Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Thu, 11 Aug 2022 03:21:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Bày mẹ 6 cách trị cứt trâu cho trẻ bằng mẹo dân gian https://fonscare.vn/cach-tri-cut-trau-cho-tre/ https://fonscare.vn/cach-tri-cut-trau-cho-tre/#respond Wed, 02 Dec 2020 14:25:53 +0000 https://fonscare.vn/?p=1702 Cứt trâu là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, khoảng 10% các bé sinh ra có thể bị cứt trâu. Vậy các mẹ đã biết các cách trị cứt trâu cho con chưa? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để có thêm kinh nghiệm xử lý khi bé bị cứt trâu nhé.

1. Cứt trâu là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là sài đầu là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện những mảng bám màu vàng, chúng thường tập trung thành một đám hoặc trên toàn bộ da đầu hoặc vảy còn có thể đóng váng ở chân mày và mang tai. Khi mới hình thành, cứt trâu thường có màu trắng như gàu, mềm, nhưng để lâu ngày, mảng bám này sẽ cứng dần và chuyển sang màu nâu xám.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng có một số trường hợp tình trạng cứt trâu trên đầu bé nhiều thì lại rất mất thẩm mỹ khiến cho cả mẹ và bé đều khó chịu. Khi những mảng bám đó xuất hiện trên đầu bé ngày càng nhiều, nó chính là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển sinh ra nấm pityrosporum ovale gây ngứa, hoặc phát triển thành mụn nhọt. Thậm chí, có một số bé có thể bị rụng tóc hoặc tóc mọc thưa ở vùng bị cứt trâu vì lượng chất nhờn tiết ra nhiều gây bít lỗ chân lông của tóc làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và làm rụng tóc.

Cứt trâu là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ nên rất dễ phát hiện ra. Vì vậy, bạn không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc thực hiện bất kỳ một xét nghiệm nào để chẩn đoán khi bé bị cứt trâu. Khi bé có những dấu hiệu sau trên đầu thì chứng tỏ bé đã bị cứt trâu các mẹ nhé.

  • Trên đầu bé xuất hiện những vảy cứng màu nâu hoặc màu vàng. 
  • Trên các mảng bám này có vảy và kèm theo hiện tượng nứt nẻ.
  • Bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngày nên có thể quấy khóc.

2. Nguyên nhân hình thành nên cứt trâu

Cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân tại sao cứt trâu hình thành trên da đầu của bé. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng do các nang tuyến trên cơ thể bé hoạt động tích cực kết hợp các các bụi bẩn, tế bào chết trên da sau đó tạo thành những mảng cứt trâu bám trên da đầu của bé. Cũng có một số ý kiến khác cho rằng, do mẹ chăm sóc và vệ sinh cho con chưa được sạch sẽ khiến cứt trâu xuất hiện nhiều hơn trên da đầu của bé.

Mặc dù những mảng bám trên không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, nhưng chúng có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc. Thậm chí có một số trường hợp, bé bị cứt trâu nhiều dày bết vào chân tóc, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây mụn nhọt trên đầu bé.

Khi bé bị cứt trâu, các mẹ không nên sử dụng các loại dầu gội trị gàu để gội cho con, vì các loại dầu gội đó có chứa chất tẩy rất mạnh không phù hợp với làn da non nớt của bé. Thậm chí, có một số mẹ dùng tay cạo các vảy đó. Nhưng như vậy không những không giúp tình trạng cứt trâu giảm mà còn có thể gây tổn thương da, làm trẻ bị đau hoặc nặng hơn có thể bị nhiễm trùng.

Để khắc phục được cách hiện tượng trên, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây vừa hiệu quả, vừa an toàn mà lại tiết kiệm chi phí.

3. Các cách chữa cứt trâu bằng mẹo dân gian

3.1. Sử dụng chanh tươi

Trong quả chanh có thành phần axit và vitamin C cao. Tính axit trong quả chanh có tác dụng làm sạch hết các tế bào chết một cách hiệu quả, còn vitamin C có tác dụng nuôi dưỡng tóc.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ hãy cắt 1 quả chanh tươi sau đó pha với 2 lít nước ấm.
  • Bước 2: Bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn xô. Sau đó thấm khăn xô vào nước chanh rồi xoa nên đầu của bé.
  • Bước 3: Đợi 5 phút cho nước chanh ngấm vào da đầu bé. Trong thời gian đợi mẹ có thể massage nhẹ nhàng như vậy giúp nước chanh ngấm vào nhanh hơn.
  • Bước 4: Gội đầu cho bé bằng nước sạch. Sau khi gội xong có thể những mảng cứt trâu vẫn bám chặt trên da đầu của bé, nhưng khi đầu khô bạn sẽ nhìn thấy những lớp vảy khô đó có thể bong ra. Khi đó bạn có thể lấy 1 cái lược để chải tóc cho con, như vậy có thể khiến những vảy bám kia bong ra một cách nhanh hơn.

