Bé nhà mình bị ngứa da mấy tháng nay, bé gãi ngứa rất khó chịu. Các vùng da bong tróc trông như bị bệnh Eczema. Cho mình hỏi, bệnh eczema có chữa khỏi được không? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào?
Trả lời
Mục lục
Chào bạn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp của Fonscare.vn. Với thắc mắc này, chúng tôi xin giải đáp như sau.
Lý giải: Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Eczema hay bệnh chàm là một loại viêm da bao gồm 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trên da xuất hiện các vết nổi cộm, viên đỏ, thâm nhiễm, các vết nứt nẻ đi kèm với mụn nước. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Eczema phát triển theo từng đợt, thời gian bệnh kéo dài và rất dễ bị tái phát. Nguyên nhân gây bệnh được các tổ chức y tế nghiên cứu trong nhiều năm liền nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể.
Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bênh này rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp chữa bệnh chỉ mang tính chất làm dịu da, kiểm soát cơn ngứa, giảm các tổn thương gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau quá trình điều trị, bệnh chàm eczama có thể sẽ thuyên giảm hoặc khỏi hẳn nhưng cũng có thể sẽ tái phát khi tiếp xúc với môi trường sống. Tóm lại, bệnh này không thể chữa lành mà chỉ có thể cải thiện các tổn thương trên da, ngăn ngừa bệnh phát triển.
Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?
Eczama hình thành là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là nguyên nhân nào, bệnh cũng gây ngứa ngáy, dị ứng, khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh eczama chia thành 2 nhóm là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Bệnh eczama hình thành có thể là do bạn bị dị ứng, rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng nội tạng hoặc do căng thẳng, mệt mỏi... Cụ thể:
- Do di truyền: Eczama hình thành có thể do di truyền. Theo đó, nếu như người nhà bạn có ai từng mắc hay có tiền sử dị ứng, hen suyễn thì nguy cơ cao là bạn cũng sẽ mắc.
- Do hệ miễn dịch kém: Hệ miễn dịch kém khiến các yếu tố dị ứng xâm nhập vào cơ thể gây nên eczama.
- Do rối loạn chức năng: Khi bạn mắc phải một số bệnh như rối loạn nội tiết tố, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tạng... làm mất đi khả năng bảo vệ da, hình thành bệnh chàm eczama.
- Do căng thẳng, mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng quá độ, stress là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh eczama. Lúc này hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công cơ thể.
>>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về bệnh chàm bội nhiễm
Nguyên nhân khách quan
Eczama hình thành còn là do các yếu tố khách quan tác động từ môi trường:
- Môi trường ô nhiễm: Eczama hình thành với nhiều vết thương hở trên da. Khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm các vi khuẩn sẽ xâm nhập một cách dễ dàng gây lở loét.
- Do các chất kích thích cực mạnh: Chất này khi tiếp xúc với da người sẽ làm các vết thương bị nhiễm trùng, da tấy đỏ.
- Do dị ứng thời tiết: Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều phấn hoa, da dễ bị dị ứng, mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Do bị nhiễm trùng nấm men: Khi cơ thể bị nhiễm nấm Candida albicans sẽ phát sinh bệnh eczema. Nhất là khi cơ thể có hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Các yếu tố khác: Khi da tiếp xúc quá lâu với nước, da đổ nhiều mồ hôi vào mùa đông, dị ứng thuốc kháng sinh, bôi thuốc bừa bãi. tiếp xúc với xi măng, cao su... eczama sẽ bùng phát gây nên các bệnh ngoài da như ghẻ lở, nấm.
Dù là nguyên nhân gì cũng cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa bệnh nhanh chóng.
>>> Có thể bạn chưa biết: Bệnh chàm khô là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cách điểu trị bệnh hiệu quả
Bện eczama rất dễ tái phát. Chính vì thế khi điều trị cần tuyệt đối cẩn thận. Có thể sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y hoặc sử dụng mẹo dân gian trị bệnh tại nhà. Tùy vào từng tình trạng bệnh, sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chữa bệnh bằng Tây Y
Nhiều người thường sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lây lan. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và kịp thời. Theo đó, khi xuất hiện các dấu hiệu gây bệnh bạn nên đi khám bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và các loại thuốc cần dùng. Bạn phải tuân thủ theo đúng lời khuyên của các chuyên gia y tế, không nên tự ý thay đổi các thành phần thuốc.
