nấu nướng, chén bát được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Đồng thời, mẹ tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ hay cho cho trẻ ăn bốc.

Cách ngăn ngừa bệnh lây lan

Để ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan bệnh tay chân miệng cho những trẻ xung quanh, các bố mẹ cần có các biện pháp:

  • Dạy trẻ cách che miệng, mũi khi hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Mọi người nên rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với khăn giấy đã sử dụng hoặc chất nhầy từ trẻ mắc bệnh, có thể thay luôn quần áo mới để tránh lây nhiễm.
  • Rửa sạch tay sau khi thay tã. Các bố mẹ có thể làm lan truyền virus sang những bề mặt đồ vật khác do chạm tay lung tung sau khi tiếp xúc với phân hay các dịch tiết khác.
  • Rửa sạch và khử trùng các đồ chơi có thể tiếp xúc với nước bọt của trẻ nhiễm bệnh.
  • Không chia sẻ thức ăn, đồ uống và dùng chung các vật dụng cá nhân như dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn tắm với trẻ đang mắc bệnh.
  • Cần có biện pháp để cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với những trẻ xung quanh. Không để trẻ bình thường tiếp xúc gần như ôm, hôn, chia sẻ đồ chơi với trẻ bệnh vì virus có khả năng lây truyền nhanh chóng qua các tiếp xúc gần.
  • Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt mà bé tiếp xúc thường xuyên để tránh sự lây nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng.
Các biện pháp phòng tránh tay chân miệng cho trẻ

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp các thắc mắc bệnh tay chân miệng có tái lại không? Để ngăn ngừa bệnh tái phát, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho bé theo lời khuyên của các bác sĩ.

]]>
https://fonscare.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-co-tai-phat-khong/feed/ 0
Trẻ bị chốc lở nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi? https://fonscare.vn/tre-choc-lo-nen-an-gi-kieng-gi/ https://fonscare.vn/tre-choc-lo-nen-an-gi-kieng-gi/#respond Mon, 08 Nov 2021 09:24:53 +0000 https://fonscare.vn/?p=6116 Khi bé bị chốc lở, các bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh ngoài da mà ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Thực chất, chế độ ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hồi phục và tái tạo da của bé. Việc ăn uống không đúng khoa học có thể khiến bệnh lâu lành, da tổn thương sâu và có nguy cơ để lại sẹo. Vậy khi trẻ bị chốc lở mẹ nên cho bé ăn gì và không nên ăn gì? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những điều mẹ cần biết về bệnh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do 2 loại vi khuẩn là liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn tấn công. Bệnh có khả năng lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành khác hoặc từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Trẻ bị chốc lở thường có các biểu hiện như:

  • Xuất hiện những mảng da rộp đỏ, có thể có bóng nước. Bóng nước sau khi vỡ để lại những vết loét
  • Các vết chốc nước thường chứa dịch lỏng, khiến trẻ ngứa ngáy
  • Bệnh chuyển biến nặng, trẻ có thể bị đau, các vết bọng nước hóa mủ, loét sâu

Nếu bệnh chốc lở không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho bé như nhiễm trùng huyết, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ cần có các biện pháp điều trị ngay lập tức cho bé khi thấy ở trẻ có một số dấu hiệu nghi ngờ của bệnh chốc lở.

Bé bị chốc lở quanh vùng miệng

Trẻ bị chốc lở cần kiêng gì để nhanh khỏi 

Trong quá trình điều trị chốc lở cho bé, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có thể khiến bệnh của bé diễn biến nặng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ không nên cho bé bị chốc lở ăn:

Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường là món ăn yêu thích của tất cả các em bé. Tuy nhiên, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt khi bị chốc lở bởi đường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm nghiêm trọng tình trạng viêm loét.

Thức ăn chế biến sẵn

Các loại đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, thịt hun khói… có chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe trẻ em, đặc biệt là những trẻ đang bị chốc lở. Việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này khiến cho cơ thể trẻ tích trữ nhiều độc tố, làm bệnh lâu lành hơn.

Ngoài ra, các loại đồ ăn này được chế biến sẵn, không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các chất bảo quản có trong thức ăn chế biến sẵn nếu sử dụng nhiều có thể khiến da bị kích ứng, các triệu chứng của bệnh trở lên tồi tệ hơn.

Đồ ăn cay nóng

Các loại thức ăn cay nóng không những có hại cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa của trẻ mà còn có khả năng gây kích ứng cho da. Mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn này vì có thể khiến da bé bị khô và kích ứng, ngứa ngáy, lở loét và sưng viêm nặng hơn.

Thực phẩm khô giòn

Khi trẻ bị chốc lở, vùng niêm mạc miệng có thể bị tổn thương do các các vết loét. Nếu mẹ cho bé ăn các loại thức ăn cứng, giòn gây ma sát làm vùng da bị loét trầy xước, khiến bé bị đau, sợ ăn. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh chốc lở cho trẻ, làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn cứng như gà rán, bánh quy hay các loại hạt cứng khi trẻ bị chốc lở.

Đồ ăn mặn chứa nhiều muối hoặc đồ ăn chua

Đồ ăn mặn hoặc chua sẽ làm các vết chốc loét quanh miệng của bé bị xót và loét rộng hơn khiến tình trạng bệnh khó cải thiện. Do đó, khi chế biến các món ăn cho bé, mẹ hãy chế biến những món ăn nhạt, vừa ăn cho bé trong giai đoạn điều trị chốc lở.

Trẻ bị chốc lở, mẹ nên cho trẻ ăn gì

Trong quá trình điều trị chốc lở cho bé, mẹ nên chọn những loại thức ăn có khả năng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng do chốc lở gây ra như ngứa ngáy, lở loét, sưng viêm trên da… Một số loại thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn khi bé đang bị chốc lở:

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là một acid béo có tác dụng kháng viêm, nhanh làm lành các tổn thương da, rất tốt cho trẻ đang bị bệnh chốc lở. Mẹ có thể bổ sung Omega 3 cho bé qua các loại cá như: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu cá…

Thịt trắng

Các loại thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt… có tính mát, ít gây kích ứng cho da và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế, mẹ nên bổ sung các loại thịt này vào thực đơn hàng ngày cho bé giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh chốc lở. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Các loại rau xanh và quả chứa nhiều chất xơ và vitamin dồi dào đặc biệt cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, làm nhanh quá trình lành các vết chốc.

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bố mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ bị chốc lở như táo, atiso, lúa mạch, các loại đậu, bông cải xanh, bột yến mạch, ngũ cốc, đu đủ, bí ngô…

Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm mẹ nên bổ sung khi bé bị chốc lở, nó không chỉ có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do bệnh chốc lở gây ra. Các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp làm tăng độ ẩm cho da bé, giảm các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh chốc lở gây ra. Hơn nữa, sữa chua giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể làm lành vết thương.

Vitamin B2

Vitamin B2 rất tốt trong việc điều trị và nhanh làm lành các tổn thương trên da. Do vậy, mẹ nên bổ sung vitamin B2 cho bé bị chốc lở qua các loại thực phẩm như: Rau xà lách, rau bi na, rau súp lơ…. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung loại vitamin này cho trẻ qua các loại viên nén hoặc siro uống.

Gừng

Các hoạt chất trong củ gừng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn  Staphylococcus – một loại vi khuẩn  gây bệnh chốc lở ở trẻ em. Ngoài ra, gừng còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, mẹ có thể cho vài lát gừng khi chế biến món ăn cho bé. Gừng có tính cay, nên mẹ chỉ nên cho một vài lát nhỏ vào trong món ăn cho bé.

Một số loại thực phẩm khác có công dụng kháng viêm rất tốt mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn cho con như: Mật ong, nha đam, atiso, hạt chia, dầu oliu, nghệ…

Cách chăm sóc cho trẻ bị chốc lở

Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng thúc đẩy nhanh quá trình chữa trị chốc lở cho bé, mẹ nên kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc trẻ tác động từ bên ngoài để tránh các vết chốc để lại sẹo.

Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ

Nguyên nhân khiến trẻ bị chốc lở là do sự tấn công của vi khuẩn, vì thế việc làm sạch cơ thể cho trẻ là vô cùng quan trọng. Da trẻ bị chốc lở thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày bằng sữa tắm được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính cho da bé.

Xem thêm: Trẻ bị chốc lở tắm lá gì cho nhanh khỏi?

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby với chiết xuất từ 18 loại thảo dược thiên nhiên an toàn với mọi làn da của bé kể cả làn da nhạy cảm nhất. Với các thành phần “kháng sinh tự nhiên” từ mướp đắng, trầu không, tía tô, bồ công anh Fons Care Baby có khả năng ngăn ngừa viêm ngứa,chốc lở, rôm sảy, hăm tã trên da của bé, giúp săn se niêm mạc, cho tổn thương nhanh lành.

Đọc thêm: Tại sao mẹ nên chọn sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby cho bé?

.

Đề phòng chốc lở lây lan

Bệnh chốc lở có thể lây sang các vùng da khác hoặc các trẻ khác. Để ngăn chặn bệnh lây lan, mẹ cần lưu ý các điều sau:

  • Luôn giữ cho vùng chốc lở khô thoáng
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học
  • Cắt móng tay cho trẻ, tránh trẻ chạm hoặc gãi vào các vết chốc
  • Cho bé nghỉ học cho đến khi các vết chốc được xử lý để tránh lây lan sang các trẻ khác

Việc điều trị bệnh chốc lở cho trẻ không quá khó thực hiện. Bên cạnh các biện pháp chăm sóc bên ngoài, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé, tránh cho bé ăn các loại thức ăn có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.