Lưu ý: Các mẹ không nên sử dụng nước cốt chanh xoa lên vùng da bé bị cứt trâu nhé vì trong nước cốt chanh hàm lượng axit cao, có thể khiến cho da đầu bé bị tổn thương.

3.2. Sử dụng nước chè xanh

Trong nước chè xanh có chứa vitamin C và chất chống oxy hóa giúp làm sạch da đầu, trị ngứa và nuôi dưỡng tóc. Ngoài các tác dụng trên, bạn có thể dùng nước chè xanh để tắm cho con đề loại bỏ mụn nhọt.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ hãy chuẩn bị 1 nồi nước chè xanh.
  • Bước 2: Bạn có thể đợi tầm 15-20 phút cho các tinh chất trong lá chè ngấm hết ra nước. Sau đó, bạn lấy khăn xô thấm nước chè lên phần da đầu có các mảng “cứt trâu” của bé hoặc mẹ có thể đắp luôn lên đầu con cũng được nhé.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng massage  cho bé tầm 1 phút. Sau đó bạn đợi tầm 5 phút cho nước chè ngấm vào da đầu của bé.
  • Bước 4: Gội sạch đầu cho bé với nước ấm.

Các mẹ chỉ cần thực hiện cho bé liên tục trong vòng vài ngày thì tình trạng cứt trâu của bé đảm bảo sẽ sạch.

Đọc thêm: Lưu ý khi tắm cho con bằng lá chè xanh mẹ cần biết

3.3. Sử dụng dầu dừa

 Dầu dừa có rất nhiều công dụng với sức khỏe và làm đẹp nói chung. Nhiều bà mẹ còn sử dụng dầu dừa để trị cứt trâu cho bé, bởi trong thành phần của dầu dừa có axit lauric giúp diệt vi khuẩn,  nấm nên có thể giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Ngoài tác dụng trị được cứt trâu cho bé, dầu dừa còn cung cấp độ ẩm, làm trắng da.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ hãy bôi 1 ít dầu dừa lên vùng da bé bị cứt trâu.
  • Bước 2: Mẹ có thể massage cho bé trong vòng 1 phút và đợi tầm 3-5 phút để cho dầu dừa ngấm vào chân tóc của bé.
  • Bước 3: Bạn có thể sử dụng lược chải theo một hướng để loại bỏ những mảng bám trên.
  • Bước 4: Gội đầu lại cho bé với dầu gội dành cho trẻ sơ sinh,xả sạch nước rồi giúp con thấm  khô ngay da đầu bằng một chiếc khăn sạch, mềm

Ngoài dầu dừa, mẹ có thể thực hiện cho bé với dầu ô liu, dầu hạnh nhân để loại bỏ cứt trâu cho bé.

Đọc thêm: Bé bị chàm sữa bôi dầu dừa có hiệu quả không?

3.4. Sử dụng bồ kết

Sử dụng bồ kết cũng là một trong những mẹo dân gian để trị cứt trâu cho bé. Bởi trong quả bồ kết có chứa nhiều thành phần flavonozit và saponaretin. Đây là một trong những thành phần có tác dụng chống loại vi khuẩn. Ngoài ra, trong quả bồ kết có chất saponin, giúp làm sạch tóc, loại bỏ dầu nhờn, nó còn có tác dụng kích thích mọc tóc nhanh, trị gàu, trị ngứa cho bé một cách hiệu quả.

 

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ dùng 1-2 quả bồ kết, sau đó đem nướng qua cho có mùi thơm.
  • Bước 2: Đem hãm với nước đun sôi, bạn hãy đợi tầm 15 phút để cho bồ kết ngấm ra nước nhé.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm bôi lên những vùng da của bé bị cứt trâu. Trường hợp bé bị nhiều hoặc nặng bạn có thể giã nhỏ bồ kết rồi vắt lấy nước và bôi trực tiếp lên vùng da bị cứt trâu của bé.
  • Bước 4: Mẹ đợi chừng 10 phút thì gội lại đầu cho bé bằng nước sạch và lau khô.

Thực hiện phương pháp này mỗi ngày một lần sẽ thấy những mảng cứt trâu trên đầu bé được loại bỏ một cách rõ rệt.

Xem thêm: 15 công dụng tuyệt vời của bồ kết với sức khỏe và làm đẹp

3.5. Sử dụng sữa mẹ

Ngoài những biện pháp nêu trên, sữa mẹ cũng được nhiều bà mẹ dùng để trị cứt trâu cho bé. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con trẻ, vì trong sữa mẹ cung cấp đủ năng lượng và các chất cần thiết cho bé. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có thành phần giúp làm mềm da và bong tróc các da chết trên cơ thể của bé, giúp tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập một cách hiệu quả.