Chữa bệnh bằng mẹo tại nhà
Việc sử dụng các bài thuốc tự nhiên chữa bệnh tại nhà cũng đem lại hiểu quả cao, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ. Các loại dược liệu thường dùng là lá ổi, trà xanh hay cây đàn hương.
Chữa bệnh bằng lá trà xanh
Lá trà xanh thường được sử dụng làm thành phần của nhiều loại mỹ phẩm, với công dụng làm đẹp da hiệu quả. Khi mắc bệnh eczama bạn cũng có thể sử dụng loại lá này để điều trị. Trong lá có chứa nhiều polyphenol làm giảm quá trình oxy hóa, giảm ngứa ngáy, kháng viêm và điều trị các bệnh về da liễu. Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Một nắm lá trà xanh và nước sạch.
- Thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh để ráo nước. Vò nát sau đó vào đổ vào nồi, thêm tầm 1,5 lít nước và đun sôi trên bếp. Khi đun cho ít muối hạt vào nồi. Nước sôi thì tắt bếp để nguội bớt, đến khi nước còn ấm thì mang ra ngâm rửa vùng da bị eczama. Thực hiện từ 2 đến 3 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Sử dụng lá ổi chữa bệnh
Cách thứ hai là có thể sử dụng lá ổi. Lá có vị chát, đắng với khả năng giải độc, tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Trong lá ổi có chứa rất nhiều vitamin K, limonen, beta-sitosterol và một lượng lớn tinh dầu... với khả năng kháng khuẩn, bảo vệ da. Khi thực hiện, bạn làm như sau:
- Chuẩn bị: Một nắm lá ổi và nước sạch.
- Thực hiện: Rửa sạch nắm lá ổi đã chuẩn bị và để ráo nước. Cho lá vào nồi đun sôi với tầm 1,5 lít nước sạch. đến khi nước sôi được tầm 10 phút thì tắt bếp. Nước nguội bớt thì ngâm vùng da bị bệnh vào nước lá ổi mỗi ngày tầm 15 phút. Sau 2 tuần, các triệu chứng bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Dùng cây đàn hương chữa eczama
Eczama chữa bằng cách nào đem đến hiệu quả cao? Bạn có thể sử dụng cây đàn hương. Trong loại cây này có chứa khá nhiều beta santalol. Đây là loại chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy một cách nhanh chóng.
- Chuẩn bị: Đàn hương và nước sạch.
- Thực hiện: Đổ đàn hương và nước sạch và đặt lên bếp đun sôi. Đến khi tạo thành một hỗn hợp dạng sệt thì tắt bếp, để nguội. Dùng hỗn hợp này để bôi lên da, xoa đều tầm 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
Những lưu ý quan trọng khi trị bệnh eczama
Cần lưu ý gì đối với bệnh eczama? Song song với các phương pháp điều trị cần học cách chăm sóc cơ thể đúng cách giúp vùng da bị tổn thương chóng lành. Lưu ý:
- Không chà xát quá mạnh lên vùng da bị bệnh. Các vết loét trên da sẽ rách to hơn, xuất hiện triệu chứng tấy đỏ, rất khó chịu.
- Cần phải giữ ẩm và chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da.
- Không để da tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, các loại chất độc, dung môi công nghiệp tránh gây kích ứng da.
- Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi nhiều loại mỹ phẩm cùng lúc. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên.
- Sử dụng các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát và mềm mại. Không sử dụng quần áo bó sát, các loại đồ ăn làm từ vải thô. Khi tiếp xúc lâu với da, các loại vải này rất dễ gây ngứa ngáy.
- Cân đối chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dung nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin. Không ăn hải sản, đậu phộng hay trứng... Đồng thời các loại đồ chiên xào, cay nóng, đồ rán cũng cần phải thật hạn chế.
- Hiện nay y học vẫn chưa thể tìm ra các chữa bệnh eczama triệt để. Các phương pháp điều trị nhằm mục đích giảm thiểu các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng. Chính vì thế cần vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ và sử dụng thuốc đúng liều.
- Các yếu tố tâm lý tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh. Chính vì thế hãy giữ tinh thần thật thoảimái, phân bố thời gian thư giãn cho hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Có thể luyện tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng để bồi dưỡng sức khỏe.
Bệnh eczama có chữa khỏi được không? Những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời. Bệnh này không thể chữa khỏi, các phương pháp điều trị nhằm mục đích giảm bớt đi các cơn ngứa ngáy, khó chịu. Hãy đi khám bác sĩ để được đưa ra lời khuyên thích hợp nhất. Tuyệt đối không sử dụng thuốc một cách tùy tiện, không tự ý thay đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.