]]>
https://fonscare.vn/tre-choc-lo-nen-an-gi-kieng-gi/feed/ 0
Trẻ sơ sinh bị nóng trong nổi mụn mẹ cần làm gì? https://fonscare.vn/tre-so-sinh-bi-nong-trong-noi-mun/ https://fonscare.vn/tre-so-sinh-bi-nong-trong-noi-mun/#respond Mon, 08 Nov 2021 09:24:23 +0000 https://fonscare.vn/?p=6062 Trẻ sơ sinh bị nóng trong người khiến da nổi mụn, cơ thể bứt rứt, khó chịu, kém ăn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình kiến thức và các phương pháp điều trị khoa học khi bé bị nóng trong và nổi mụn. Dưới đây là một số kiến thức về nóng trong ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể tham khảo.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nóng trong nổi mụn

Trẻ sơ sinh bị nóng trong người do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện
  • Chế độ ăn uống của mẹ là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nóng trong và nổi mụn. Hệ miễn dịch cùng chức năng tiêu hóa của trẻ còn kém. Khi mẹ nạp vào cơ thể nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng như thịt, cá, các loại thực phẩm nhiều chất đạm, bé bú sữa mẹ có thể dẫn tới tình trạng nóng trong và nổi mụn ngoài da.
  • Một số trẻ sơ sinh đến giai đoạn ăn dặm, mẹ cho bé ăn dặm quá sớm và bỏ sữa mẹ ngay sau khi bé ăn dặm. Điều này cũng có thể khiến cho bé bị nóng trong do chức năng tiêu hóa của bé bị thay đổi đột ngột và bé không kịp thích nghi, dẫn tới nóng trong.
  • Do chức năng gan của trẻ hoạt động kém dẫn tới không thể đào thải độc tố ra bên ngoài.
  • Trẻ bị thiếu nước, lượng nước đưa vào cơ thể không đủ để làm mát cơ thể trẻ
  • Mẹ ủ bé quá kỹ, mặc cho bé quần áo quá dày hoặc một số yếu tố từ môi trường bên ngoài như thời tiết cũng có thể khiến bé bị nóng trong.
Bé bị thiếu nước dẫn tới nóng trong

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ nổi mụn khắp người nhưng không sốt

Trẻ sơ sinh bị nóng trong người có biểu hiện gì?

Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh bị nóng trong, bố mẹ cần nắm rõ để nhận biết tình trạng bệnh của bé:

  • Da trẻ sơ sinh bị nóng trong thường nổi mẩn đỏ, mụn nhọt. Các mụn này có thể mọc khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất tại các vị trí như da đầu, cổ, lưng, chân, tay… mụn mọc riêng lẻ hoặc từng mảng.
  • Da bé khô, môi khô, trong miệng xuất hiện các vết loét.
  • Trẻ có hiện tượng bị táo bón.
  • Bé kém ăn, ăn không ngon, thường đổ mồ hôi trộm.
  • Tình trạng bỏ ăn, kém ăn kéo dài có thể khiến bé bị sụt cân, suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
Trẻ bị nóng trong và nổi mụn ở mặt

Các bước xử lý khi trẻ sơ sinh bị nóng trong người

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính, vì vậy các loại thức ăn mà mẹ ăn vào có ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Vì thế, mẹ cần:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm có tính mát, bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe của bé.
  • Tăng cường bổ sung nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép trái cây.
  • Mẹ tăng cường bổ sung Vitamin C, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho bé
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất đạm. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

Bé bị nóng trong chủ yếu là do thiếu nước, vì vậy mẹ nên tăng lượng bú cho trẻ. Với những trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa có chứa chất xơ hòa tan và các dưỡng chất gần giống sữa mẹ để loại bỏ tình trạng nóng trong người cho trẻ.

Trẻ bị nóng trong mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ

Trẻ sơ sinh bị nóng trong đi kèm với nổi mụn trên da rất ngứa ngáy và khó chịu, vì thế mẹ cần thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho con bằng nước ấm. Tắm rửa sạch sẽ giúp các lỗ chân lông thông thoáng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào các nốt mụn gây nhiễm trùng.

Trong quá trình tắm rửa cho bé mẹ cần chú ý nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt mụn trên da bé. Đặc biệt, với các nốt mụn trên da đầu bé, sau khi vỡ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập màng não, gây viêm màng não, nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị nóng trong nổi mụn mẹ cần chú ý chọn quần áo thoáng mát cho con

Quần áo dày, không thoáng khí làm gia tăng sự hoạt động của vi khuẩn trên da bé. Vì thế, tốt nhất mẹ nên mặc cho con quần áo đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi vì có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và cọ xát vào da bé.
  • Khi mua đồ, mẹ cũng cần chú ý đến nguồn gốc, nhãn sản phẩm. Tùy vào túi tiền, mẹ nên chọn mua sản phẩm từ những tên tuổi quen thuốc như các hãng sản xuất trong nước, tránh quần áo của trẻ xuất xứ không rõ nguồn gốc.
  • Quần áo với màu sắc nhạt như màu trắng được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh do không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho làn da bé. Những bộ đồ nhiều màu sắc có thể đẹp và thời trang nhưng lại rất không an toàn cho da bé bởi vải nhuộm thường chứa hóa chất độc hại, gây kích ứng và làm nặng thêm tình trạng nổi mụn trên da bé.

Cho bé tắm nước lá

Khi cơ thể trẻ mọc mụn, mẹ tắm cho bé bằng các loại lá có chứa hàm lượng kháng sinh từ thiên nhiên cao như lá trầu không, lá khế, lá kinh giới, sài đất, trà xanh… Tắm cho bé bằng nước lá thảo dược hàng ngày không chỉ giúp làm mát da mà còn giúp chống viêm và kháng khuẩn mụn rất tốt.

Các bước thực hiện tắm nước lá cho bé:

Bước 1: Rửa lá thật sạch, sau đó ngâm lá với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch.

Bước 2: Đun sôi lá từ 5 – 10 phút để ra hết hoạt chất, để nguội.

Lọc và vứt bỏ bã lá cây, giữ lại phần nước để dùng.

Bước 3: Tắm sơ cho trẻ bằng nước ấm sau đó tắm sạch cho bé bằng nước lá để loại bỏ chất nhờn và vi khuẩn trên da.

Tắm lá trầu không rất tốt cho trẻ sơ sinh bị nóng trong nổi mụn

Xem thêm: Tắm lá nhọ nồi cho bé thổi bay mụn nhọt

Không tự tiện bôi thuốc cho trẻ bị mụn

Khi thấy bé bị nóng trong nổi mụn, nhiều mẹ tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ. Tuy nhiên các bác sĩ da liễu cho rằng, mẹ không nên dùng thuốc cho bé bởi da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dùng thuốc sẽ không tốt, đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trong trường hợp, mụn bị vỡ, lở loét mẹ nên đưa trẻ đi khám để có các phương pháp điều trị kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc hay tắm cho bé trong trường hợp này.

]]>
https://fonscare.vn/tre-so-sinh-bi-nong-trong-noi-mun/feed/ 0
Trẻ bị dị ứng thời tiết, tắm lá gì cho bé nhanh khỏi? https://fonscare.vn/tre-bi-di-ung-thoi-tiet-tam-la-gi/ https://fonscare.vn/tre-bi-di-ung-thoi-tiet-tam-la-gi/#respond Mon, 08 Nov 2021 09:03:43 +0000 https://fonscare.vn/?p=6101 Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh ngoài da trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm da dị ứng do thời tiết. Bệnh khiến trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì luôn là thắc mắc của các bậc phụ huynh có con bị dị ứng thời tiết. Để hiểu rõ hơn về bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ cũng như phương pháp điều trị bệnh bằng lá thảo dược dân gian, mời bố mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Dấu hiệu của trẻ bị dị ứng thời tiết

Khi gặp phải các thay đổi đột ngột của môi trường, khí hậu, nhiệt độ độ ẩm, trẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu của viêm da dị ứng như:

  • Phát ban trên da. Các nốt ban đỏ có thể xuất hiện toàn thân hoặc tại một số bộ phận trên cơ thể
  • Da châm chích, ngứa ngáy, trẻ liên tục gãi
  • Các vết mẩn đỏ, sẩn nóng rát, đỏ xung quanh, thậm chí có thể viêm
  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, đau rát họng
  • Trẻ bị chán ăn, quấy khóc
  • Trẻ có thể bị tiêu chảy, đau bụng
  • Da trẻ khô và có dấu hiệu bong tróc

Do vậy để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu do dị ứng thời tiết, bố mẹ cần có các phương pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ ngay khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu của dị ứng thời tiết.

Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện của dị ứng thời tiết, bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là một bệnh lý rất phổ biến và không nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với những trẻ có bệnh lý về cơ địa, dị ứng thời tiết có thể dẫn đến các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc viêm kết mạc dị ứng.

Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, chán ăn khi bị dị ứng thời tiết.Vì vậy, mẹ cần có biện pháp điều trị bệnh kịp thời để bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của trẻ.

Bé bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe của trẻ và phương pháp chăm sóc, điều trị của bố mẹ. Với các trường hợp nhẹ, các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm sau 3 – 4 ngày. Trong khi các trường hợp nặng hơn, bệnh có thể kéo dài đến vài tuần hoặc vài tháng.

Để dị ứng thời tiết không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, bố mẹ nên có các phương pháp chăm sóc và điều trị sớm cho bé ngay khi phát hiện bệnh.

Xem thêm:Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất

Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì?

Tắm nước lá thảo dược từ lâu đã được các bậc phụ huynh tin dùng để điều trị các dị ứng thời tiết cấp độ nhẹ cho trẻ. Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, nguyên liệu sẵn có, an toàn và hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Một số loại lá mẹ có thể tham khảo để làm nước tắm cho bé:

Tắm lá lốt cho trẻ

Lá lốt được biết tới là một dược liệu chuyên dùng để hỗ trợ và điều trị các bệnh về da đặc biệt là dị ứng. Theo các nghiên cứu Đông y, các thành phần hữu ích có trong lá lốt được được đánh giá như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêm viêm, mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Để điều trị dị ứng thời tiết cho bé hiệu quả bằng nước tắm lá lốt, mẹ hãy làm theo các chỉ dẫn sau:

  • Rửa sạch một lượng lá lốt vừa đủ dùng. Mẹ nên ngâm lá trong dung dịch nước muối loãng để loại hết vi khuẩn và bụi bẩn bám trên bề mặt lá.
  • Sau khi đã làm sạch lá, mẹ cho toàn bộ lá và nước vào trong ấm đun sôi ở lửa nhỏ để các hoạt chất trong lá được tiết ra tối đa.
  • Bỏ phần bã, lấy phần nước hòa nước đã sôi với nước lạnh, sạch đủ ấm để tắm cho bé.

