Trẻ sơ sinh bị mụn là một hiện tượng thường gặp và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, mỗi loại mụn ở trẻ sơ sinh lại do các nguyên nhân khác nhau, có mụn lành tính, có mụn tự biến mất. Đối với những loại mụn cần được điều trị, nếu không biết rõ nguyên nhân gây ra mụn và xử lý cho trẻ đúng cách, có thể để lại nhiều biến chứng xấu trên da của bé.
Mục lục
Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh
Một số loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh là mụn lành tính và tự khỏi sau một thời gian, mà không cần điều trị. Một số khác thì bố mẹ cần đặc biệt cảnh giác khi trẻ sơ sinh mọc mụn. Bố mẹ có thể tham khảo các loại mụn thường gặp cho trẻ sơ sinh dưới đây:
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa hay còn gọi là nang kê, mụn trứng cá sơ sinh thường xuất hiện vào những tháng đầu đời của trẻ. Loại mụn này thường kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng đầu đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn sữa có thể kéo dài cho đến khi trẻ 2 – 3 tuổi.
Mụn sữa thường xuất hiện trên mặt và cơ thể trẻ. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh qua các nốt mụn nhỏ li ti màu trắng hoặc đỏ, không có nhân mụn hay mụn đầu đen.
Mụn sữa có thể biến mất theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý về cách điều trị để chăm sóc cho bé và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Mụn trở thành mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm
- Mụn sưng tấy, đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Xem thêm: Cách chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần cập nhật ngay
Nổi mề đay ở trẻ
Trẻ sơ sinh có thể bị nổi mề đay từ rất sớm. Dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh là những vết phát ban và mụn nhỏ như muỗi đốt và gây ngứa ngáy cho trẻ. Trẻ bị mề đay rất dễ nhận biết nhưng khó tìm ra nguyên nhân chính xác. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ mắc mề đay. bố mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ ngưng sử dụng thực phẩm, thuốc có khả năng gây dị ứng
- Cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ, không để trẻ gãi, chà xát mạnh lên da
- Cho trẻ ở trong nhà, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp
- Mặc quần áo mỏng nhẹ, rộng rãi, mát mẻ cho trẻ, không cọ xát nhiều vào da
Xem thêm: Bé bị nổi mề đay phải làm sao? Cách xử lý an toàn, hiệu quả nhất
Viêm da thể tạng
Trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi là độ tuổi dễ mắc viêm da thể tạng hay còn gọi là chàm thể tạng nhất. Ở trẻ sơ sinh, viêm da thể tạng có thể có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như xuất hiện các mảng sần đó, các nốt này có thể phát triển thành các nốt li ti như bóng nước khiến trẻ ngứa ngáy và khô da. Sau khi vỡ, dịch mụn sẽ kết thành vảy
Viêm da thể tạng tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng có thể gây ra nhiều tổn thương về da, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và có thể để lại sẹo trên da bé gây mất thẩm mỹ sau này.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Thời tiết nóng bức, bụi bẩn từ môi trường hoặc bố mẹ mặc cho bé quá nhiều quần áo vào mùa đông khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc có thể khiến da bé bị bít tắc lỗ chân lông và nổi rôm sảy.
Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị nổi rôm sảy như trẻ bị sốt cao, trẻ sơ sinh trong lồng kính hoặc tuyến mồ hôi bị bít tắc do bụi bẩn và vi khuẩn bám bên ngoài da.
Bố mẹ có thể nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh khi thấy trên da bé xuất hiện các nốt sẩn đỏ như nốt mụn và có thể có nước. Rôm sảy khiến trẻ sơ sinh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và chán ăn. Bố mẹ tuyệt đối không để trẻ gãi, gây xước sát trên da có thể gây viêm nhiễm, lở loét.
Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy, mẹ phải làm sao để con hết khó chịu?
Mụn trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trường hợp trẻ sơ sinh bị mụn sữa thì không đáng lo ngại vì loại mụn này có thể tự hết sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, trong trường hợp, trẻ bị mụn đầu đen, mụn sưng viêm, mụn đỏ gây ngứa ngáy hay mụn li ti, bố mẹ cần chú ý đặc biệt cẩn thận vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý ngoài da ở trẻ sơ sinh như rôm sảy, mề đay. chốc lở, viêm da…
Bố mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng mụn của trẻ và chăm sóc cho con đúng cách. Nếu thấy tình trạng mụn của trẻ có dấu hiệu tiến triển nặng hơn, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám các bác sĩ Da liễu để mụn của trẻ sớm được điều trị.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn
Khi trẻ sơ sinh bị mụn, mẹ cần chú ý chăm sóc đúng cách để làm giảm tình trạng mụn cũng như tránh để mụn lan sang vùng da lành khác.
- Không tự ý dùng thuốc trị mụn cho trẻ mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ
- Không cọ xát mạnh lên vùng da bị mụn của trẻ
- Rửa mặt, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch hoặc các loại sữa tắm dịu nhẹ chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính cho da trẻ sơ sinh. Sau đó, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng cơ thể trẻ.
- Nếu tình trạng mụn của trẻ có xu hướng tiến triển nặng hơn, mẹ nên cho bé thăm khám với bác sĩ da liễu để có những phương pháp điều trị hiệu quả.
Phòng tránh mụn cho trẻ sơ sinh
Để phòng tránh mụn cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ giúp hạn chế các tác nhân có hại tấn công làn da bé gây ra mụn như bụi bẩn, vi khuẩn, chất nhờn…
Lưu ý khi lựa chọn quần áo cho trẻ: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vậy nên khi lựa chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chọn các loại quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại sợi vải cứng có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Khi lựa chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn các loại quần áo có màu trắng nhạt do không hoặc chứa rất ít phẩm màu có hại cho làn da của bé. Những bộ quần áo màu sắc tuy đẹp nhưng thường chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây kích ứng hoặc các bệnh cho làn da của bé.
Hi vọng bài viết trên đây có thể giúp mẹ có kiến thức tổng quan về các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần chú ý có các biện pháp bảo vệ và phòng tránh mụn ngoài da cho con.