Đa phần trẻ sơ sinh đều có lông tơ, lông măng từ khi mới lọt lòng, chỉ khác nhau về mức độ nhiều hay ít đối với từng bé.Vậy có bao giờ mẹ thắc mắc vì sao trẻ sinh ra lại có lông măng, liệu chúng có tự rụng đi không? Lớp lông này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé? Mẹ hãy đọc tham khảo bài viết mà Fons care chia sẻ dưới đây.
Mục lục
1. Lông măng ở trẻ sơ sinh có từ khi nào?
Theo các nhà khoa học, lớp lông măng ở trẻ sơ sinh được hình thành từ tuần 18-20 của thai kỳ. Sau đó, lông măng phát triển nhanh trên cơ thể của bé. Lớp lông này có tác dụng bao bọc, bảo vệ làn da của bé, tránh khỏi những tổn thương mà nước ối có thể gây ra cho trẻ. Ngoài ra, lông măng còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Khi bé chào đời, lớp lông này vẫn chưa rụng hết, tập trung ở lưng, vai, trán, mặt, một số trẻ sơ sinh còn có cả ở vành tai. Thông thường, lớp lông này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ và sẽ tự biến mất khi trẻ được 1 tuổi hoặc có một số trường hợp có thể kéo dài đến 2-3 năm.
2. Lông măng ở trẻ sơ sinh có tự rụng được không?
Cho tới khi bé được 1 tuổi thì lông măng sẽ rụng dần. Có một số trường hợp có thể kéo dài đến khi bé được 2-3 tuổi. Nếu bé nhà bạn có lớp lông ít, bạn chỉ cần chờ lông tự rụng. Trong khi chờ đợi, mẹ chỉ cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước sạch mà không cần dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Vì nếu dùng không đúng có thể khiến làn da của bé bị tổn thương, nhiễm trùng.
3. Lông măng ở trẻ sơ sinh – bình thường hay bất thường?
Khi bé chào đời vẫn có nhiều lông măng trên người, nên nhiều mẹ cho rằng lông măng khiến cho trẻ hay vặn mình, quấy khóc và khó ngủ. Nhưng điều này không chính xác, thực ra lông măng ở trẻ sơ sinh chỉ là một hiện tượng bình thường, qua một thời gian lông măng sẽ tự rụng hết. Bên cạnh đó, có một số trường hợp bé mọc nhiều lông măng là do di truyền từ bố mẹ hoặc do bẩm sinh.Tuy nhiên, lông măng ở trẻ trở lên bất thường khi chúng không tự rụng và gây ra tình trạng viêm da, rôm sảy, khiến trẻ ngứa ngáy. Nếu bố mẹ thấy bé có bất kỳ sự bất thường nào thì hãy cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn nhé.
4. Lông măng có ảnh hưởng gì không?
Với một số bé, ngay từ khi bé sinh ra đã có một lớp lông măng khá dày trên người, mặt và lưng. Lông măng mềm, mịn và có nhiều màu khác nhau tùy theo loại da của bé.
Nhiều mẹ có quan niệm cho rằng lông măng làm bé khó chịu nên gây ra hiện tượng vặn mình ở trẻ nhỏ nên phải loại bỏ nó bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu đây là quan niệm sai lầm của rất nhiều người. Trên thực tế, lông măng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé mà còn có rất nhiều tác dụng đối với trẻ sơ sinh:
Thứ nhất: Lông măng có tác dụng giữ ấm
Trong mấy tháng đầu của thai kỳ bé chưa có lớp mỡ dưới da, nên lớp lông măng này có tác dụng giữ ấm cho bé trong tử cung của người mẹ.
Thứ hai: Lông măng có tác dụng bảo vệ da
Trong quá trình mang thai, em bé được bao quanh bởi túi ối trong suốt 9 tháng, điều đó có ảnh hưởng đến nhiệt độ và lớp da mỏng manh của bé. Để bảo vệ bé được các tác động trên, em bé đã tiết ra một lớp chất gây trắng, nhờn gọi là vernix caseosa như sáp để bao bọc da và tạo một rào cản để bảo vệ bé khỏi tác động của chất lỏng. Bên cạnh đó, chất lanuga được sản sinh sẽ kết hợp với vernix sẽ giúp nó có thể giữ nguyên vị trí trên da. Nếu như lúc này không có lông để bám vào, vernix có thể trượt khỏi cơ thể bất kỳ lúc nào.
Khi con bạn được 40 tuần gần đến ngày dự sinh, khi đó bé sẽ có lanuga và vernix ít hơn. Vì vậy, bé sẽ ít được bảo vệ hơn trước tác động của việc trôi nổi trong nước ối. Chính vì vậy, bạn thường thấy các bé quá ngày dự sinh mà vẫn chưa ra đời thường có nhiều nếp nhăn, da bị bong tróc.
Thứ ba: Lông măng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển
Một số nghiên cứu cho rằng sự chuyển động của lông măng trên da của bé có vai trò trong việc giải phóng các hormone làm giảm sự căng thẳng và kích thích sự tăng trưởng của em bé trong bụng mẹ.
Lông măng thường xuất hiện trên da của bé vào khoản từ tuần thứ 18-20 của thai kỳ. Nhưng khi em bé được 28 tuần thì lông măng mọc nhiều nhất. Sau đó, nó sẽ rụng dần vào tháng thứ bảy hoặc thứ tám của thai kỳ. Lông măng sẽ càng ngày càng ít đi khi bé gần đến ngày dự sinh. Lông măng sẽ rụng hết khi em bé được sinh đủ tháng, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Vì lí do này mà các trẻ sinh non thường có nhiều lông măng hơn là các bé được sinh đủ tháng.