Tắm bé bằng nước lá chè xanh

Nước lá chè xanh không chỉ được biết đến như một loại nước thanh nhiệt, lợi tiểu mà còn có thể dùng để tắm chữa dị ứng thời tiết cho bé. Trong lá chè xanh có chứa hàm lượng cao quercetin và vitamin C dồi dào, đây là hai dưỡng chất giúp giảm ngứa, tiêu viêm, phục hồi da và giảm thâm nhiễm hiệu quả.

Các bước tắm bé với lá chè xanh hiệu quả, mẹ có thể tham khảo:

  • Ngâm lá chè xanh tươi với muối sạch để loại bỏ bụi bẩn, chất độc hại và rửa sạch lại bằng nước.
  • Để ráo, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với một lượng nước vừa phải trong 10 phút. Mẹ pha phần nước với nước lạnh nhưng cần đảm bảo nhiệt độ nước đủ ấm cho cơ thể bé.
  • Mẹ tắm cho bé nhẹ nhàng, không cào mạnh khiến da bé tổn thương. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm lau khô người con và mặc quần áo để con không bị cảm lạnh.

Tắm cho bé bằng nước lá ngải cứu

Thành phần tự nhiên trong ngải cứu giúp phục hồi các mô da, kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa nhanh. Với lượng chất chống oxy hóa lớn, lá ngải cứu giúp phục hồi những vùng da bị tổn thương do viêm nhiễm gây ra.

Hướng dẫn mẹ tắm cho bé bị dị ứng thời tiết bằng lá ngải cứu hiệu quả:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu còn tươi, loại bỏ những lá bị hỏng, sau đó rửa sạch bằng nước và ngâm trong nước muối loãng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên bề mặt lá. Sau đó thái nhỏ thành từng đốt tầm 2cm.
  • Đun cùng nước sạch cho tới khi nước đun chuyển màu vàng.
  • Mẹ pha thêm nước ngải cứu cùng nước lạnh nhưng cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm bé là 35 – 38 độ C.
  • Sau khi tắm cho bé bằng nước ngải cứu xong, mẹ chuẩn bị thêm ca nước sạch để tắm tráng lại cho bé. Khi tắm tráng xong, lau khô cơ thể bé bằng khăn mềm rồi mặc quần áo.

Sử dụng lá khế

Lá khế vừa dễ tìm lại có nhiều công dụng hữu ích, trong đó phải kể tới các công dụng như sát trùng, điều trị dị ứng, phát ban và nổi mẩn đỏ. Đối với việc điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em, lá khế sẽ giúp làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh và tiêu diệt vi khuẩn ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các bước thực hiện tắm lá khế cho bé mẹ có thể tham khảo:

  • Lá khế tươi, mẹ cần nhặt bỏ lá sâu, úa, tuốt rời từng lá và rửa với nước sạch. Sau đó, ngâm với nước muối loãng trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Cho lá khế và nước vào đun sôi, mẹ nhớ canh kỹ tránh nước trào ra ngoài. Nước sôi, mẹ hạ lửa nhỏ và đun sôi 5 -7 phút
  • Mẹ lấy phần nước và hòa nước đã sôi ới nước lạnh đủ ấm để tắm cho bé.

Tắm nước lá trầu không

Lá trầu không có chứa đặc tính dược lý cao vfa thành phần chứa lượng tinh dầu thơm lớn, lá trầu không vừa có công dụng khử mùi, vừa ức chế được sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Tắm lá trầu không được coi là một biện pháp an toàn trong việc điều trị dị ứng thời tiết và giảm tối đa nguy cơ bội nhiễm.

Cách tắm cho bé bị dị ứng thời tiết bằng lá trầu không hiệu quả:

  • Chuẩn bị một lượng lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước. Sau đó vò nát và thái nhỏ.
  • Đun sôi nước, có thể cho thêm một vài hạt muối. Nước sôi thì cho lá trầu không vào nồi và đun trong 10 – 15 phút.
  • Mẹ pha dung dịch nước trầu không đã đun sôi với nước lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm là 35 – 38 độ C.
  • Sau khi tắm xong cho bé bị dị ứng thời tiết, mẹ tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm và lau khô người cho bé bằng khăn mềm.

Tắm cho bé bằng lá kinh giới

Lá kinh giới không chỉ là cách chữa dị ứng thời tiết cho bé theo dân gian mà nó còn được các bác sĩ chứng minh và công nhận hiệu quả của loại lá này. Hoạt chất d-limonene, d-menthol, menthol racemic… có trong loại lá này giúp loại bỏ các triệu chứng của dị ứng thời tiết.

Để chữa trị dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ bằng lá kinh giới, mẹ cần thực hiện các bước sau:

  • Chuẩn bị một chậu nước ấm và những vật dụng cần thiết để tắm cho bé
  • Rửa sạch một nắm lá kinh giới rồi giã nát lấy nước cốt
  • Nước cốt thu được pha với nước ấm đã chuẩn bị để tắm cho bé
  • Sau khi tắm xong cho bé, mẹ lau lại người cho con bằng khăn bông mềm.

Tắm cho bé bằng lá đơn đỏ

Theo Đông y, lá đơn đỏ là một loại thảo dược có tính mát, giúp thành nhiệt, giải độc, làm mát da rất tốt. các hoạt chất tự nhiên có trong lá đơn đỏ như tanin, coumarin, saponin, flavonoid có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm thích hợp điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ.

Cách tắm cho bé bằng lá đơn đỏ như sau:

  • Lá đơn đỏ tươi, rửa sạch và đun sôi cùng 2 lít nước
  • Mẹ pha thêm với nước lạnh cho ấm rồi tắm cho bé. Nhiệt độ nước tắm cần đảm bảo ở nhiệt độ 37 – 38 độ C.

Những lưu ý khi sử dụng tắm cho bé bị dị ứng thời tiết bằng các loại lá thảo dược

Sử dụng các loại lá thảo dược để tắm cho bé bị dị ứng hời tiết là một hướng điều trị an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả và làm giảm các triệu chứng của dị ứng với những bé bị dị ứng thời tiết cấp độ nhẹ. Trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết thể nặng, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chữa và có hướng khắc phục phù hợp nhất.

Trong khi sử dụng các loại lá tắm cho bé bị dị ứng thời tiết, mẹ nên tham khảo một số lưu ý sau:

  • Mẹ cần rửa thật sạch lá bằng nước sạch và nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại.
  • Khi rửa lá, không nên vò quá mạnh vì dễ khiến dưỡng chất bên trong mất đi, giảm hiệu quả chữa bệnh.
  • Khi pha nước tắm cho bé, mẹ cần lưu ý không pha nước quá nóng có thể gây bỏng, rát da. Nước quá nguội, nước tắm lá sẽ không phát huy được công dụng như ý.
  • Khi tắm mẹ không nên chà xát mạnh vào da bé, dễ khiến gây nhiễm trùng da.
  • Mẹ cần tắm cho bé nơi ấm áp, kín gió, tránh bị cảm lạnh.

Hy vọng bài viết trên giúp bố mẹ hiểu rõ về dị ứng thời tiết ở trẻ em và một số loại lá tắm mẹ có thể tham khảo để tắm cho bé khi bé bị dị ứng thời tiết.

]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-di-ung-thoi-tiet-tam-la-gi/feed/ 0
Bé bị chốc lở đầu, cách nhận biết và điều trị https://fonscare.vn/be-bi-choc-lo-dau/ https://fonscare.vn/be-bi-choc-lo-dau/#respond Thu, 04 Nov 2021 09:00:27 +0000 https://fonscare.vn/?p=6106 Chốc lở là bệnh ngoài da thường thấy và có khả năng lây lan nhanh ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc trưng của chốc lở đầu ở trẻ em là các nốt bọng nước nhỏ, ngứa nhiều khiến trẻ khó chịu. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và các cách xử lý khi trẻ bị bệnh qua bài viết dưới đây nhé:

Nguyên nhân gây chốc lở đầu ở trẻ em

Bệnh chốc lở đầu ở trẻ em là hiện tượng da đầu bé chịu sự tấn công của 2 loại vi khuẩn liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn hoặc do cả 2 loại vi khuẩn cùng kết hợp tấn công gây bệnh.

Trẻ bị chốc lở đầu do liên cầu khuẩn tấn công thường có triệu chứng điển hình là các nốt bọng nước. Các bọng nước này thường to, sâu, hóa nhiều mủ và có thể để lại nhiều sẹo rỗ sau khi khỏi bệnh.

Khác với tụ cầu, chốc lở đầu ở trẻ nhỏ do liên cầu khuẩn lại có biểu hiện là thể chốc không bọng nước.

Trong các trường hợp trẻ bị chốc lở đầu do cả liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn tấn công, da đầu trẻ xuất hiện cả mụn nước và các nốt mụn không bóng nước.

Một số yếu tố khác như hệ miễn dịch kém, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh kém là các điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Một số mẹ thường mắc sai lầm là luôn ủ ấm đầu trẻ, đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây chốc xâm nhập và lây lan nhanh chóng.

Biểu hiện của chốc lở đầu ở trẻ em

Các biểu hiện đặc trưng của chốc lở đầu ở trẻ em bố mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết đó là trên da đầu bé xuất hiện các bọng nước nông, rải rác khắp da đầu. Sau đó bọng nước sẽ hóa mủ và vỡ ra, kết thành những mảng vảy màu vàng. Có 2 loại chốc lở đầu với những biểu hiện điển hình như:

Chốc lở đầu có bóng nước

Biểu hiện ban đầu của bệnh là da đầu trẻ bắt đầu xuất hiện các mảng da rát và đỏ kích thước 0,5 – 1 cm. Các mảng này căng ra và hình thành các bọng nước.

