Dùng tã, bỉm thường xuyên, vệ sinh cho bé không đúng cách… là những sai lầm mẹ thường gặp phải khiến bé bị hăm hậu môn. Bé quấy khóc liên tục vì đau rát và khó chịu khiến bạn không không tránh khỏi mệt mỏi. Cần làm thế nào để giúp bé cải thiện tình trạng này? Các mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để có hướng xử trí hăm hậu môn đúng cách nhé.
Mục lục
Bé bị hăm đỏ hậu môn do đâu?
Hăm đỏ hậu môn là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều trẻ gặp phải, nhất là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây hăm hậu môn khá đa dạng, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Dùng tã, bỉm thường xuyên
Mẹ dùng tã, bỉm cho trẻ trong thời gian dài, thậm chí 24 giờ/ngày khiến da bé luôn trong trạng thái ẩm nóng. Mặt khác, loại tã/bỉm bé sử dụng không đảm bảo chất lượng, độ thấm hút kém dễ khiến da bé bị kích thích.
Trong khi đó, vùng da quấn tã và hậu môn thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu lưu trữ ở tã trong thời gian dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công và gây viêm nhiễm khiến hậu môn bị hăm đỏ.
Vệ sinh không đúng cách
Làn da của bé vốn rất mỏng manh nên cha mẹ cần cẩn trọng khi chăm sóc bé. Không lau rửa thường xuyên, chà xát mạnh khi tắm rửa, thậm chí không lau khô da cho bé sau mỗi lần vệ sinh…là những sai lầm mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc bé. Những điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây hại làn da của bé.
Chất liệu tã, bỉm, quần áo
Bé bị hăm hậu môn cũng có thể do mẹ lựa chọn loại tã, bỉm thô cứng hoặc quần áo quá chật và không thấm hút mồ hôi gây cọ xát lên da khiến da và vùng hậu môn bị tổn thương gây viêm nhiễm.
Do cơ địa
Vốn dĩ làn da của trẻ sơ sinh đã rất mỏng manh. Trong khi đó, có một số bé có làn da nhạy cảm hơn so với cá bé khác nên rất dễ bị tổn thương khi gặp phải các tác động bên ngoài dẫn tới hăm da, kể cả vùng da quanh hậu môn.
Do bệnh lý
Một số trường hợp bé bị hăm đỏ hậu môn do các bệnh lý về hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn gây viêm loét. Phần lớn các trường hợp này thường do bé bị táo bón lâu ngày hoặc do vệ sinh cho bé không đúng cách khiến vi khuẩn phát triển gây viêm mủ, xuất tiết. Những trường hợp này mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để khám và điều trị đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm hậu môn
Thường xuyên phải sử dụng tã, bỉm mà không được vệ sinh đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hăm đỏ hậu môn. Khi có các dấu hiệu sau mẹ cần nghĩ ngay tới hiện tượng bé bị hăm hậu môn để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé.
- Khi bị hăm hậu môn vùng da quanh khu vực này bị hồng hoặc đỏ ửng.
- Hăm hậu môn nặng thấy xuất hiện các nốt mụn trắng nhỏ hoặc các ban đỏ lan rộng. Phần lớn các trường hợp các vết hăm bị loét rộng ra.
- Trẻ gãi nhiều, không chịu ăn, quấy khóc thường xuyên. Mỗi lần đi vệ sinh, lau rửa hay thay quần áo bé càng khóc to hơn.
Cha mẹ không nên chủ quan khi bé bị hăm hậu môn. Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu mà không có biện pháp khắc phục khiến viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Cách xử lý khi bé bị hăm đỏ hậu môn
Hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan để bệnh kéo dài không chỉ khiến bé đau đớn mà khiến việc vệ sinh cho bé gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số cách để cải thiện hăm hậu môn cho bé các mẹ nên tham khảo.
Giữ da bé sạch sẽ, khô ráo
Khi thấy bé có dấu hiệu bị hăm đỏ hậu môn, bạn cần thật cẩn trọng khi vệ sinh da cho bé. Dùng nước ấm rửa sạch da ở mông, bẹn và những phần da bị tổn thương của bé.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị chậu nước ấm, nhiệt độ nước từ 35 – 38 độ C. Không nên dùng nước quá nóng có thể khiến vùng hậu môn càng bị tổn thương nặng hơn. Lấy khăn xô sạch nhúng nước ấm, vắt nhẹ và lau lên vùng da bị hăm của bé.
Lựa chọn tã/bỉm phù hợp với trẻ
Nguyên nhân khiến nhiều bé bị hăm do lựa chọn tã, bỉm không đảm bảo an toàn, kích thước tã/bỉm không phù hợp với bé. Do đó, mẹ nên lựa chọn thương hiệu tã/bỉm an toàn, đảm bảo độ thấm hút tốt. Bên cạnh đó, cần lựa chọn kích thước bỉm phù hợp với bé, không nên dùng tã/bỉm quá chật sẽ khiến bé bí bách, khó chịu.
Thay tã/bỉm thường xuyên
Mẹ thường xuyên kiểm tra tã/bỉm cho bé để đảm bảo rằng da bé không bị ẩm ướt. Tốt nhất bạn nên thay tã mới cho bé sau 2 – 4 giờ để đảm bảo làn da của bé luôn khô thoáng. Đừng chờ tã/bỉm đầy mới thay, điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây hại. Trước khi thay tã/bỉm mới mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da quấn tã cho bé nhé.
Cho bé “cởi truồng”
Nếu hăm đỏ hậu môn khiến bé cảm thấy rất khó chịu và quấy khóc cả ngày. Mẹ có thể ngưng sử dụng tã cho bé trừ lúc bé ngủ, để làn da của bé được khô thoáng hoàn toàn giúp da nhanh hồi phục.