Cách thực hiện: Mẹ chỉ cần thoa một vài giọt sữa mẹ lên các vùng bé bị cứt trâu ngày 1-2 lần. Sau một thời gian cứt trâu trên đầu bé sẽ dần biến mất.

3.6. Vỗ bằng khăn khô và mềm

Sau khi tắm gội sạch sẽ cho bé, mẹ hãy nhẹ nhàng làm khô tóc của con bằng cách dùng một chiếc khăn khô vỗ nhẹ lên những mảng cứt trâu trên đầu của bé. Sau đó, bạn có thể lấy một chiếc lược chải nhẹ để cứt trâu có thể rơi ra.

Trên đây là một số các mẹo trị cứt trâu hiệu quả cho trẻ. Cứt trâu không khó chữa và cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên các mẹ đừng lo lắng. Mặt khác, các mẹo Fonscare bày ở bài viết này có thể không trị dứt điểm cứt trâu cho bé trong 1 đến 2 lần sử dụng. Mà cần có thời gian để các chất ngấm, làm mềm các mảng bám thì khi đó mới có thể bong ra hết được. Vì vậy, các mẹ nên kiên trì trong vài ngày thì mới loại bỏ được cứt trâu trên đầu bé được. Chúc các mẹ thành công với những hướng dẫn này nhé.

Fons Care Baby – giúp bé sạch da, mượt tóc, nhanh hết cứt trâu

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm La Fon Việt Nam. Sản phẩm có thành phần chiết xuất từ 18 loại thảo dược tự nhiên, giúp làm sạch nhẹ nhàng, giữ ẩm cho làn da nhạy cảm của bé.

Thành phần:

Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

Thành phần của sữa tắm gội Fons Care Baby được chiết xuất từ các loại thảo dược Việt Nam, có chất lượng cao, hoàn toàn không có tạp chất.  Những loại thảo dược này từ lâu đã được các bà các mẹ lựa chọn để làm lá tắm cho em bé theo kinh nghiệm dân gian.

Fons Care Baby sử dụng chất tạo bọt “xà phòng thiên nhiên” có tên là SAPONIN được chiết xuất từ bồ hòn và bồ kết.

Saponin là một dạng glucosides tự nhiên có đặc tính tạo bọt. Vì thế, khi từng giọt sữa tắm hòa vào nước, thoa lên da của trẻ, Saponin sẽ phát huy tác dụng làm giảm sức căng bề mặt tạo ra bọt. Nó nhũ hóa các phân tử dầu thừa được tiết ra từ các tuyến bã nhờn, hòa tan các chất bẩn, cứt trâu trên da đầu, trả lại cho bé mái tóc mượt mà, sạch sẽ mà hoàn toàn không làm khô da, kích ứng da. Không chỉ vậy, Saponin trong sữa tắm gội Fons Care Baby còn có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn trên da đầu, giúp ngăn ngừa tình trạng gàu và ngứa đầu hiệu quả.

Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.

Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng XEM TẠI ĐÂY

]]>
https://fonscare.vn/cach-tri-cut-trau-cho-tre/feed/ 0
Trẻ bị cứt trâu – mẹ cần lưu ý gì? https://fonscare.vn/tre-bi-cut-trau/ https://fonscare.vn/tre-bi-cut-trau/#respond Tue, 01 Dec 2020 13:20:34 +0000 https://fonscare.vn/?p=1699 Hầu hết các bé sơ sinh đều bị cứt trâu ở đầu. Tuy cứt trâu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vậy “cứt trâu” là gì? Cách chữa “cứt trâu” cho bé như thế nào? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện những mảng bám màu vàng, chúng thường tập trung ở một vị trí trên da đầu của bé, có một số trường hợp bé bị nhiều thì có thể mọc ở toàn bộ da đầu.

Thời gian lưu trữ của cứt trâu trên da đầu thường kéo dài từ khi bé sinh ra cho đến khoảng 3 tháng tuổi, thậm chí là đến khi bé được 4 tuổi. Chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhưng lại khá mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi bé bị cứt trâu các mẹ không vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ  dễ dẫn tới viêm nhiễm tại vùng da đầu.

Triệu chứng trẻ bị cứt trâu

Khi bị cứt trâu, trên da đầu bé có những vày màu trắng, vàng hoặc nâu, đen, những vảy này có thể xuất hiện ở chân mày và mang thai, thậm chí là mặt, nách. Có một số trường hợp đặc biệt, cứt trâu có thể  làm rụng tóc hoặc tóc có thể mọc thưa hơn tại nơi mà nó phát triển.

Nguyên nhân gây cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ tại sao cứt trâu hình thành trên da đầu của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng tình trạng này xảy ra là do các tuyến dầu trên da đầu của trẻ đang hoạt động quá mức. Cũng có ý kiến khác cho rằng, nếu như các bà mẹ chăm sóc và vệ sinh da đầu cho con thiếu sạch sẽ thì cứt câu cũng có thể hình thành.

