Từ lâu, hình ảnh cây tre đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Nó không chỉ xuất hiện trong thi ca, hội họa mà còn được ứng dụng trong y học cổ truyền. Vậy lá tre có tác dụng gì? Các cao nhân sử dụng lá tre để bào chế thành nhiều bài thuốc khác nhau mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Mục lục
Tìm hiểu đôi nét về lá tre
Đi dọc khắp dải đất hình chữ S, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây tre, nhất là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Loài cây này rất ưa ánh sáng và sinh trưởng tốt trong môi trường ẩm ướt như: Gần ao hồ, ven sông, chân đê… Mỗi bộ phận của cây tre được sử dụng với mục đích khác nhau. Trong đó, lá tre được coi là thảo dược quý dùng để chữa bệnh.
Lá tre có màu xanh lục, có chiều dài khoảng 15-20cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Lá bao gồm hai phần là bẹ lá và phiến lá. Hình dáng của bẹ lá dạng lòng máng nối chặt từ cành đến cuống lá. Còn phiến lá tựa như hình trứng thuôn và nhọn dần vè phần đầu lá. Khi sờ tay lên lá tre, bạn sẽ có cảm giác hơi thô ráp bởi lớp lông cứng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong lá tre có rất nhiều thành phần quan trọng. Hợp chất Choline, Chlorophyll… mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Nếu biết cách kết hợp khéo léo lá tre với các loại thảo dược khác thì sẽ đem lại hiệu quả vô cùng tích cực.
Bật mí tác dụng tuyệt vời của lá tre
Lá tre có tác dụng gì? là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Lá tre có vị hơi cay, ngọt nhẹ, tính hàn… giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, các bài thuốc từ lá tre như “thần dược” an toàn, hiệu quả.
Chữa cảm cúm, hạ sốt
Lá tre là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ ngàn đời để chữa cảm cúm, hạ sốt. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Lá tre 30g, gạo tẻ 7g, nhân sâm 2g, bán hạ 4g, mạch nôn 8g, thạch cao 12g, cam thảo 2g. Tiếp đó, sắc thuốc trên bếp chừng 2-3 tiếng đồng hồ rồi đến khi còn khoảng 100ml nước rồi rót ra bát uống dần. Bạn nên cho bé uống thuốc khi còn ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Giảm triệu chứng ho khan
Thời tiết giao mùa gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Một số bệnh trẻ thường gặp phải như: Ho, sốt, cảm cúm… Để đối phó với tình trạng ho khan kéo dài ở con yêu, mẹ nên tìm ngay đến phương thuốc dân gian từ lá tre.
Kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa cho rằng sử dụng lá tre để chữa ho vừa an toàn, vừa đem lại tác dụng bất ngờ. Trước tiên, mẹ dùng 30g lá tre sắc cùng 12g trúc diệp, 12g trúc như, 12g bách bộ và 4g gừng. Sắc lửa nhỏ cho đến khi nước cô đọng còn khoảng 100ml. Uống thuốc đều đặn 1 ngày/lần cho đến khi hỏi hẳn.
“Đánh bay” tình trạng nấc cụt
Nấc cụt là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 04 tháng tuổi. Nguyên nhân là do mẹ cho trẻ bú bình không đúng cách hoặc ăn quá nhiều dẫn đến căng dạ dày. Đôi khi, nấc cụt còn gặp phải ở những trẻ đang bị hen suyễn, hít không khí ô nhiễm, dị ứng, viêm phổi nhẹ… Khi gặp tình trạng này ở con yêu, mẹ không nên chủ quan mà cần tìm cách khắc phục ngay.
Để chữa nấc cụt hiệu quả, nhanh chóng, mẹ nên sắc khoảng 20g lá tre cùng với một số nguyên liệu như: 20g gạo tẻ rang vàng, 8g bán hạ, 10 tai quả hồng, 16g mạch môn bỏ lõi, 39g thạch cao nướng đỏ. Lúc đầu, bạn đổ khoảng 800ml nước rồi sắc đều tất cả các nguyên liệu trên bếp. Đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp và rót ra bát uống dần.