Bề mặt bọng nước nhăn nheo có quầng đỏ xung quanh. Các nốt bọng nước này vỡ ra, đóng vảy và có màu vàng nâu.

Các vảy tiết làm tóc bết dính, khó chịu. Tình trạng này khiến trẻ thường ngứa, gãi khiến các vết tổn thương nặng nề hơn.

Bình thường không để lại sẹo hoặc chỉ bị thâm một thời gian sau đó biến mất. Tuy nhiên, các nốt bóng nước nếu không được xử lý kịp thời và hóa mủ gây tổn thương sâu vào da, có thể để lại sẹo rỗ sau khi bé khỏi bệnh.

Nếu không có các biến chứng nghiêm trọng, chốc có bóng nước thường khỏi sau 7 – 10 ngày.

Bé bị chốc có bóng nước

Chốc không có bóng nước

Chốc không có bóng nước cũng bắt đầu bằng một dát hồng và sau đó tiến triển thành mụn nước. Các mụn nước này hóa mủ rất nhanh và nhanh chóng vị dập vỡ để lại các vết xước đóng vảy tiết màu vàng.

Các vảy này bong ra để lại nền da non đỏ ẩm, khi lành không bị rát và thâm.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau 2 – 4 tuần và không để lại sẹo.

Khi trẻ có các dấu hiệu trên của bệnh chốc lở đầu, nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng tại chỗ: 

  • Chàm hóa: Chốc tái đi tái lại, xuất hiện nhiều mụn nước
  • Chốc loét: Da trẻ bị thương tổn sâu, khi khỏi để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Biến chứng toàn thân:

  • Nhiễm trùng huyết: Chủ yếu là do chốc lở do tụ cầu khuẩn gây nên
  • Ngoài ra, bé có thể gặp một số biến chứng nặng khác như: Viêm quầng, viêm mô tế bào sâu. viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…
Bé bị chốc không có bóng nước

Trẻ có dấu hiệu chốc lở đầu, bố mẹ cần làm gì

Trẻ bị chốc lở đầu cần được chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến trẻ. Một số phương pháp điều trị chốc lở cho bé, bố mẹ có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc cho bé bị chốc lở

Thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nên bệnh chốc lở đầu đó là tụ cầu và liên cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc tương đối phổ biến. Vì vậy, bố mẹ không nên lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc giảm ngứa

Bé bị chốc lở đầu thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi cơ thể trẻ bị các cầu khuẩn xâm nhập, quá trình viêm tạo ra các chất trung gian có khả năng gây ngứa như histamine, leucotrien… Khi bị ngứa, trẻ có xu hướng đưa tay lên gãi và mang mầm bệnh đến các vị trí khác trên cơ thể, khiến bệnh lây lan rộng hơn.

Biện pháp giảm ngứa hữu ích nhất cho trẻ là sử dụng các loại thuốc kháng histamin. Các thuốc giảm ngứa hữu hiệu mẹ có thể dùng cho bé là loratadin, clorpheniramin, diphenhydramin… Tuy nhiên thuốc giảm ngứa chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng không có tác dụng điều trị được bệnh chốc lở.

Mẹ tham khảo thêm: Bé bị chốc lở bôi thuốc gì hiệu quả nhất

Những loại lá tắm cho bé trị chốc lở hiệu quả

Các loại lá sau đây vừa an toàn, lành tính lại điều trị chốc lở đầu rất hiệu quả cho bé:

Lá cây sài đất:

Từ xưa, lá sài đất đã được lưu truyền có thể chữa bệnh rôm sảy, chốc lở và nhiều vấn đề về da liễu khác. Loại thảo dược này có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc vfa giảm viêm sưng tấy ngoài da.

Mẹ chỉ cần đun sôi 1 nắm lá sài đất to cùng 2l nước trong 10 phút. Bỏ phần bã, pha thêm 1 ít nước sạch cho nguội bớt. Mẹ tắm cho bé bằng nước sài đất 2 – 3 lần một tuần giúp làm giảm viêm ngứa nà ngăn chốc lở lây sang các vùng da lành khác.

Xem thêm:

Nha đam

Nha đam có chứa Glycoprotein có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng và se lành vết thương rất tốt. Mẹ có thể thoa gel nha đam lên vùng da đầu bị chốc lở của bé và để khô tự nhiên 30 phút rồi làm sạch bằng nước ấm.

Bôi nha đam 2 – 3 lần/ngày và duy trì trong 7 ngày liên tục. Sau đó, mẹ tiếp tục bôi mỗi ngày 1 lần để đẩy nhanh tốc độ tái tạo da cho bé.

Gel nha đam rất tốt cho trẻ bị chốc lở đầu

Lá đào

Lá đào được nhiều bà mẹ tin dùng để tắm cho con bị chốc lở đầu nhờ khả năng làm giảm các triệu chứng khó chịu cũng như có khả năng sát khuẩn, giảm đau nhức, sưng ngứa.

Mẹ dùng 2 – 3 lít nước nấu cùng 1 nắm lá đào tươi để tắm cho bé hàng ngày. Sau khi tắm xong cho bé bằng nước lá đào, mẹ nên tráng lại cơ thể cho bé bằng nước sạch để loại bỏ hết chất cặn bám trên da bé.

Lá tía tô

Không chỉ là một loại lá rau có công dụng giữ ấm được sử dụng nhiều trong các món ăn, lá tía tô còn là một loại thảo dược hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh chốc lở rất hiệu quả.

Mẹ rửa sạch lá tía tô bằng nước muối, giã nát và đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị. Đắp cho bé mỗi ngày 2 – 3 lần, sau vài ngày các triệu chứng sẽ giảm.

Phòng ngừa chốc lở tái phát ở trẻ

Sau khi bé đã khỏi bệnh, việc phòng ngừa ngăn bệnh tái phát là rất quan trọng do chỉ cần vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ là bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Để bệnh chốc lở không tái phát lại, mẹ hãy chú ý các điều sau:

  • Giữ vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ. Tắm rửa, vệ sinh ngoài da cho bé bằng sữa tắm, xà phòng có khả năng diệt khuẩn.
  • Tránh trẻ tiếp xúc với môi trường nóng ẩm, bị côn trùng đốt
  • Giữ cơ thể trẻ luôn khô thoáng, mặc quần áo thấm hút mồ hôi
  • Cho trẻ ăn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập cơ thể

Mẹ tham khảo thêm: Bé bị chốc tắm lá gì cho nhanh khỏi?

Hy vọng sau khi đọc bài viết này bố mẹ có cái nhìn tổng quan về bệnh chốc lở đầu và có những biện pháp chữa trị đúng cách, kịp thời khi bé bị chốc lở đầu.

]]>
https://fonscare.vn/be-bi-choc-lo-dau/feed/ 0
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Bố mẹ cần nắm rõ để điều trị bệnh cho trẻ https://fonscare.vn/hinh-anh-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em/ https://fonscare.vn/hinh-anh-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em/#respond Thu, 14 Oct 2021 09:47:04 +0000 https://fonscare.vn/?p=6002 Tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường diễn biến nặng vào thời điểm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Vào các thời điểm bùng phát mạnh mẽ của bệnh, cha mẹ cần nhận biết rõ các hình ảnh của bệnh tay chân miệng để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho bé. 

Triệu chứng phát ban của bệnh tay chân miệng

Vị trí xuất hiện

Các nốt phát ban thường mọc nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông của trẻ. Đây là một triệu chứng thường thấy ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Thời gian xuất hiện

Phát ban là dấu hiệu đầu tiên bố mẹ có thể thấy khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu sau khi phát bệnh và có thể kéo dài đến 10 ngày .

Biểu hiện

Nốt ban có kích thước 2 – 5mm, hình bầu dục có màu xám sẫm, nổi trên bề mặt da của trẻ. Triệu chứng này của bệnh thường không gây ngứa ngáy cho trẻ.

Triệu chứng nổi mụn nước của bệnh tay chân miệng

Vị trí xuất hiện

Mụn nước mọc trên nền của các nốt ban, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc lợi. Dịch từ mụn nước vỡ ra có thể lây sang các vùng da lành khác trên cơ thể như: mặt, miệng, đầu gối…

Thời gian xuất hiện

Các mụn nước nhỏ, rời rạc xuất hiện cùng các nốt ban đỏ. Sau 1 – 2 ngày các nốt mụn nước bắt đầu lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.

Biểu hiện

Kích thước của mụn nước khoảng vài mm, có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu trắng đục, phồng rộp lên, bao quanh là các viền hồng ban. Cần tránh va chạm vào các nốt mụn nước gây vỡ và lây lan dịch sang các vùng da lành khác. Các nốt mụn nước thường khiến trẻ khó chịu, ngứa ngày và có thể để lại vết thâm sau khi bé khỏi bệnh.

Triệu chứng loét miệng của bệnh tay chân miệng

Loét miệng là một hình ảnh rất đặc trưng của bệnh tay chân miệng thường thấy ở niêm mạc má, lợi, lưỡi, vòm miệng. Các vết loét có đường kính khoảng 4 – 8mm. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, đau đớn, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn. Đôi khi bố mẹ thường bị nhầm lẫn giữa loét miệng do bệnh tay chân miệng và loét miệng thông thường do nóng trong người.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do sức đề kháng còn yếu cộng với các yếu tố sinh hoạt tập thể như đi học mẫu giáo, ăn uống và chơi đùa chung cùng các bạn là những yếu tố có nguy cơ cao truyền bệnh. Phát ban, nổi mụn nước, loét miệng là những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Ngoài ra, bố mẹ có thể thấy các dấu hiệu khác đi kèm khi trẻ bị bệnh tay chân miệng như sốt cao, bỏ ăn, nôn mửa. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán mức độ của bệnh và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Biến chứng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm gì nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, trẻ mắc tay chân miệng với  các biểu hiện như sốt cao và nôn nhiều rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, tim mạch và hô hấp.