Dưới đây là một số yếu tố liên quan khiến trẻ sơ sinh bị cứt trâu trên da đầu:

1. Tuyến bã nhờn nang lông: Khi các tuyến bã nhờn trên da đầu trẻ hoạt động mạnh sẽ tăng tiết bã nhờn. Khi đó, bã nhờn không được loại bỏ có thể gây bít lỗ chân lông khiến cho quá trình sản sinh tế bào mới bị cản trở. Sau một thời gian, chúng sẽ tích tụ thành từng mảng bám sần sùi trên da đầu của bé. Đây là nguyên nhân chính hình thành nên cứt trâu trên đầu của bé.

2. Vấn đề vệ sinh: Việc tắm rửa và vệ sinh vùng da đầu cho trẻ được thực hiện chưa đúng cách. Khi đó, các lớp bụi hoặc tế bào chết trên da đầu của còn tích tụ lại gây bít lỗ chân lông, hình thành lên những mảng bám trên đầu của con.

3. Tiêu hóa kém: Khi trẻ mới sinh ra, hệ tiêu hóa của bé còn chưa được hoàn thiện. Lượng biotin và vitamin hấp thụ còn kém làm cho dầu thừa trên cơ thể và da đầu bé ngày càng nhiều. Khi hiện tượng này kết hợp với thời tiết nóng bức, ít gội đầu thường xuyên, khiến bã nhờn dính chặt hơn, tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn sinh sôi. Chính vì thế, các tế bào chết bám trên người trẻ dính vào lớp bã nhờn hình thành mảng bám trên da đầu.

4. Thời tiết nóng: Trẻ sơ sinh phải thường xuyên đội mũ ngay cả khi thời tiết nóng bức là lí do khiến da đầu xuất hiện nhiều mảng cứt trâu. Do các bé sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, khi đó tuyến mồ hôi hoạt động mạnh kết hợp với lượng dầu trên cơ thể khiến lỗ chân lông bị tắc dẫn đến bé bị viêm da tiết bã.

Lưu ý: Cứt trâu sẽ ngày  càng phát triển hoặc trở lên nghiêm trọng hơn khi các mẹ không thường xuyên tắm rửa, gội đầu cho con. Khi đó các vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển hơn.

5. Do nấm Malassezia: Đây là một loại nấm xuất hiện khi vấn đề cứt trâu ở bé trở nên nghiêm trọng. Trong trường hợp này, mẹ hãy đưa con đi khám ngay lập tức và làm theo những chỉ định của bác sĩ.

Làm sao để chữa dứt điểm cứt trâu cho bé?

Để tránh cho cứt trâu trên đầu bé ngày càng phát triển khiến, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau giúp loại bỏ cứt trâu trên đầu bé một cách an toàn. Dưới đây là một số biện pháp mà các mẹ có thể áp dụng cho con:

Gội đầu sạch sẽ

Giữ da đầu sạch sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề này, vì gội đầu sẽ rửa sạch dầu thừa trên da đầu bé, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm sữa tắm gội có tác dụng làm sạch cứt trâu nhanh chóng, các mẹ có thể tham khảo để dùng cho con. Tuy nhiên, da của bé còn rất non yếu và dễ bị dị ứng, vì thếmẹ chỉ nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ, với các thành phần tự nhiên lành tính.

Lưu ý:

  • Mẹ không nên sử dụng dầu gội của người lớn, dầu gội có tính tẩy rửa mạnh để gội đầu cho trẻ. Chú ý, tránh để dầu gội, sữa tắm dính vào mắt bé.
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng da đầu của bé, dùng khăn sữa nhỏ để gội đầu cho con, đừng cố gắng cào gãi mạnh da đầu của bé.
  • Nên tắm cho trẻ sơ sinh trong phòng kín gió, trước khi tắm, mẹ nên đóng kín các cửa sổ, bật bình nóng lạnh, dùng vòi hoa sen để phun nước ấm ra sàn nhà, giúp tăng nhiệt độ trong phòng tắm. Nước tắm cho bé nên có nhiệt độ phù hợp ở mức 35 – 38 độ C. Mẹ có thể dùng cùi chỏ tay hoặc nhiệt kế để đo nước tắm.
  • Tuyệt đối không tắm gội cho bé quá lâu, ngâm nước trong thời gian dài con dễ bị cảm lạnh, thời gian tắm chỉ nên dưới 5 phút. Sau khi tắm xong, mẹ lau khô cơ thể bé và nhanh chóng mặc quần áo cho con.
  • Mỗi ngày không được gội đầu quá 1 lần, việc này có thể khiến da đầu trẻ bị khô khiến cứ trâu xuất hiện nhiều hơn.