Dùng kem chữa hăm hậu môn
Hăm hậu môn sẽ không nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và xử lý ngay. Để cải thiện hăm hậu môn, mẹ có thể dùng các loại kem để phòng và chữa hăm cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại kem bôi da có thành phần lành tính và an toàn với bé. Không dùng các loại kem bôi có chứa thành phần corticoid. Những sản phẩm có chứa corticoid tuy mang lại tác dụng nhanh nhưng có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, khi sử dụng loại kem bôi nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Khi dùng kem cải thiện hăm hậu môn, bạn thực hiện theo các bước như sau:
- Lau rửa mông và hậu môn của bé bằng nước ấm sạch, nên rửa nhẹ nhàng để tránh gây đau và xước da bé.
- Lau khô bằng khăn mềm sạch.
- Thoa kem chống hăm lên vùng da mông và hậu môn của bé.
Những mẹo dân gian chữa hăm hậu môn ở trẻ
Nụ vối
Nụ vối được nhiều người biết đến là nguyên liệu để nấu nước uống ngon tuyệt vào những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, là mẹ bỉm sữa chắc hẳn bạn biết tới công dụng chữa hăm hậu môn của nụ vối vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch nụ vối và để ráo nước.
- Cho nụ vối vào đun sôi với nước.
- Chờ nước nguội, mẹ hãy lấy nước để rửa chỗ hăm cho bé ngày 3 lần.
Mẹ thực hiện cách này trong khoảng 1 tuần sẽ đẩy lùi hăm hậu môn ở bé hiệu quả.
Đọc thêm: Dùng dầu dừa trị hăm cho con có được không?
Lá mã đề tươi
Dùng lá mã đề để chữa hăm hậu môn là cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Để thực hiện, bạn cần làm như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi.
- Rửa sạch lá mã đề sau đó ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có hại cho da.
- Vò nát lá mã đề và cho thêm 1 ít nước ấm.
- Lấy khăn sạch nhúng vào nước ấm và thoa nhẹ lên vùng da bị hăm.
Lá khế
Nhiều mẹ dùng lá khế nấu nước tắm giúp loại bỏ rôm sảy cho bé. Ngoài ra, lá khế còn được dùng để trị hăm đỏ hậu môn mà nhiều mẹ chưa biết tới. Để cải thiện hăm hậu môn mẹ thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế, nên chọn lá còn xanh, không bị héo úa, sâu.
- Rửa sạch lá khế để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn có hại.
- Giã lá khế với 1 ít muối, cho thêm chút nước ấm để lọc lấy phần nước.
- Mẹ lấy một mảnh vải sạch, mềm nhúng vào chậu nước, vắt khô và lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé.
Cây cỏ sữa lá nhỏ
Cách trị hăm hậu môn bằng cỏ sữa lá nhỏ khá hiệu quả nên được nhiều chị em áp dụng cho bé yêu. Các mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
- Chuẩn bị 5 – 7 cây cỏ sữa loại nhỏ.
- Rửa sạch cỏ sữa và để ráo nước.
- Giã nát cỏ sữa hoặc đun sôi để lấy nước.
- Mẹ lấy nước cỏ sữa để bôi vào phần da mông bị hăm của bé.
Cỏ roi ngựa
Cách dùng cỏ roi ngựa trị hăm cho bé hoàn toàn khác so với những cách trên. Mẹ có thể thực hiện như các bước sau:
- Cỏ roi ngựa phơi khô hoặc sao khô.
- Rửa sạch cỏ roi ngựa khô, đổ nước sôi vào hãm cùng.
- Đợi 10 – 15 phút rồi lấy khăn mềm thấm nước cỏ roi ngựa và chấm lên vùng da quanh hậu môn và mông bị hăm của bé.
Mẹ hãy thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Trong trường hợp hăm hậu môn kéo dài, áp dụng nhiều cách khắc phục mà không cải thiện cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.
Tham khảo thêm: 9 mẹo trị hăm dân gian cho trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả
Biện pháp ngăn ngừa hăm hậu môn ở trẻ
Để ngăn ngừa hăm hậu môn hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Thay tã thường xuyên cho bé, không nên để tã ướt hay bẩn quá lâu gây hại cho da của bé. Tốt nhất khoảng 2 – 4 tiếng bạn nên thay tã một lần cho bé, thay tã sau mỗi lần trẻ đi ngoài.
- Vệ sinh sạch sẽ làn da của bé để tránh sự tích tụ của vi khuẩn gây hại. Đảm bảo rằng da của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng trước khi thay tã mới.
- Nên lựa chọn các loại tã thấm hút tốt, thông thoáng và mềm mại với làn da của bé.
- Có thể sử dụng kem chống hăm khi da bé khô ráo trước khi mặc tã.
- Bỏ những thói quen xấu dễ khiến bé bị hăm như quấn tã quá chặt, mặc quần áo bó sát…khiến bé đổ nhiều mồ hôi gây hăm tã ngay cả trong mùa lạnh.
- Không nên lạm dụng dùng phấn rôm cho bé, có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến bé dễ bị hăm hơn.
- Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng với chất tẩy rửa, xà phòng hay chất liệu làm tã, bỉm mẹ cần thay đổi nhãn hiệu tã khác. Khi giặt đồ cho trẻ cần giặt và xả nước thật kỹ hoặc thay loại bột giặt khác.
Hi vọng những thông tin trên giúp cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích để xử lý đúng cách khi bé bị hăm hậu môn. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!
Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể Xem tại đây
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.