Biến chứng thần kinh của bệnh bao gồm viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy với các biểu hiện như: Co giật từng cơn ngắn 1 – 2 giây chủ yếu ở tay và chất, bứt rứt, ngủ gà, hôn mê, liệt dây thần kinh sọ não…

Các biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng như là: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch với các dấu hiệu nhận biết như: mạch đập nhanh, khó thở, phù phổi cấp, thời gian làm đầy mao mạch chậm…

Cách chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em đúng cách tại nhà

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị giúp bé giảm mức độ các triệu chứng và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bố mẹ có thể chăm sóc và điều trị bệnh cho bé tại nhà như sau:

Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C mẹ cần hạ nhiệt cho trẻ bằng paracetamol và bổ sung nước cho bé bằng dung dịch điện giải oresol.

  • Đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ bằng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, các loại vitamin như vitamin A, C, E và kẽm.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ ăn tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ như cháo, soup, nước ép hoa quả. Tránh ăn đồ còn nóng, dễ gây xót làm nghiêm trọng tình trạng viêm loét của trẻ
  • Điều trị loét miệng, loét họng cho bé trước và sau khi ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng giúp kháng khuẩn, giảm đau, nhanh lành các vết loét trong miệng, giải quyết tình trạng biếng ăn, bỏ ăn ở trẻ bị tay chân miệng.
  • Tiệt trùng các vật dụng trong nhà, dụng cụ ăn uống và đồ chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường.
  • Rửa sạch tay cho trẻ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Mẹ nên tắm bé bằng các loại sữa tắm cho chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bám trên da bé. Sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby đảm bảo các tiêu chí: an toàn lành tính với da bé, kháng khuẩn vượt trội từ các thảo dược thiên nhiên
  • Khi tắm cho trẻ mẹ cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt mụn nước, làm lây lan ra các vùng da lành khác.

Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả, việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc phòng bệnh sau đây:

  • Cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày và vệ sinh đúng cách.
  • Khử trùng, sát khuẩn sạch sẽ khu vực bé hay chơi như bề mặt sàn, tay nắm cửa, đồ chơi của bé.
  • Thực hiện ăn chín, uống chín. Khử trùng dụng cụ ăn của bé như bát, đũa, cốc, thìa sạch sẽ trước khi cho bé ăn. Mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ khi chế biến món ăn và trước khi cho bé ăn.
  • Tuyệt đối không mớm cơm, mớm thức ăn cho trẻ. Mẹ không cho trẻ mút tay, dùng tay bốc thức ăn trực tiếp, ngậm mút đồ chơi.
  • Cho trẻ đi ngoài vào bô chậu có chứa chất diệt khuẩn như cloramin B. Phân của trẻ bị bệnh cần có biện pháp xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
  • Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần cho bé dừng đến trường và cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho các bé xung quanh.

Việc nhận biết sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua một số hình ảnh dấu hiệu đặc trưng của bệnh bố mẹ có các biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả cho bé, ngăn bệnh lây lan ra các bé xung quanh.

]]>
https://fonscare.vn/hinh-anh-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em/feed/ 0
Hướng dẫn bố mẹ cách điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh https://fonscare.vn/dieu-tri-viem-da-mu-o-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/dieu-tri-viem-da-mu-o-tre-so-sinh/#respond Wed, 13 Oct 2021 09:44:10 +0000 https://fonscare.vn/?p=5953 Viêm da mủ là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Da trẻ bị bệnh thường xuất hiện những mụn mủ ở những vùng dễ tiết mồ hôi, áp nếp kẽ, nách, đầu… gây đau nhức và khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nên tình trạng hoại tử da, để lại sẹo và vết rỗ trên da bé. Chính vì thế, ngay khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm da mủ, bố mẹ cần có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn.

Nguyên nhân viêm da mủ ở trẻ em

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường phát triển mạnh vào mùa hè, khi cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi, tạo môi trường cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Cùng với đó, làn da bé chưa phát triển hoàn thiện và hệ miễn dịch yếu ớt khiến trẻ càng dễ mắc bệnh hơn. Một số yếu tố từ bên ngoài khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như:

Môi trường bị ô nhiễm: Khói bụi, vi khuẩn, virus từ môi trường bị ô nhiễm xâm nhập vào da bé làm tăng nguy cơ mắc bệnh và diễn biến nặng hơn.

Vệ sinh da kém: Vào mùa hè, da bé đổ nhiều mồ hôi đặc biệt là vùng nách, kẽ, đầu… Nếu bố mẹ không thường xuyên làm sạch da cho bé, mồ hôi và vi khuẩn tại các vùng này có thể tấn công và gây hại cho da.

Không thay bỉm thường xuyên: Bé sơ sinh phải dùng bỉm thường xuyên. Bố mẹ không thay bỉm cho bé đặc biệt là lúc đi vệ sinh xong, vi khuẩn từ phân và nước tiểu có thể tấn công da bé và gây viêm nhiễm.

Biểu hiện của viêm da mủ

Dựa theo chủng loại vi khuẩn gây bệnh, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia chia thành hai loại: Viêm da mủ do liên cầu khuẩn và viêm da mủ do tụ cầu khuẩn. Mỗi loại bệnh có những triệu chứng khác nhau, bố mẹ cần nắm rõ để phân biệt từng loại viêm da mủ ở trẻ sơ sinh.

Viêm da do tụ cầu khuẩn

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn chủ yếu xảy ra ở vùng nang lông với nhiều cấp độ khác nhau:

Viêm nang lông dạng nông: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh viêm da mủ. Trên da bé xuất hiện các nốt sưng đỏ tại các nang lông. Các nốt đỏ này dần nổi lên, đóng vảy và khô lại gây cảm giác ngứa ngáy cho bé.

Viêm nang lông dạng sâu: Tình trạng bệnh viêm da mủ đã tiến triển nặng hơn. Các nốt mụn bị viêm, sưng tấy và có mủ đầu trắng, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng nhỏ trên bề mặt da.

Nhọt: Nhọt cũng chính là mụn đinh râu và đây cũng là cấp độ tổn thương sâu của bệnh viêm da mủ. Khi bị nhọt, da bé xuất hiện các cục mụn sưng, gây đau đớn cho bé

Viêm quầng: Mức độ bệnh viêm da mủ của bé nghiêm trọng hơn. Trên bề mặt da xuất hiện nhiều nốt ban màu hồng, phù nề và giới hạn rõ với các vùng da lành. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp hời có thể lây rộng hơn và nổi hạch. Trẻ bị sốt, đau nhức toàn thân, đi kèm chán ăn và quấy khóc.

Viêm mô tế bào: Cấp độ nặng nhất của viêm da mủ do tụ cầu khuẩn. Da bé bị nhiễm trùng sâu, trên bề mặt da xuất hiện hồng ban, không có ranh giới rõ ràng. Trẻ bị viêm mô tế bào hường đi kèm với các triệu chứng khác như: sốt, lạnh run, viêm hạch.

Bé bị nhọt do tụ cầu khuẩn

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Bé bị viêm da mủ do liên cầu khuẩn thường đi kèm các triệu chứng như:

Chốc lây: Đây là hiện tượng chốc không có bóng nước. Mụn nước vị viêm nhiễm có mủ vỡ ra khô lại, đóng vảy và có màu nâu vàng trên da bé. Chốc lây thường xuất hiện tại các vị trí như tay, chân , mặt.

Chốc bóng nước: Các nốt mụn nước nhỏ phát triển thành các mụn nước lớn trên nền các vết hồng ban. Chốc bóng nước thường tự vỡ sau 2 – 3 ngày, gây đau rát cho trẻ. Sau khi vỡ, các nốt chốc bóng nước có vảy màu vàng nâu, rìa có viền vảy tróc.

Chốc loét: Bề mặt da của bé xuất hiện mụn mủ, mụn nước viêm nhiễm sâu trong da. Vì thế, sau khi vỡ thường để lại các vết sẹo rỗ hoặc gây rối loạn sắc tố da. Chốc loét thường xuất hiện tại các vị trí như lưng, chân và có thể tự lành sau vài tuần.

Hăm kẽ: Tình trạng da xuất hiện các đám đỏ, viền mỏng và có tiết dịch. Các triệu chứng khác bé có thể gặp phải khi bị hăm kẽ như quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi. Bé thường bị hăm kẽ tại vị trí các nếp gấp như cổ, bẹn, kẽ mông…

Bé bị chốc lây do liên cầu khuẩn

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm da mủ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu được bố mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, phát hiện bệnh muộn sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu tới sức khỏe và làn da của trẻ:

  • Viêm da bội nhiễm: Viêm da bùng phát trên diện rộng, khó kiểm soát và có nguy cơ gây hoại tử da
  • Sẹo: Các nốt viêm da mủ gây nhiễm trùng sâu dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn, virus từ viêm da mủ có thể nhiễm vào máu gây nhiễm trùng máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Viêm não: Hậu quả gián tiếp của nhiễm trùng huyết, virus theo đường tuần hoàn máu lên não, gây bệnh viêm não cho trẻ
  • Trẻ biếng ăn quấy khóc: Bệnh viêm da mủ thường khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức cơ thể và biếng ăn.

Bố mẹ điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng tới sức khỏe và làn da của bé. Vì thế, bố mẹ cần nắm rõ các phương pháp điều trị viêm da mủ cho trẻ ngay khi thấy trẻ có biểu hiện viêm da mủ.

Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp Tây y

Bên cạnh các biện pháp chữa trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp Đông y, nhiều mẹ cũng tìm đến các phương pháp Tây y để chữa trị cho con. Tuy nhiên, khi chữa trị cho con bằng biện pháp Tây y, mẹ nên tuân thủ theo đúng lời khuyên và chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc bác sĩ da liễu thường kê cho các bé bị viêm da mủ như:

Dung dịch yarish, million: Thuốc màu với công dụng khử trùng sạch sẽ các vết thương trên da.