Chải tóc cho trẻ sơ sinh chưa cứt trâu

Sau khi gội sạch tóc và da đầu cho bé, bạn có thể nhẹ nhàng chải tóc cho bé bằng cây lược mềm dành cho trẻ sơ sinh. Lúc này, các vảy không còn bám chặt vào da đầu nên dễ bong ra hơn. Bạn có thể chọn mua những loại lược chuyên biệt để trải cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Nếu không, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng mới và chải nhẹ nhàng cho bé.

Cách thực hiện:

  • Bạn nên dùng lược chải theo một hướng, khi chải tóc cho con.
  • Chải nhẹ nhàng, không cố cào, gãi vùng da bị cứt trâu, có thể thực hiện khi tóc khô.
  • Chỉ chải 1 lần/ngày. Nếu da đầu trở nên đỏ hoặc kích ứng, bạn nên giảm tần suất chải tóc lại.

Bôi dầu

Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm dầu bôi nào, các mẹ có thể tìm hiểu trước về sản phẩm trên mạng hoặc có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số loại thường được các mẹ sử dụng như vaseline, dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân,…

Việc sử dụng dầu khiến cho lớp cứt trâu không bám dính vào da đầu, vừa nuôi dưỡng da tại vị trí bị ảnh hưởng. Trước khi bạn dùng bất kỳ  sản phẩm nào cho bé, hãy  lấy một lượng nhỏ bôi thử nên vùng da đầu bé bị cứt trâu xem sản phẩm trên có gây kích ứng da hay không nhé.

Cách thực hiện:

  • Bôi một lớp dầu mỏng lên da đầu.
  • Nhẹ nhàng massage vùng bôi dầu trong khoảng 1 phút.
  • Nếu con bạn vẫn còn thóp trên đầu, thì hãy cẩn thận khi xoa dầu tại khu vực thóp của bé.
  • Mẹ nên giữ nguyên tình trạng này trong 15 phút, để dầu ngấm trên da đầu giúp làm mềm vảy cứt trâu.
  • Gội đầu lại cho bé với dầu gội nhẹ dịu, xả sạch với nước rồi giúp con thấm khô ngay da đầu bằng một chiếc khăn sạch, mềm.
  • Bạn có thể sử dụng phương pháp này 1 lần/ngày. Miễn là con bạn không bị dị ứng với đầu. Đây là một phương pháp an toàn cho bé.

Dùng nước ấm loại bỏ cứt trâu cho bé

Nước ấm không chỉ có tác dụng làm mềm nhanh những mảng cứt trâu trên da đầu của bé mà còn giúp bé làm sạch da, thoải mãi, thư giãn. Kết hợp gội đầu với dầu gội dành riêng cho trẻ nhỏ có thể làm tăng hiệu quả chữa cứt trâu cho bé, Tuy nhiên, không nên áp dụng thường xuyên, dễ khiến da bé trở nên nhạy cảm và khô hơn.

Cách thực hiện:

Mẹ hãy chuẩn bị một chậu nước ấm. Sau đó, dùng khăn xô thấm nên vùng da bé bị cứt trâu. Mẹ nhớ là phải thực hiện một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng nhé không nên chà xát, tác động mạnh vì như vậy có thể khiến da bé bị tổn thương.

Khi mẹ thấy mảng bám trên đầu con mềm hoặc bong ra, bạn có thể sử dụng lược chải theo một hướng để loại bỏ những mảng bám trên.

Sau đó mẹ gội đầu lại với dầu và lau khô cho bé.

Dùng tinh dầu kháng khuẩn để loại bỏ cứt trâu

Trước khi dùng loại tinh dầu nào bạn nên tìm hiểu hoặc nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết. Sử dụng tinh dầu kháng khuẩn có thể giúp chống lại sự xâm nhập và gây hại của nấm men gây viêm da đầu. Một số loại tinh dầu được các mẹ sử dụng nhiều cho con như tinh dầu chanh, tinh dầu phong lữ.

Cách thực hiện:

  • Mẹ lấy một lượng tinh dầu nhỏ ra lòng bàn tay rồi bôi lên đầu cho bé.
  • Massage nhẹ nhàng da đầu của bé trong khoảng 60s.
  • Mẹ nên để 15 phút để tinh dầu ngấm trên da đầu và giúp làm mềm vảy cứt trâu.
  • Sau đó bạn có thể dùng lược để chải cứt trâu trên đầu bé vì như vậy có thể khiến lượng cứt trâu trên đầu bé bị bong ra.
  • Gội đầu lại cho bé với dầu gội, xả sạch với nước rồi giúp con thấm khô ngay da đầu bằng một chiếc khăn sạch, mềm.
  • Bôi thuốc chữa cứt trâu cho bé: Trong trường hợp da đầu trẻ sơ sinh bị viêm nặng bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng một số loại kem có tác dụng kháng nấm để ngăn chặn viêm nhiễm.