Trong một số trường hợp em bé sinh ra mà cơ thể vẫn còn có nhiều lông măng thì nó sẽ tự rụng dần sau vài tuần sau sinh. Trước sau gì lớp lông này cũng sẽ tự biến mất và thay dần bằng một lớp lông khác mọc lên tương tự như lông măng nhưng mỏng hơn và mịn hơn. Lớp lông mới mọc này sẽ che phủ cơ thể em bé trong suốt thời thơ ấu.
Lông măng là một phần của quá trình phát triển cho trẻ sơ sinh nên bố mẹ không nên lo lắng. Tuy nhiên, sau khi em bé ra đời được vài tháng mà lớp lông này vẫn còn dày thì cha mẹ có thể dùng một số loại lá để tắm cho bé.
5. Các loại lá tắm giúp lông măng ở trẻ rụng nhanh chóng
5.1. Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh
Trầu không là một loại thực vật họ hồ tiêu, được trồng rộng rãi ở mọi miền đất nước. Loại lá này có vị cay nồng, thơm, có tính sát khuẩn cao có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng.
Cách thực hiện: Mẹ hãy giã nát lá trầu với một quả cau nhỏ. Sau đó, cho nước ấm vào pha loãng rồi dùng khăn xô mềm lau lên những vùng da nhiều lông măng. Tắm lại cho bé với nước ấm pha thêm quả chanh tươi để loại bỏ mùi lá trầu trên cơ thể bé.
5.2. Tắm cây cỏ mực cho trẻ sơ sinh
Cây cỏ mực hay còn được gọi là cây nhọ nồi. Loại cỏ này khi vò nát lọc lấy nước có màu đen như mực nên còn được gọi là cỏ mực. Cây cỏ mực mọc nhiều ở mương nước, bờ ruộng hoặc bờ ao
Theo y học hiện đại, cây cỏ mực có chứa nhiều tannin, tinh dầu có tác dụng làm rụng lông cho bé một cách tự nhiên mà không gây ảnh hưởng cho làn da của trẻ.
Cách thực hiện: Bạn hãy lấy một nắm lá cỏ mực sau đó đem rửa sạch rồi vò kỹ bỏ vào nồi nước đun sôi tầm 3-5 phút. Pha nước đó với nước lạnh sao cho nhiệt độ nước còn từ 35-38 độ thì tắm cho bé. Sau khi, bạn tắm xong với nước cây cỏ mực thì tắm lại cho con bằng nước ấm.
5.3. Tắm cho bé bằng lá vông
Ngoài các lá tắm trên, lá vông cũng được nhiều bà mẹ dùng để tắm trị lông măng cho bé. Lá vông có tác dụng mát da, nhanh rụng hết lông măng.
Cách thực hiện: Lá vông sau khi hái mẹ rửa sạch bụi bẩn, vò nát sau đó đun với nước, sôi khoảng 3-5 phút thì mẹ pha với nước sao cho nhiệt độ nước tắm từ 35-38 độ thì tắm cho bé. Sau khi tắm với lá vông xong, mẹ có thể tráng lại người cho bé bằng nước ấm để rửa hết các nước lá còn sót lại trên cơ thể bé.
5.4. Tắm lá đậu ván cho trẻ sơ sinh
Trong lá đậu ván có chứa nhiều chất khoáng và chất thanh nhiệt nên có tác dụng chữa bệnh nóng trong chó bé, giải độc tốt. Do đó, rất nhiều mẹ dùng lá đậu ván để tắm chó trẻ sơ sinh để chữa lông măng và rôm sảy. Đây là phương pháp hoàn toàn tự nhiên mà mang lại tính hiệu quả cao, không tốn kém.
Các thực hiện: Mẹ lấy một nắm lá đậu ván, đem rửa sạch sau đó cho lá đậu ván vào nước đun sôi tầm 3-5 phút. Sau đó, bạn hãy bỏ bã chỉ lấy nước để tắm. Bạn hãy cho thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ phù hợp rồi tắm cho bé.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này 2-3 tuần thì có thể loại bỏ được hết lông măng cho bé.
6. Những lưu ý khi tắm cho bé bằng các lá tắm
Trước khi tắm cho bé, các mẹ nên chọn lá tắm phù hợp và tốt cho trẻ sơ sinh nói chung. Tùy cơ địa của từng bé mà có thể bị phản ứng với các thành phần trong các loại lá. Vậy mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi tắm nước lá cho con:
- Các lá tắm phải đảm bảo sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu.
- Trước khi tắm cho bé bạn có thể kiểm tra xem da bé có phản ứng với nước đó không. Bằng cách, lấy một chút nước lá thoa lên một vùng da của bé, trước khi tắm toàn cơ thể cho bé.
- Không lên chà xát mạnh khi tắm cho con vì như vậy sẽ khiến da của bé bị tổn thương.
- Không nên lạm dụng vào các loại lá vì tắm nhiều có thể ảnh hưởng tới cấu tạo của da.
Hi vọng bài viết trên, giúp các mẹ có thêm những thông tin đầy đủ nhất về lông măng trên trẻ sơ sinh. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!