Kháng sinh dạng bôi kết hợp với thuốc chống viêm: Phổ biến nhất có các loại như Eosine, Milian, Bactroban… giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn sự lây lan và tác động tiêu cực của chúng trên da.

Thuốc kháng sinh toàn thân: Thuốc này thường được kê khi bé vị viêm da mủ dạng viêm nang lông.

Kem dưỡng ẩm: Da bé có thể bị khô, bong tróc sau khi các nốt mủ vỡ ra, kem dưỡng ẩm giúp hạn chế khô, nứt nẻ da.

Kem dưỡng ẩm giúp da bé không bị bong tróc khi các nốt mủ vỡ ra

Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Từ lâu, các bà các mẹ đã sử dụng các loại lá thảo dược thiên nhiên để tắm cho bé khi bé mắc các bệnh lý về da như viêm da mủ. Nước tắm cho bé từ các loại thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như ngứa, đỏ, rát, làm dịu và nhanh lành vùng da bị tổn thương do viêm da mủ. Các loại nước tắm lá mẹ có thể tham khảo để tắm cho bé:

Nước tắm lá tía tô

Lá tía tô có tính mát, thơm nhẹ dịu, rất tốt cho da bé. Tinh dầu lá tía tô có chứa perillaldehyd có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn, giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng trên da bé.

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô rửa sạch và một thìa cà phê muối ăn.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Đun lá tía tô với 1 lít nước và chút muối trong 5-10 phút.
  • Bước 2: Pha loãng nước tía tô vừa đun cho nước ấm.
  • Bước 3: Mẹ tắm cho bé và lau khô bằng khăn mềm

Lưu ý:

Mẹ thực hiện tắm cho bé 1-2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài ra cũng có thể kết hợp lá tía tô với các loại phụ liệu khác như gừng, chanh.

Nước tắm lá chè xanh

Lá chè xanh có chứa hợp chất catechin – một tanin có tác dụng chống viêm rất hiệu quả, giúp nhanh làm se và lành tổn thương da do viêm da mủ. Ngoài ra, caffein trong lá chè xanh có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm khó chịu, quấy khóc cho bé.

Hướng dẫn cách tắm: 

Chuẩn bị: 100 – 200 gam lá ché tươi và một chút muối. Lá chè tươi rửa sạch và ngâm muối loại bỏ vi khuẩn, chất bụi bẩn và chất độc hại.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Vò nát lá rồi cho vào nồi đun, cho thêm 1-2 lít nước sạch và đun sôi trong 10 phút.
  • Bước 2: Mẹ có thể để nguội nước lá chè xanh nguyên chất vừa đun hoặc pha loãng với nước cho nhiệt độ 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Đặt bé vào rồi tắm rửa nhẹ nhàng trong 5 phút và sau đó lau lại bằng khăn mềm.

Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm cho bé 2 – 3 lần mỗi tuần.

Xem thêm: Cách tắm lá chè xanh cho bé

Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm

Nước tắm lá trầu không

Lá trầu không có tính mát với mùi thơm nhẹ tạo cảm giác dễ chịu. Với hàm lượng 0,8 – 1,8% tinh dầu không quá cao, lá trầu không có tác dụng tạo mùi thơm và kháng khuẩn cao nhờ hợp chất tanin và flavonoid. Các hợp chất phenol có trong lá trầu không giúp ức chế, tiêu diệt và làm mất khả năng lây nhiễm của  vi khuẩn.

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 100 – 200 lá trầu không tươi, rửa sạch với một chút muối.

  • Bước 1: Vò nát hoặc thái nhỏ lá trầu không. Đun sôi nước với một chú muối rồi bỏ lá trầu không vào và tiếp tục đun sôi trong 5 – 7 phút.
  • Bước 2: Mẹ pha loãng nước lá trầu không vừa đun sôi với 2 – 3 lít nước sạch, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm cho bé 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Mẹ tắm cho bé nhẹ nhàng tránh lau mạnh vào các nốt mủ. Sau khi tắm xong, mẹ lau sạch bằng khăn mềm cho bé và mặc quần áo ấm ngay lập tức cho bé để tránh bị cảm lạnh.

Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách tắm lá trầu không cho bé

Nước tắm cây sài đất

Cây sài đất có chứa Flavonoid, saponin, Chlorophyll… có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da, thúc đẩy quá trình phục hồi và tổn thương da, làm mờ thâm sẹo.

Hướng dẫn cách tắm:

Chuẩn bị: 100 – 300 gam cây sài đất tươi và một chút muối.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Mẹ ngâm cây sài đất vào muối và rửa sạch với vài lần nước.
  • Bước 2: Sau đó đem vò nát hoặc xay cây sài đất, chỉ lấy phần nước và bỏ phần bã.
  • Bước 3: Đun sôi phần nước sài đất với 2 – 3 lít nước trong 5 – 7 phút. Để nguội nước đến 38 độ rồi tắm cho bé.

Lưu ý: Mẹ tắm nhanh cho bé 5 – 7 phút trong phòng kín gió để tránh bé bị cảm lạnh. Mẹ tắm cho bé bằng nước cây sài đất 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Tắm cây sài đất có tốt không?

Nước tắm cỏ mần trầu

Trong cỏ mần trầu có chứa flavonoid, phenolic, acid amin…có tính oxy hóa mạnh rất tốt cho việc tiêu viêm, giải độc phù hợp với những trẻ bị viêm da. da nhiễm khuẩn.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị: 70 gam cỏ mần trầu và chút muối sạch.

  • Bước 1: Ngâm cỏ mần trầu vào muối và rửa sạch.
  • Bước 2: Mẹ giã cỏ tươi lấy 120ml nước cốt và pha với nước ấm. Tắm cho bé trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Bước 3: Mẹ có thể tráng lại cho bé hoặc không, sau đó lau khô lại người cho bé bằng khăn mềm.

Lưu ý: Tốt nhất là mẹ nên tắm hàng ngày cho bé

Cỏ mần trầu là loại cỏ phổ biến được các mẹ dùng làm nước tắm cho con

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, mẹ cần nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm tổn thương da bé sâu hơn. Khi chăm sóc bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trong 6 tháng đầu, bé cần được bú mẹ hoàn toàn.
  • Dưỡng da cho trẻ bằng những sản phẩm dưỡng da chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ.
  • Vùng da mủ cần được vệ sinh cẩn thận, nhẹ nhàng.
  • Khi bé mắc viêm da mủ, mẹ cần theo dõi bé thường xuyên. Trong trường hợp, bé sốt cao, bỏ ăn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
  • Bệnh viêm da mủ thường khiến bé ngứa ngáy, vì thế mẹ nên dùng bao tay cho bé để tránh bé cào gãi gây xước da.

Bệnh viêm da mủ nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Qua bài viết trên đây, hy vọng bố mẹ nắm được các phương pháp điều trị bệnh viêm da mủ cho trẻ đơn giản tại nhà để viêm da mủ không còn là nỗi lo đối với các bố mẹ có con nhỏ.

FONS CARE BABY – AN LÀNH, DỊU NHẸ CHO DA BÉ

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby – sữa tắm chiết xuất 100% từ 18 loại thảo dược thiên nhiên: Ngũ sắc, sài đất, chè xanh, trầu không, cỏ mần trầu, kinh giới, nhọ nồi, vỏ chanh, kim ngân hoa, nghệ, bồ kết, bồ hòn, bồ công anh, mướp đắng, lá lốt, tía tô, lá tre, gừng.

Kháng sinh tự nhiên từ các loại thảo dược như lá trầu không, lá tre, lá tía tô, lá chè xanh, sài đất giúp ngăn ngừa, loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh trên da bé, bảo vệ bé khỏi các bệnh ngoài da như viêm da mủ, rôm sảy, hăm tã, chàm sữa…

Chất tạo bọt tự nhiên từ Saponin có trong chiết xuất bồ hòn nhẹ nhàng lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa trên da bé mà không gây khô da, cho làn da bé luôn mịn màng, ẩm mượt.

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby – An lành từ thiên nhiên

]]>
https://fonscare.vn/dieu-tri-viem-da-mu-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh https://fonscare.vn/viem-da-mu-o-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/viem-da-mu-o-tre-so-sinh/#respond Wed, 22 Sep 2021 10:13:07 +0000 https://fonscare.vn/?p=5927 Viêm da mủ là một bệnh ngoài da có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không chăm sóc tốt và điều trị kịp thời, vùng da bị bệnh có thể lây sang vùng da lành khác gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bố mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh và có những biện pháp chữa trị kịp thời khi bé bị viêm da mủ nhé.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da mủ hay viêm da nhiễm khuẩn là một loại viêm da thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè khi thời tiết nóng nực, cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Vi khuẩn liên cầu (streptococcus) và tụ cầu (staphylococcus) là 2 loại vi vi khuẩn khi gặp các điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, tình trạng vệ sinh da kém, môi trường nóng nực, ngứa ngáy, chân thương da… có thể gây nên viêm da mủ ở trẻ sơ sinh.

Viêm da mủ thường thường xảy ra ở trẻ em có độ tuổi từ 2-12 tháng tuổi. Theo Cục y tế dự phòng, đây là một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng bội nhiễm, nên bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Khi trẻ bị viêm da mủ, bố mẹ có thể thấy hiện tượng mưng mủ tại các vị trí dễ tích tụ mồ hôi trên cơ thể trẻ như nách, đầu, nếp gấp…Các vết mủ này thường khiến bé đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.

Nguyên nhân viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, những chủ yếu là do có môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bé có thể viêm da mủ do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như:

Làn da của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện như người lớn, lỗ chân lông còn nhạy cảm cộng với hệ miễn dịch còn non yếu khiến cho các bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da dễ dàng trú ngụ và gây bệnh.