Trên đây là một số cách xử lý khi bé bị cứt trâu. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giúp da đầu bé nhanh sạch nhé.

Fons Care Baby – giúp bé sạch da, mượt tóc, nhanh hết cứt trâu

Sữa tắm gội Fons Care Baby là dòng sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm La Fon Việt Nam chuyên dùng để tắm gội cho bé. Sản phẩm có sự kết hợp hai trong một, được sử dụng cả tắm và gội cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, với chiết xuất từ 18 loại thảo dược tự nhiên, sữa tắm Fons Care Baby giúp làm sạch nhẹ nhàng, giữ ẩm cho làn da nhạy cảm của bé.

Thành phần:

Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

Thành phần của sữa tắm gội Fons Care Baby được chiết xuất từ các loại thảo dược Việt Nam, có chất lượng cao, hoàn toàn không có tạp chất.  Những loại thảo dược này từ lâu đã được các bà các mẹ lựa chọn để làm lá tắm cho em bé theo kinh nghiệm dân gian.

Fons Care Baby sử dụng một loại “xà phòng thiên nhiên” có tên là SAPONIN trong chiết xuất trái bồ hòn, bồ kết.

Saponin là một dạng glucosides tự nhiên có đặc tính tạo bọt. Vì thế, khi từng giọt sữa tắm hòa vào nước, thoa lên da của trẻ, Saponin sẽ phát huy tác dụng làm giảm sức căng bề mặt tạo ra bọt. Nó nhũ hóa các phân tử dầu thừa được tiết ra từ các tuyến bã nhờn, hòa tan các chất bẩn, cứt trâu trên da đầu, trả lại cho bé mái tóc mượt mà, sạch sẽ mà hoàn toàn không làm khô da, kích ứng da. Không chỉ vậy, Saponin trong sữa tắm gội Fons Care Baby còn có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn trên da đầu, giúp ngăn ngừa tình trạng gàu và ngứa đầu hiệu quả.

Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.

Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng XEM TẠI ĐÂY

]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-cut-trau/feed/ 0
Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không? https://fonscare.vn/dung-fons-care-baby-co-het-cut-trau-khong/ https://fonscare.vn/dung-fons-care-baby-co-het-cut-trau-khong/#comments Tue, 15 Sep 2020 01:34:26 +0000 https://fonscare.vn/?p=991 Bé nhà mình được gần 3 tháng tuổi. Mình thấy trên đầu bé xuất hiện những mảng màu đen, đóng vảy mà mọi người hay gọi là “cứt trâu” khiến bé rất khó chịu, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nóng bức. Cho mình hỏi sử dụng sữa tắm Fons Care Baby cho bé có hết cứt trâu không?

Mình thấy nhiều người giới thiệu dùng thử nhưng vẫn còn băn khoăn. Mong chuyên gia giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn!

(Đỗ Thu Hà, Nam Định)

Thân chào Thu Hà!

Trước tiên, fonscare.vn xin gửi lời cảm ơn vì bạn đã dành thời gian tìm hiểu và gửi câu hỏi cho chúng tôi trong chuyên mục Hỏi- Đáp tuần này. Để giải đáp thắc mắc: Dùng Fons Care Baby cho bé tắm gội có hết cứt trâu không? Fonscare.vn xin được trả lời như sau:

“ Cứt trâu” là gì?

“Cứt trâu” là tên gọi phổ biến mà các bà các mẹ dùng để gọi những vảy đen và trắng trên đầu của trẻ nhỏ. Theo một nghiên cứu mới nhất của các bác sĩ Hoa Kỳ, khoảng 10% các bé trai và 9,5% các bé gái sinh ra sẽ bị cứt trâu.

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết trong vòng 3 tháng đầu đời của con. Trong một số trường hợp, cứt trâu vẫn còn xuất hiện ở những bé từ 3 đến 4 tuổi. Các mẹ đừng lo lắng nếu con mình nằm trong trường hợp đặc biệt này, bởi thực tế cứt trâu không gây hại đến sức khỏe của con.