Lá tre chữa bệnh sởi, thủy đậu
Sởi, thủy đậu là những bệnh truyền nhiễm mãn tính do các loại virus gây ra. Tình trạng này gây rất nhiều bất tiện cho người bệnh, nhất là ở trẻ em. Thông thường, người bị sởi, thủy đậu sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu không tìm cách chữa trị kịp thời, bệnh có thể nặng dần và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.
Đừng lo mẹ nhé! Các dưỡng chất quan trọng có trong lá tre chính là “cứu tinh” của con yêu. Trước tiên, mẹ chuẩn bị khoảng 800mk nước đựng trong nồi để sắc thuốc. Theo tư vấn của các chuyên gia, mẹ nên sử dụng nồi đất hoặc sứ sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
Nguyên liệu bao gồm: Lá tre 20g, kim ngân hoa 16g, sài đất 16g và sa sâm, mạch môn, cam thảo đất, cát căn mỗi loại 12g. Mẹ nên cho trẻ uống khi thuốc còn ấm và chia làm nhiều lần trong ngày. Uống đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm thì ngừng thuốc.
Hiệu quả với hen suyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là một trong những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ. Yếu tố tác động khiến trẻ bị hen suyễn là do tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi. Ở giai đoạn đầu, mẹ sẽ thấy trẻ có biểu hiện ho nhẹ, khò khè. Cơn ho ngày một kéo dài và có xu hướng ho nhiều về đêm. Kèm theo đó là triệu chứng khó thở và thở gấp, nhất là khi trẻ hoạt động.
Vậy làm cách nào để chữa hen suyễn cho trẻ? Bài thuốc dân gian từ lá tre sẽ giúp giải quyết triệt để. Cách thực hiện rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Mẹ chỉ cần giã nhuyễn khoảng 20g lá tre và một nhánh gừng tươi. Tiếp đó, hòa trộn đều hai nguyên liệu này với nhau để cho trẻ uống. Sau một lần sử dụng, mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Chữa co giật
Tình trạng co giật ở trẻ nhỏ bắt nguồn từ tổn thương não gây ra. Trẻ có thể bị chấn thương não, nhiễm khuẩn não, tắc mạch máu não. Nguy hiểm hơn là tồn tại khối u ở não. Thực tế, nhiều trường hợp trẻ bị co giật liên tục khoảng 30 phút hoặc lâu hơn. Co giật ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất ở người bệnh.
Do đó, khi con nhỏ bị co giật, mẹ nên tìm ngay đến bài thuốc từ lá tre để hạn chế hệ lụy về sau. Bài thuốc bao gồm các loại thảo dược từ thiên nhiên. Cụ thể như: Lá tre 16g, câu đắng 12g, chi tử 10g, sinh địa 16g, lá vông 12g, mạch môn 12g, cương tằm, bạc hà 8g.
Trước khi cho vào nồi sắc, mẹ nên rửa sạch tất cả các nguyên liệu. Đồng thời, thảo dược phải đảm bảo an toàn, không chứa hóa chất độc hại. Thời gian sắc thuốc khoảng 1-2 tiếng. Đến khi tất cả các thảo dược ngấm dần đều thì tắt bếp và cho trẻ uống dần.
Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ lá tre
Bài thuốc từ lá tre có tính an toàn cao và gần như không có tác dụng phụ. Do đó, bài thuốc từ lá tre phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tuy nhiên, để tránh gặp phải sai lầm khi sử dụng bài thuốc này, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:
- Không sử dụng lá tre cho một số trường hợp đang bị thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…
- Sắc thuốc theo đúng liều lượng theo chỉ dẫn của các thầy thuốc có chuyên môn về Đông y.
- Không nên lạm dụng bài thuốc từ lá tre. Uống thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn.
Hi vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc lá tre có tác dụng gì? Hãy thường xuyên quan tâm và chăm sóc con yêu mỗi ngày để hạn chế bệnh tật. Đừng quên theo dõi ngay website: https://fonscare.vn/ để nắm bắt nhiều thông tin thú vị nhé!
Có thể mẹ quan tâm: Mách mẹ các loại nước uống – đánh bay rôm sảy cho bé