Vệ sinh cho bé không đúng cách, bố mẹ không tắm rửa cho bé hàng ngày. Làn da của trẻ rất nhạy cảm với bụi bẩn và vi khuẩn. Không vệ sinh sạch sẽ có thể khiến các vi khuẩn này tích tụ trên da bé và gây bệnh.

Cho bé mặc quần áo có chất liệu quá cứng, hoặc quá chật khiến quần áo cọ xát vào da bé gây tổn thương da, có thể gây dị ứng.

Mẹ dùng bỉm cho bé quá nhiều và không thay ngay sau khi bé đi vệ sinh xong, vi khuẩn từ phân và nước tiểu có thể xâm nhập vào da và gây viêm da mủ cho trẻ.

Môi trường sống bị ô nhiễm, ẩm ướt, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da mủ.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau

Phân loại và triệu chứng của viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh được phân thành 2 loại dựa trên chủng vi khuẩn gây bệnh là viêm da mủ do tụ cầu khuẩn và viêm da mủ do liên cầu khuẩn. Mỗi chủng loại vi khuẩn sẽ gây nên bệnh với những triệu chứng và biểu hiện khác nhau, bố mẹ cần nắm rõ để xác định bệnh của bé là do đâu.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu khuẩn

Bé bị viêm da mủ do tụ cầu khuẩn, bố mẹ có thể thấy các nốt viêm mủ tập trung chủ yếu ở vùng nang lông và có nhiều cấp độ khác nhau:

Viêm nang lông dạng nông

Đây là cấp độ viêm da nhẹ nhất, da bé xuất hiện các nốt sưng đỏ ở lỗ chân lông. Sau một thời gian, các nốt mụn nhỏ nổi lên, khi khô tạo thành vảy, bong tróc khiến bé ngứa náy, khó chịu.

Viêm nang lông dạng sâu

Viêm da chuyển biến sang cấp độ nặng hơn. Các nốt mụn sưng tấy, có đầu mủ trắng, mọc rải rác hoặc tập trung thành các đám nhỏ trên bề mặt da bé, gây ngứa và có khả năng lây nhiễm cao.

Nhọt

Hay còn gọi là đinh râu, tình trạng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu khuẩn ở mức độ tổn thương sâu hơn. Khi bé bị nhọt, trên da xuất hiện các cục sưng cứng, sau đó sẽ mưng mủ và có ngòi vàng lớn. tại phần trung tâm nhọt bị hoại tử có mủ, sau khi loại bỏ nhân để lại sẹo rỗ.

Viêm quầng

Da trẻ xuất hiện hồng ban phù nề, có ranh giới rõ ràng, có thể lây sang các vùng da lành khác nếu không được kiểm soát tốt kèm theo nổi hạch và sưng đau. Bệnh chuyển biến nặng hơn, trẻ bị sốt, đau nhức toàn thân, quấy khóc, bỏ ăn.

Viêm mô tế bào

Da bị nhiễm trùng sâu, xuất hiện hồng ban nhưng không giới hạn rõ như viêm quầng. Bé có một số triệu chứng như sốt, lạnh, run, viêm hạch…

Viêm da do tụ cầu khuẩn

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do liên cầu khuẩn

Bé bị viêm da mủ do liên cầu khuẩn đi kèm các bệnh lý như:

Chốc lây hay chốc không bóng nước: Các mụn nước viêm nhiễm tạo mủ xuất hiện trên da bé, sau khi vỡ sẽ đóng vảy nâu vàng trên da. Chốc lây thường xuất hiện tại các vị trí như tay, chân, mặt.

Chốc bóng nước: Da xuất hiện hồng ban và nổi mụn nước nhỏ, sau đó phát triển thành bọng nước lớn. Sau 2-3 ngày, các bóng nước này vỡ ra gây đau rát, tạo vảy màu vàng nâu, bên ngoài rìa có viền vảy tróc.

Chốc loét: Trên da trẻ sơ sinh mọc lên nhiều mụn mủ, mụn nước sau đó tổn thương sau hơn thành các vết loét lớn, thường xuất hiện tại các vị trí như lưng, chân… Chốc loét có thể lành lại sau một vài tuần nhưng gây rối loạn sắc tố da và để lại sẹo trên da bé.

Hăm kẽ: là tình trạng da tại các nếp gấp như cổ, bẹn, kẽ mông…bị viêm. Các nốt viêm đỏ, tiết dịch, viền da mỏng, gây đau rát khiến trẻ đau, khó chịu và quấy khóc.

Bé bị chốc lây ngoài da do liên cầu khuẩn

Biến chứng nguy hiểm của viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường có xu hướng phát triển nghiêm trọng hơn ở người lớn do da trẻ phát triển chưa hoàn thiện và dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn. Nếu bố mẹ không điều trị cho bé đúng cách và kịp thời, bệnh viêm da mủ kéo dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sẹo: Nhọt, chốc loét gây ra các tổn thương sâu trên da, nên mặc dù khỏi bệnh nhưng trên da bé có thể để lại sẹo rỗ, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Viêm da bội nhiễm: Tình trạng viêm nhiễm lan rộng, khó kiểm soát và điều trị, tăng nguy cơ hoại tử da.

Viêm não: Viêm da mủ có thể gây ra nhiễm trùng huyết ở trẻ, vi khuẩn theo đường tuần hoàn máu chạy lên não, tấn công các tế bào thần kinh. Nếu không được phát hiện kịp thời, bé có thể bị viêm màng não, xuất huyết…

Khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn: Bệnh viêm da mủ kéo dài khiến chức năng miễn dịch của trẻ suy giảm, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, kém ăn và suy dinh dưỡng.

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bố mẹ không nên chủ quan, ngay khi thấy trẻ có biểu hiện, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

Mẹ không chữa trị cho bé kịp thời để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng các phương pháp từ dân gian

Nếu không được điều trị đúng cách, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có thể chuyển biến nặng hơn. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, tốt nhất là đưa trẻ đi khám và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các loại thảo dược từ thiên nhiên có thể giúp bé tiêu viêm, kháng khuẩn, vì thế mẹ có thể dùng làm nước tắm cho bé hàng ngày. Lưu ý, mẹ chỉ nên dùng cho bé khi bệnh viêm da nhẹ, diện tích lây nhiễm nhỏ. Các loại lá khi tắm cho bé mẹ cần rửa sạch để tránh các tạp chất khác khiến bé bị dị ứng.

Nước tắm lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn hoạt chất kháng viêm, có thể làm tiêu biến mụn, tránh tình trạng bệnh trở nặng lên mủ.

Chuẩn bị: Hái 1 nắm lá trầu tươi, loại già hoặc bánh tẻ vì có chứa nhiều tinh dầu hơn, sau đó rửa sạch

Thực hiện: Vò nát lá trầu và đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Đổ nước ra chậu, pha ấm rồi tắm cho bé. Mẹ tắm cho bé nhẹ nhàng để tránh các nốt mụn tổn thương sâu hơn.

Xem chi tiết: Những lưu ý bạn nhất định cần biết khi tắm lá trầu không

Nước tắm lá trà xanh

Trà xanh có chứa một lượng lớn chất kháng viêm, kháng khuẩn cho bé, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa. Tinh chất trà xanh còn giúp se dịu, nhanh lành các vết thương và giảm thâm hiệu quả. Mẹ có thể chuẩn bị nước tắm cho bé hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Chuẩn bị: Lá trà xanh tươi, không sử dụng thuốc trừ sâu

Thực hiện: Lá trà xanh rửa sạch, đun cùng 2 lít nước trong 10 phút. Lấy phần nước, pha ấm cho bé tắm hàng ngày.

Xem chi tiết: Hướng dẫn mẹ cách tắm lá trà xanh cho bé

Nước tắm lá đơn đỏ

Hàm lượng cao các thành phần dược tính có trong lá đơn đỏ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như ngứa, sưng tấy. Mẹ tắm cho bé bằng lá đơn đỏ làm tăng khả năng phục hồi da, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Chuẩn bị: Hái một nắm lá đơn đỏ, rửa sạch.

Thực hiện: Đun lá đơn đỏ cùng 2 lít nước trong 10-15 phút. Pha ấm phần nước tắm cho bé 2-3 lần/ tuần.

Cách phòng bệnh viêm da mủ cho bé

Chăm sóc da cho bé hàng ngày tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng và khó thực hiện. Nếu mẹ không chăm sóc da cho bé đúng cách, sạch sẽ có thể tạo tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm da mủ phát triển. Vậy nên, để phòng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần chú ý các điều sau đây:

  • Bố mẹ chọn lựa quần áo có chất liệu mềm, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi cho da bé luôn thông thoáng.
  • Mẹ nên tắm cho sạch cho bé hàng ngày, lau người nhẹ nhàng, thay tã thường xuyên vào cả mùa hè và mùa đông
  • Không sử dụng sữa tắm có chứa xà phòng, các chất tẩy rửa hóa học lên vùng da bị nhọt khiến da viêm nhiễm và làm xót vết thương của bé. Mẹ nên tắm cho bé hàng ngày bằng sữa tắm chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính.
  • Mẹ có thể tham khảo sữa tắm thảo dược Fons Care Baby, với chiết xuất 100% từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, không paraben an toàn cho da bé, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh ngoài da ở trẻ.
  • Khi phát hiện bé bị viêm da mủ, mẹ không nên tự ý chữa trị để tránh những tác động tiêu cực tới làn da bé.

Viêm da mủ là một bệnh ngoài da nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng cho bé. Nắm rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh giúp bé hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nếu phát hiện bé bị viêm da mủ, bố mẹ cần chữa trị cho bé kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

]]>
https://fonscare.vn/viem-da-mu-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Trẻ nổi mề đay sốt: Nguyên nhân, biểu hiện và lưu ý quan trọng https://fonscare.vn/tre-noi-me-day-sot/ https://fonscare.vn/tre-noi-me-day-sot/#respond Tue, 31 Aug 2021 02:47:59 +0000 https://fonscare.vn/?p=5729 Nổi mề đay sốt là triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm nhưng cần phải xác định rõ nguyên nhân để tìm ra hướng xử lý phù hợp, không làm tổn hại da bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị đem lại hiệu quả cao nhất.

