Theo các số liệu thống kê, số lượng trẻ em mắc phải các bệnh vặt vào thời tiết nồm ẩm cao hơn bình thường đến 40%. Trong đó, có không ít ca bệnh nặng. Việc chăm sóc, bảo vệ con khỏi những căn bệnh vặt vào thời tiết nồm vì thế cần phải được bố mẹ quan tâm nhiều hơn. Trong bài viết này, các chuyên gia của Fonscare.vn sẽ bật mí cho các bạn những cách phòng bệnh vặt cho bé khi trời nồm ẩm đơn giản mà hiệu quả nhé!
Mục lục
Những bệnh thường gặp ở trẻ khi trời nồm ẩm
Không giống như người lớn, trẻ nhỏ có sức đề kháng rất yếu. Chính vì vậy, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh vặt khi thời tiết môi trường thay đổi. Một số bệnh trẻ nhỏ thường gặp phải khi trời nồm ẩm bố mẹ cần lưu ý là các bệnh về đường hô hấp, bệnh lý về tiêu hóa, sởi, thủy đậu,….. Trong phần bài dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nhé!
Bệnh đường hô hấp
Không khí ẩm chính là điều kiện lý tưởng để các virus, vi khuẩn lây lan trong không khí. Khi trẻ hít thở không khi có các mầm bệnh này sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, các vấn đề thường gặp nhất là hen phế quản, viêm khí quản, viêm mũi dị ứng, phế quản cấp. Thậm chí, không ít trẻ bị biến chứng nặng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hen suyễn.
Đối với các bé có tiền sử bệnh lý về đường hô hấp từ trước thì việc gặp phải vấn đề hô hấp trong thời tiết này là rất nguy hiểm. Bố mẹ cần đề cao sự an toàn cho trẻ trong thời gian này. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì nên đến khám ngay để được điều trị sớm.
Bệnh sởi
Sởi cũng là một căn bệnh mà trẻ nhỏ thường hay gặp phải khi thời tiết nồm ẩm. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Nguyên nhân là vì bệnh có thể lây nhanh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
Bệnh sởi được nhận định là một bệnh khá lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Thế nhưng bố mẹ cũng cần quan tâm phòng tránh. Nguyên nhân là vì bệnh sởi thường gây ra nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ. Một vài trường hợp biến chứng nặng có thể để lại di chứng, dị tật ở trẻ. Nổi bật nhất là viêm phế quản, viêm màng não,…
Thủy đậu
Varicella Zoster là nguyên nhân chính gây nên bệnh thủy đậu. Loại vi rút này phát triển mạnh trong thời tiết nồm ẩm. Chính vì thế bố mẹ cần lưu ý để phòng tránh bệnh thủy đậu cho con. Bệnh thường gây nên các nốt/ đốm mụn nước nhỏ màu đỏ trên da của bé.
Các nốt thủy đậu khiến bé khó chịu, ngứa và dễ nhiễm trùng khi bé lấy tay làm vỡ các mụn nước này. Từ các vết thương hở của mụn thủy đậu vỡ, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể bé. Đây chính là nguyên nhân gây nên viêm da, nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ. Các vết thủy đậu cũng có thể để lại sẹo trên da bé gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt là ở các bé gái khiến bé tự ti khi lớn.
Đọc thêm: Làm sao để giảm ngứa cho bé khi bị thủy đậu?
Bệnh về đường tiêu hóa
Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải bệnh về đường tiêu hóa khi thời tiết nồm ẩm xuất hiện. Nguyên nhân chính là do 1 loại vi rút đường ruột có tên là virut Rota. Loại vi rút này thường sinh sôi nhanh trong thời tiết nồm ẩm. Ngoài ra, các loại vi nấm, ký sinh trùng cũng phát triển mạnh, dễ trở thành nguồn gây bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ.
Trong số các bệnh về đường tiêu hóa mà trẻ mắc phải nguy hiểm nhất chính là bệnh tiêu chảy cấp. Bệnh này do nhóm virus đường ruột Rota gây nên. Tiêu chảy cấp thường gặp ở các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và có tốc độ lây lan nhanh. Tốc độ phát triển bệnh cũng vô cùng nhanh chóng. Nếu không có các biện pháp chạy chữa kịp thời để cầm dịch tiết ra trẻ sẽ dễ bị mất nước quá nhiều dẫn đến nguy kịch.
Sốt virus
Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ mắc bệnh sốt virus nhất khi trời vào thời tiết nồm ẩm. Các vi rút gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể bé thông qua đường hô hấp. Hoặc các tiếp xúc qua đường tiêu hóa cũng có thể dẫn đến sốt vi rút. So với các bệnh trên thì sốt vi rút có diễn biến phức tạp nhất. Tốc độ lây lan của bệnh cũng cực nhanh. Vì thế, sốt vi rút cũng được liệt vào danh sách những bệnh lý nguy hiểm cần tránh cho trẻ.