Dấu hiệu nhận biết bé bị cứt trâu

  • Đầu bé đóng vảy thành từng mảng: Đây là dấu hiệu phố biến nhất giúp mẹ nhận biết được con mình đang có cứt trâu. Những vảy này có màu đen, hoặc trắng, trông giống như vảy cả và bám chặt vào da đầu của con. Đặc biệt là khu vực trên thóp bé.
  • Xuất hiện những vệt đỏ như bị dị ứng trên đầu bé: Đây cũng là một dấu hiệu báo cho mẹ biết là bé đang gặp vấn đề về cứt trâu. Tuy nhiên, nó không đơn thuần là vảy bám trên da đầu nữa mà đã xuất hiện những vết đỏ như bị dị ứng. Trong trường hợp này mẹ hãy đưa con đi khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bé tỏ ra khó chịu và quấy khóc liên tục: Không phải tự nhiên mà một đứa trẻ sử dụng tiếng khóc của mình để giao tiếp với bố mẹ. Khi con khóc không phải vì đói, vì bỉm ướt, vì nóng, lạnh thì chắc chắn là con đang khó chịu vì đau đớn. Mẹ hãy kiểm tra cơ thể con xem con đang bị đau ở đâu? Lí do gì khiến con quấy khóc liên tục như vậy?
  • Khu vực chân mày hoặc mang tai có hiện tượng đóng vảy: Bình thường, cứt trâu chỉ bám trên đầu bé là chủ yếu. Tuy nhiên, ở một số em bé khác, cứt trâu cũng có thể bám xung quanh chân mày hoặc mang tai thành những vảy màu trắng đục, nứt nẻ khiến bé cảm thấy khó chịu.

Đây đều là những dấu hiệu xuất hiện phổ biến nếu bé nhà bạn bị cứt trâu. Vậy nguyên nhân vì sao bé lại gặp tình trạng này, các mẹ hãy tiếp tục đọc những thông tin được đề cập bên dưới nhé.

Vì sao bé bị “cứt trâu”?

Nhiều người lầm tưởng rằng, việc con bị cứt trâu là do mẹ không tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho con khiến con bị bẩn. Số khác lại cho rằng đây là một căn bệnh ở trẻ nhỏ như: dị ứng, nhiễm trùng… Tất cả nguyên nhân trên đều không đúng. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ chuyên gia nào đưa ra được nguyên nhân chính xác về hiện tượng cứt trâu trên da đầu của trẻ nhỏ.

Sau khi tìm hiểu ở rất nhiều nguồn tin cậy, fonscare.vn xin đưa ra một số yếu tố nguy cơ như sau:

Tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh

Đây có thể được coi là lí do chính dẫn đến hiện tượng xuất hiện cứt trâu trên đầu bé. Khi tuyến bã nhờn được tiết ra quá nhiều, nó sẽ kết dính với các tế bào chết trên da đầu bé, sau đó tạo thành cứt trâu.

Vậy tuyến bã nhờn này bắt nguồn từ đâu?

  • Trong máu bé còn tồn tại nội tiết tố từ mẹ.
  • Các vitamin, khoáng tố và lượng biotin trong cơ thể bé không được hấp thụ hết do hệ thống tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu và vô cùng non nớt.
  • Việc mẹ không thường xuyên tắm gội, vệ sinh cho bé, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nắng nóng cũng làm các bã nhờn trên da con kết dính, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn xâm nhập.

Có thể do nấm Malassezia

Đây là một loại nấm xuất hiện khi vấn đề cứt trâu ở bé trở nên nghiêm trọng. Trong trường hợp này, mẹ hãy đưa con đi khám ngay lập tức và làm theo những chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng sữa tắm gội Fons Care Baby, bé có hết “cứt trâu” không?

Sữa tắm gội Fons Care Baby là dòng sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm La Fon Việt Nam chuyên dùng để tắm gội cho bé. Sản phẩm có sự kết hợp hai trong một, được sử dụng cả tắm và gội cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, với chiết xuất từ 18 loại thảo dược tự nhiên, sữa tắm Fons Care Baby giúp làm sạch nhẹ nhàng, giữ ẩm cho làn da nhạy cảm của bé.

Thành phần:

Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

Thành phần của sữa tắm gội Fons Care Baby được chiết xuất từ các loại thảo dược Việt Nam, có chất lượng cao, hoàn toàn không có tạp chất.  Những loại thảo dược này từ lâu đã được các bà các mẹ lựa chọn để làm lá tắm cho em bé theo kinh nghiệm dân gian.

Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.

Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.

Bé có hết cứt trâu khi dùng Fons Care Baby  hay không?

Fons Care Baby sử dụng một loại “xà phòng thiên nhiên” có tên là SAPONIN trong chiết xuất trái bồ hòn, bồ kết.

Saponin là một dạng glucosides tự nhiên có đặc tính tạo bọt. Vì thế, khi từng giọt sữa tắm hòa vào nước, thoa lên da của trẻ, Saponin sẽ phát huy tác dụng làm giảm sức căng bề mặt tạo ra bọt. Nó nhũ hóa các phân tử dầu thừa được tiết ra từ các tuyến bã nhờn, hòa tan các chất bẩn, cứt trâu trên da đầu, trả lại cho bé mái tóc mượt mà, sạch sẽ mà hoàn toàn không làm khô da, kích ứng da. Không chỉ vậy, Saponin trong sữa tắm gội Fons Care Baby còn có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn trên da đầu, giúp ngăn ngừa tình trạng gàu và ngứa đầu hiệu quả.