Triệu chứng thường gặp khi trẻ nổi mề đay sốt

Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn bàng quan với bệnh nổi mề đay ở trẻ. Họ cho rằng căn bệnh này sẽ tự hết sau một thời gian. Nhưng thực tế, nếu nổi mề đay đi kèm với sốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không ai có thể lường trước được. Biểu hiện của trẻ nổi mề đay sốt như sau:

  • Ngứa ngáy nổi mẩn đỏ: Khi nổi mề đay xuất hiện, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện đi kèm ngứa ngáy, khó chịu. Hệ miễn dịch của trẻ em yếu hơn so với người lớn nên khi ngứa ngáy chúng thường bỏ ăn, quấy khóc.
  • Sốt cao: Khi các vết mẩn ngứa lan rộng trên cơ thể, trẻ khó chịu, sốt cao. Cha mẹ cần phải cảnh giác vì rất có thể bé đang mắc một căn bệnh nào đó đi kèm như phát ban, sởi…
  • Xuất hiện tình trạng sẩn phù: Các vết ban đỏ, sẩn phù xuất hiện gây sưng to cả một vùng da. Một số vị trí xuất hiện nhiều vết ban đỏ nhất là bộ phận sinh dục ngoài, môi, mí mắt… Khi bị phù ở thanh quản hoặc ống tiêu hóa, gây khó thở, phân lỏng, tụt huyết áp và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Xem thêm: Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Cách chữa mề đay nhanh khỏi

Nguyên nhân trẻ bị sốt nổi mề đay

Việc nắm được nguyên nhân trẻ nổi mề đay sốt, các bước điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn. Thông thường, bệnh này sẽ hình thành do các nguyên nhân sau đây:

  • Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ nổi mề đay sốt là do các loại thuốc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
  • Do trẻ bị nhiễm trùng hoặc làn da tiếp xúc với hóa chất có trong dầu gội, sữa tắm…
  • Trẻ bị côn trùng cắn, do tiếp xúc với lông mèo, bụi bẩn, lông vũ, nấm mốc…
  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng cũng là nguyên nhân khiến trẻ nổi mề đay sốt.
  • Các bệnh như lupus ban đỏ, tuyến giáp có thể gây nên các vết mề đay trên da bé.
  • Khi sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm làm các chất độc tích tụ và đi sâu vào trong máu. Trẻ xuất hiện nhiều vết nổi mề đay trên da.
  • Mề đay xuất hiện có thể do di truyền. Khi bệnh đi kèm với triệu chứng sốt cần điều trị nhanh chóng, tránh gây biến chứng.

Làm gì khi bé sốt nổi mề đay?

Trẻ nổi mề đay sốt gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mề đay khi không trị dứt điểm dễ để lại sẹo, bé sốt cao, quấy khóc cả ngày. Hiện nay, người ta thường sử dụng phương pháp Tây Y hoặc các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh.

Dùng thuốc Tây

Ưu điểm lớn nhất của thuốc Tây điều trị bệnh mề đay đó chính là thời gian bình phục nhanh chóng và rất hiệu quả. Chính vì thế, rất nhiều người khi con mắc bệnh sẽ chọn phương pháp này. Các cha mẹ phải đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bé uống.

Một số loại thuốc Tây Y hay cùng để điều trị khi trẻ nổi mề đay sốt là thuốc kháng histamin H1 dành cho bệnh mề đay cấp tính, thuốc corticoid cho bệnh nhân mãn tính và một số loại thuốc bôi, thuốc giảm sốt. Sau một thời gian sử dụng, vết mụn, mẩn ngứa sẽ lặn hết, làn da bé trở nên mịn màng như ban đầu. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp Tây Y đó là thời gian bệnh khỏi nhanh chóng nhưng dễ để lại biến chứng, không trị dứt điểm được bệnh.

Sức đề kháng của trẻ vốn yếu hơn người lớn. Khi dùng thuốc Tây, nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khá cao. Bé cảm thấy buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, quấy khóc dữ dội, cơn sốt kéo dài… Thậm chí, nhiều bé sau khi dùng tình trạng bệnh còn tiến triển nặng hơn.

Có thể bạn chưa biết: Bé 4 tuổi bị nổi mề đay: Hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Khi thấy trên da bé mới xuất hiện các dấu hiệu của bệnh nổi mề đay bạn có thể dùng mẹo dân gian để điều trị bệnh tại nhà. Ngoài cách chườm lạnh, các bậc cha mẹ nên dùng các loại nguyên liệu tự nhiên như lá khế, lô hội, rau má…

Chườm lạnh cho bé

Phương pháp chườm lạnh được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả tích cực. Bạn làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh đều được. Nếu không có sẵn 2 loại khăn này thì bạn lấy khăn mềm cuộn bên trong 1 đến 2 cục đá nhỏ.
  • Bước 2: Dùng khăn chườm lên vùng da bé bị nổi mề đay để làm dịu cơn ngứa và hạ thân nhiệt.

Lưu ý, chỉ chườm trong thời gian dưới 10 phút. Chườm quá lâu cơ thể bé bị nhiễm lạnh, bệnh kéo dài hơn.

Sử dụng lá khế

Ít ai biết rằng, lá khế có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị và làm giảm các triệu chứng nổi mề đay đi kèm với sốt. Tắm lá khế cho bé hàng ngày sẽ làm bệnh nhanh khỏi hơn. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá khế, nước sạch và muối.
  • Bước 2: Lá khế đem đi rửa thật sạch với nước. Nước rửa cuối cùng bạn nên cho thêm chút muối để ngâm, loại bỏ các vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
  • Bước 3: Chuẩn bị một nồi nước tầm 1 lít nước đặt trên bếp. Đổ là khế vào đun ở mức lửa vừa phải.
  • Bước 4: Sau thời gian từ 10 đến 15 phút, bạn tắt bếp và để nguội dần.
  • Bước 5: đến khi nước lá khế trong nồi còn ấm thì đổ ra chậu để tắm cho bé.

Rau má chữa bệnh mề đay

Khi trẻ nổi mề đay sốt, các triệu chứng vẫn còn nhẹ thì bạn nên sử dụng rau má để điều trị. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho làn da mỏng manh của trẻ. Các bước dùng rau má tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một nắm rau má, cối để giã.
  • Bước 2: Rửa rau thật sạch với nước và để ở nơi khô ráo.
  • Bước 3: Đổ rau má vào cối và giã đều tay.
  • Bước 4: Chắt lấy nước rau má và xoa lên bề mặt da mẩn đỏ xuất hiện, mát xa thật nhẹ nhàng. Áp dụng cách này mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi hơn.

Dùng lô hội

Ai cũng biết lô hội hay nha đam rất hiệu quả trong việc làm đẹp da. Chính vì thế thành phần của một số loại dược phẩm, mỹ phẩm thường chứa loại nguyên liệu này. Trẻ bị nổi mề đay sốt có thể dùng lô hội để điều trị. Các bước làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một lá lô hội, thìa và bát sạch.
  • Bước 2: Tách bỏ phần vỏ của lá lô hội, lấy thìa tách lấy gel vào bát đã chuẩn bị. Lưu ý chỉ tách với lượng vừa đủ, tránh lãng phí.
  • Bước 3: Bôi trực tiếp phần gel này lên làn da bé nổi mề đay. Lưu ý, trước khi bôi cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm bệnh.

Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi mề đay sốt

Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các bậc cha mẹ cần học cách chăm sóc bé đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý vô cùng quan trọng:

  • Không được chà sát mạnh lên da bé khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể.
  • Khi bé bị dị ứng, ngứa ngáy nổi mẩn đỏ trên da đi kèm sốt cần nhanh chóng dừng ngay các loại dầu gội, sữa tắm đang sử dụng.
  • Không để làn da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để ngăn chặn tình trạng táo bón. Tuyệt đối không cho bé ăn đồ cay nóng, đồ ăn chiên, rán, đồ ăn nhanh, nước có ga…
  • Sử dụng các loại trang phục bằng cotton, nhẹ nhàng, thoải mái, không bó sát cơ thể.
  • Không được để bé hoạt động quá nhiều, gây đổ mồ hôi, các vết ngứa càng khó chịu hơn.

Trẻ nổi mề đay sốt không nguy hiểm nhưng phải điều trị đúng lúc và đúng cách. Làn da của bé rất mỏng manh và yếu ớt, khi ngứa ngáy và sốt cao kéo dài, thể trạng bị ảnh hưởng làm chậm phát triển, suy nhược cơ thể. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phòng chống bệnh hiệu quả nhất, giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.

SỮA TẮM THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH LÀN DA BÉ

Da của bé đang nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, vì vậy lúc này tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược là an toàn nhất. Mách mẹ sữa tắm thảo dược Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành và có nhiều ưu điểm đáng nói:

CHĂM SÓC DA BÉ TOÀN DIỆN

  • Saponin trong bồ hòn, bồ kết nhẹ nhàng làm sạch da và tóc.
  • Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, trà xanh, tía tô… hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Tinh dầu chanh sả ngăn ngừa côn trùng tấn công, bảo vệ bé khi thời tiết giao mùa, cho bé giấc ngủ ngon lành.

AN TOÀN

  • 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, không chất tẩy rửa, dưỡng da hóa chất, không chất làm màu nhân tạo, không corticoid.
  • Chỉ số pH = 5~6 phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm gắt gao đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
  • Sản phẩm có thể thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… mà không sợ bị kích ứng.

TIỆN LỢI

  • Công dụng 2 trong 1: Vừa tắm – vừa gội, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
  • Thể chất ở dạng gel tiện lợi khi sử dụng, tránh gây lãng phí so với các loại nước tắm baby pha sẵn khác.

*** Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

]]>
https://fonscare.vn/tre-noi-me-day-sot/feed/ 0