Chàm sữa và mụn sữa là những bệnh lý ngoài da gặp khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Có nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn giữa hai bệnh này bởi chúng có những triệu chứng khá giống nhau. Làm cách nào để phân biệt chàm sữa và mụn sữa? Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc trên.
Mục lục
Chàm sữa và mụn sữa là gì?
Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Thông thường, chàm sữa sẽ biến mất khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Nếu trẻ trên 4 tuổi vẫn chưa khỏi thì nguy cơ cao tiến triển thành chàm thể tạng. Bởi vậy mà khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh cũng như dưỡng ẩm hiệu quả nếu thấy dấu hiệu chàm sữa trên da của bé nhé.
Mụn sữa hay còn gọi là nang kê, mụn trứng cá sơ sinh. Mụn sữa là các mụn trắng nhỏ li ti mọc thành đám, xuất hiện trên mũi, cằm, má, mắt, mí mắt của bé. Mụn sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Nếu mụn sữa tiến triển thành mụn mủ, mụn đầu đen khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Tóm lại, chàm sữa và mụn sữa đều là những bệnh lý về da mạn tính xuất hiện sau sinh một vài tuần. Bệnh đều khởi phát do hệ miễn dịch của cơ thể bé còn yếu, dị ứng với thời tiết, chất tẩy rửa, tiếp xúc với dị nguyên hay chăm sóc da không sạch sẽ. Bên cạnh tên gọi khác nhau, chàm sữa và mụn sữa còn có những điểm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng. Cùng so sánh sự giống và khác nhau của hai bệnh lý này nhé.
Xem thêm chi tiết: Chàm sữa có để lại sẹo không?
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa và mụn sữa
Điểm giống nhau
- Chàm sữa và mụn sữa đều là những bệnh mãn tính về da và phát triển theo từng giai đoạn của bệnh.
- Bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Đều chịu sự tác động của 2 yếu tố gây bệnh chính là môi trường và yếu tố di truyền:
- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh về da như chàm, mề đay, hắc lào…thì trẻ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lý về da như chàm sữa. Bố mẹ có tiền sử bệnh hen suyễn, bệnh kích thích làm tăng nguy cơ mắc chàm sữa, mụn sữa ở trẻ.
- Tác nhân bên ngoài: Do tác động của môi trường xung quanh như khói bụi, nấm mốc, thời tiết nóng ẩm…khiến sức đề kháng của bé suy yếu, vi trùng có điều kiện sản sinh gây lác sữa và mụn sữa.
- Cả hai bệnh lý đều không phải là bệnh lý lây truyền.
Khác nhau
Chàm sữa:
Cha mẹ tham khảo một số nguyên nhân gây ra chàm sữa như sau:
- Dị ứng thức ăn: Bé có thể bị dị ứng với một số thực phẩm như thịt bò, hải sản, đậu phộng, sữa bò…khi trẻ ăn trực tiếp hoặc thông qua sữa mẹ dẫn tới chàm sữa.
- Tâm lý: Bé thường xuyên bị căng thẳng hoặc sợ hãi, thậm chí khi mọc răng, rối loạn chức năng tiêu hóa, nội tiết, thần kinh…khiến trẻ ăn không ngon, mất ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch dễ gây chàm sữa.
- Yếu tố kích thích tại chỗ: Trẻ có nguy cơ cao bị chàm sữa do dị ứng với thuốc bôi ngoài da, mồ hôi ứ đọng trên da lâu, kích thích sữa tắm hoặc các loại nước tẩy rửa…
- Cơ địa dị ứng: Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây chàm sữa. Theo các chuyên gia về da liễu, chàm sữa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Nhưng theo thống kê, có khoảng 60% cha mẹ bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ cùng bị đẻ con ra có tới 80% bé bị bệnh hen suyễn, sổ mũi kéo dài, nổi mề đay…
Mụn sữa:
- Sử dụng sữa bột: Trẻ sử dụng sữa bột có thể dẫn tới mụn sữa, nguyên nhân được giải thích do dị ứng với lượng đạm albumin có nhiều trong sữa bột.
- Dùng thuốc: Mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai bé hoặc bé bị ốm phải sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có thẻ gây ra tác dụng phụ dẫn tới mụn sữa.
- Mẹ ăn đồ cay nóng: Bé đang bú sữa mẹ mà mẹ ăn nhiều đồ cay nóng có thể gây kích thích mụn sữa mọc ở bé.
- Tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn: Tuyến dầu trên da bé bị tắc nghẽn thường xuyên gây ra mụn sữa.
- Tế bào da chết bị kẹt lại: Keratin – protein có nhiều trong tế bào da bị mắc kẹt lại trong da của bé gây ra mụn sữa.
Dấu hiệu của chàm sữa và mụn sữa
Giống nhau
- Vị trí xuất hiện của chàm sữa và mụn sữa thường ở hai bên má và một số vị trí khác như tay, chân, thân mình.
- Bệnh thường khởi phát sớm, khoảng 1 vài tuần sau khi sinh.
- Chàm sữa và mụn sữa có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên.
- Có thể lây lan sang các vùng da khác: Nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách có thể lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
- Chàm sữa và mụn sữa có thể bị kích thích bởi các yếu tố như thời tiết, chất tẩy rửa…khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
- Bệnh dễ tái phát
Khác nhau
Chàm sữa:
Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé rất khó chịu.
- Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé rất khó chịu và thường xuyên dùng tay gãi.