Fons Care Baby còn có ưu điểm nổi trội nào khác?

Ngoài công dụng làm sạch giống như bất kì một loại sữa tắm, dầu gội nào khác. Fons Care Baby còn có những ưu điểm thực sự nổi bật, mà các bà mẹ nên quan tâm.

Trong thành phần của sữa tắm gội Fons Care Baby có các tinh chất từ: lá trầu không, lá chè xanh, cỏ mần trầu, quả mướp đắng…có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Trong trường hợp bé nhà bạn đang bị các vấn đề về da như: rôm sảy do thời tiết nóng bức, hăm da vì đóng bỉm cả ngày, thủy đậu, kê sữa… thì mẹ hãy dùng sữa tắm gội Fons Care Baby cho bé để giúp cho các tổn thương trên da nhanh lành lại. Chỉ cần 5-10ml sữa tắm, mẹ thoa trực tiếp lên vùng mẩn ngứa ở da con, sau đó tắm gội nhẹ nhàng bằng nước ấm hằng ngày, tổn thương sẽ dần biến mất. Đây chính là điểm đáng nói của sản phẩm sữa tắm Fons Care Baby so với các loại sữa tắm thông thường khác.

Vào mùa lạnh, việc tắm cho bé được các mẹ bỉm sữa đặc biệt quan tâm, làm sao để vừa tắm sạch mà lại vừa giữ ấm cơ thể cho bé, không để bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Chính vì hiểu được nỗi băn khoăn này, các dược sĩ, bác sĩ bào chế Fons Care Baby đã thêm chiết xuất gừng ấm vào thành phần của sản phẩm, giúp phòng ngừa cảm mạo, hạn chế ốm vặt, xua đuổi côn trùng tấn công làn da của bé. Vì vậy, khi có Fons Care Baby, mẹ sẽ không phải lo lắng đến chuyện tắm gội cho con mỗi lần thời tiết thay đổi. Trong quá trình tắm cho bé, mẹ nên kết hợp massage nhẹ nhàng trên da của con, điều này sẽ giúp tinh chất gừng lan tỏa và phát huy tác dụng tốt hơn, giúp bé có giấc ngủ ngon, an lành.

Đọc thêm: 7 tiêu chí nhất định mẹ phải biết khi chọn mua sữa tắm cho bé sơ sinh

Mẹo nhỏ để loại trừ “cứt trâu” cho bé

1. Gội đầu sạch sẽ cho bé

Đây được coi là biện pháp làm sạch da đầu đơn giản nhất cho trẻ, giúp các nang lông trên da đầu bé được thông thoáng hơn. Các bã nhờn tiết ra sẽ được làm sạch, không bị bết dính lại, vì thế vi khuẩn sẽ không có cơ hội bám lại trên da đầu bé. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý rằng không nên gội đầu quá 1 lần/ngày cho con. Điều này vô tình khiến da đầu con bị khô, làm cứt trâu xuất hiện nhiều hơn.

Trong dân gian, nhiều người thường nấu nước chè mạn tắm cho bé để loại bỏ cứt trâu, mẹ có thể tham khảo để áp dụng tại nhà cho bé.

2. Chải tóc cho bé

Sau khi gội đầu cho bé, mẹ có thể làm giảm cứt trâu bằng cách chải đầu cho con. Sử dụng một chiếc lược nhỏ, mềm nhẹ nhàng chải tóc bé theo một hướng nhất định.

Khi chải đầu cho bé, các mẹ lưu ý không nên chải quá mạnh, không cố cào để cứt trâu bong ra. Điều này gây hại đến da đầu bé, khiến con bị đau hoặc bị trầy xước.

3. Tránh đội mũ nhiều trong thời tiết nắng nóng

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý về nhiệt độ môi trường. Nếu thời tiết đang là mùa hè nắng nóng, mẹ hãy hạn chế đội mũ kín cho con.

Ở trẻ sơ sinh, phần chóp đầu là nơi tỏa nhiệt nhiều nhất trên cơ thể. Nếu đội mũ trong thời gian dài, nhiệt khó thoát ra môi trường cũng là nguyên nhân khiến bã nhờn, mồ hôi tiết ra nhiều tạo ra cứt trâu trên da đầu bé.

Mọi thông tin trong bài viết đã giải đáp thắc mắc câu hỏi của mẹ Thu Hà: “Dùng sữa tắm Fons Care Baby có hết cứt trâu không?” Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa nắm được những kiến thức hữu ích để giúp bé làm sạch cứt trâu trên da đầu. Mọi thông tin cần giải đáp, các mẹ hãy để lại comment bên dưới để các chuyên gia tư vấn sớm nhất nhé !

Xem thêm những câu hỏi khác:

]]>
https://fonscare.vn/dung-fons-care-baby-co-het-cut-trau-khong/feed/ 2