Cách phòng bệnh vặt cho bé khi trời nồm ẩm
Có rất nhiều cách để bạn có thể bảo vệ con luôn an toàn, mạnh khỏe trong thời tiết nồm ẩm. Trong đó, đơn giản mà hiệu quả nhất đó chính là:
Tăng sức đề kháng cho con
Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các loại vitamin cho bé thông qua ăn uống, thuốc hỗ trợ,…. Bạn nên bổ sung cho bé các vitamin C,B1, B12, Kẽm. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ sưởi nắng thường xuyên 15 phút vào buổi sáng hoặc xế chiều để trẻ luôn mạnh khỏe.
Bên cạnh đó bạn cũng nên giúp con có một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học. Ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách giúp con phát triển toàn diện và chống lại các mầm bệnh hiệu quả.
Giữ ấm cho trẻ đúng cách
Kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên để điều chỉnh quần áo ấm cho bé. Không nên mặc quá nhiều lớp đồ cho con khiến trẻ khi ngạt, không thoải mái. Bên cạnh đó, việc mặc nhiều quần áo ấm còn khiến bé tăng thêm nguy cơ tiếp xúc với vi rút nhiều hơn.
Khi mặc đồ cho con vào các ngày trời nồm ẩm bố mẹ cần kiểm tra kỹ tình trạng của vải. Nếu vải bị ẩm, có mùi mốc thì không nên mặc cho trẻ. Quần áo của con cần được phơi nắng kỹ hơn để diệt khuẩn trên vải. Các bạn cũng có thể là/ủi hoặc dùng máy sấy làm nóng vải để tiêu diệt vi khuẩn trước khi mặc.
Tạo điều kiện không khí trong lành cho trẻ
Bạn nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn trong không khí và các mầm bệnh xung quanh con. Thường xuyên thay và vệ sinh rèm cửa, thảm sàn. Bạn cũng có thể sử dụng máy lọc không khí để có không gian trong lành nhất cho con. Ngoài ra, nếu gia đình có nuôi động vật thì nên nuôi nhốt ngoài để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con theo đúng quy định để giúp con được bảo vệ tốt nhất từ trong ra ngoài. Lưu ý bạn chỉ nên tiêm cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho bé đi tiêm hoặc tiêm tại các cơ sở không đảm bảo. Trước và sau khi tiêm cần có chế độ chăm sóc đặc biệt theo chỉ dẫn.
Thời tiết nồm ẩm nên dùng sửa tắm gội nào cho trẻ
Nên sử dụng sữa tắm gội nào cho trẻ khi thời tiết nồm ẩm? Đây có lẽ là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Khi thời tiết thay đổi, bạn cũng nên thay đổi loại sữa tắm cho trẻ sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ được toàn diện nhất.
Mẹ nên chọn cho bé những loại sữa tắm có chứa kháng sinh tự nhiên giúp cho làn da con được khỏe mạnh, ngăn ngừa mầm bệnh gây rôm sảy, mụn nhọt. Đồng thời, có các thành phần giúp ngăn ngừa mạo cảm như chiết xuất gừng, chanh, sả…
Sau đây là một số dòng sữa tắm baby phù hợp cho mùa nồm ẩm, mà mẹ nên tham khảo:
- Fons Care Baby
- Sữa tắm Chicco
- Sữa tắm Lactacyd BB
- Sữa tắm Pigeon
- Sữa tắm Fons Care Baby
Trong đó, sữa tắm Fons Care Baby chính là sự lựa chọn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay. Fons Care Baby cũng được các chuyên gia da liễu khuyến khích sử dụng để bảo vệ da của trẻ toàn diện. Các bố mẹ có thể tham khảo loại sữa tắm này để tắm cho con.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách tắm cho bé khi trời nồm ẩm
Sữa tắm Fons Care Baby giúp trẻ phòng bệnh vặt khi trời nồm ẩm
Sữa tắm Fons Care Baby được nghiên cứu chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên. Tinh chất trầu không, bồ công anh, lá lốt, kim ngân hoa,….có trong thành phần sữa tắm sẽ giúp da của bé luôn sạch thoáng, mềm mịn. Đồng thời, tăng thêm sức đề kháng cho da bé chống lại sự tấn công của nấm khuẩn gây nên các bệnh ngoài da.
Bên cạnh đó, khi sử dụng sữa tắm Fons Care Baby, các tinh dầu thảo dược sẽ giúp bé thư giãn, ăn ngon, ngủ tốt. Làn da của trẻ sẽ trở nên mềm dịu, thông thoáng, sạch khuẩn nhất sau mỗi lần được mẹ tắm với Fons Care Baby.
Trên đây là bài viết chia sẻ những cách phòng bệnh vặt cho bé khi trời nồm ẩm tốt nhất tại nhà. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp các bậc phụ huynh giảm bớt nổi lo con bị bệnh vặt khi thời tiết không thuận lợi. Theo dõi ngay Fonscare.vn để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!