- Bệnh có biểu hiện là các đám đỏ trên da, phù nhẹ, giới hạn không rõ ràng. Sau đó, trên các nền hồng ban xuất hiện những mụn nước nông, nhỏ, to dần và tập hợp thành bóng nước. Các mụn dễ vỡ do bé chà gãi hoặc tự vỡ gây chảy dịch xuất tiết, đóng vảy tiết, da khô bong tróc vảy.
- Bệnh có xu hướng tiến triển xấu, các vết chàm lan rộng có khả năng gây bội nhiễm, dịch tiết có mủ, nổi hạch và sưng đau.
Mụn sữa:
- Mụn sữa không gây ngứa và đau, nhưng lại làm bé cảm thấy không thoải mái và dễ chịu khi làn da phải tiếp xúc trực tiếp với quần áo hay chăn gối.
- Biểu hiện là những đốm bé li ti như hạt kê trên da, có màu trắng như hạt gạo, tương đối cứng.
- Bệnh tiến triển xấu khiến mụn sữa mọc nhiều hơn, có xu thế lan rộng, có thể gây sưng đau và mưng mủ.
Biện pháp ngăn chặn chàm sữa và mụn sữa
Giống nhau
Tắm rửa cho bé hàng ngày:
Cha mẹ nên tắm rửa hàng ngày cho bé với nước ấm để làm da bé được sạch sẽ, khô thoáng. Cha mẹ có thể sử dụng một số loại sữa tắm dành cho bé với thành phần chiết xuất tự nhiên. Cần chú ý làm sạch các vị trí khó làm sạch như cổ, nách, nếp gấp ở đùi… Sau khi tắm xong, lâu khô người, mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt cho bé.
Lựa chọn quần áo cho bé :
Lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi. Tránh chất liệu thô, ngứa như len và các loại vải không thông thoáng như polyester.
Chế độ ăn uống của bé:
Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ hoàn toàn: Thực đơn của mẹ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sữa nên mẹ cần bổ sung các loại đồ ăn có tính mát như rau xanh, vitamin C, cá biển có chất ARA nhằm chống lại dị ứng. Không nên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng tới tiết sữa và khiến tình trạng chàm sữa, mụn sữa càng tồi tệ hơn. Nên cho bé bú nhiều để cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho bé.
Đối với những bé đã ăn dặm: Mẹ cần chọn những món ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Khi bé bị chàm sữa, mụn sữa bé thường khó chịu nên không muốn ăn. Mẹ cần thay đổi các món ăn hàng ngày cho bé, tránh trường hợp ăn một món nhiều lần khiến bé càng biếng ăn hơn. Khi chế biến món ăn nên nấu nhừ giúp bé dễ ăn và dễ hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Dọn dẹp phòng của bé thoáng mát, sạch sẽ:
Bụi bẩn, lông động vật…là những nguyên nhân khiến chàm sữa, mụn sữa càng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mẹ hãy dọn dẹp nhà cửa thường xuyên nhằm loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây kích thích da giúp không khí trong lành, mát mẻ.
Tránh để bé tiếp xúc với dị nguyên:
Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như đồ chơi có lông, thú nhồi bông, lông động vật, phấn hoa, nọc côn trùng, mạt sắt…Hạn chế để bé tiếp xúc với nhiệt độ cao và đổ mồ hôi nhiều như vui chơi ngoài trời nắng trong thời gian dài.
Dùng lá tắm cho bé:
Để chăm sóc da của bé hiệu quả, mẹ có thể dùng một số loại lá tắm để tắm cho bé. Trong một số loại lá tắm có chứa thành phần giúp sát khuẩn cao, làm mát da từ đó giảm ngứa ngáy hiệu quả cho bé. Mẹ nên dùng lá tắm sau để nấu nước tắm cho bé như:
- Lá chè xanh
- Lá khế chua
- Lá trầu không
- Lá bồ công anh
- Sài đất
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Lấy một nắm các lá trên, rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.
- Để lá ráo nước, đun với 2 – 3 lít nước cho tới khi sôi từ 5 – 7 phút thì tắt bếp để các tinh chất trong lá ngấm hết ra nước.
- Lọc bỏ bã, lấy phần nước pha với nước lọc để tắm cho bé. Mẹ cần lưu ý pha nước làm sao để nhiệt độ từ 35 – 38 độ C.
- Cần tắm cho bé ở nơi kín gió, không nên tắm quá lâu. Hãy tắm cho bé một cách nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh gây xước da của bé.
- Tắm xong nên tráng lại người cho bé với nước ấm rồi dùng khăn mềm lau người cho bé.
Khác nhau
Chàm sữa:
- Sử dụng kem Dexeryl có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da hạn chế da bong tróc, thô ráp cho bé.
- Kem Vaseline Original Oil Jelly nhằm tái tạo da khi bị bong tróc, giúp da mềm và căng mọng.
- Thuốc Corticosteroid có tác dụng làm giảm ngứa cho bé.
- Thuốc Dermalex có tác dụng giảm ngứa ngáy, bong tróc da cho bé.
Thoa kem dưỡng ẩm cho bé để tránh da bị bong tróc, thô ráp.
Thông tin hữu ích:
Mụn sữa:
- Giữ cho vùng da bị bệnh của bé luôn sạch sẽ.
- Lau nhẹ nhàng vùng da bị bệnh, không nặn mụn hay chà xát mụn của bé khiến bé đau rát, sưng tấy nhiều hơn gây nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu trên mặt bé.
Lưu ý: Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho bé mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về dùng cho con có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là cách phân biệt giữa chàm sữa và mụn sữa. Hi vọng bài viết này giúp cha mẹ phân biệt được hai loại bệnh trên để có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.