Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Wed, 10 Aug 2022 08:03:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Cách làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả https://fonscare.vn/cach-lam-rung-long-mang-cho-tre/ https://fonscare.vn/cach-lam-rung-long-mang-cho-tre/#respond Tue, 11 Jan 2022 04:20:42 +0000 https://fonscare.vn/?p=6250 Trẻ con mới sinh ra thường cơ một lớp lông tơ hay còn gọi là lông măng, lông cáy để bảo vệ làn da. Tuy nhiên, lớp lông này quá dày có thể khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể khiến da bé bị viêm. Do vậy, các mẹ có thể áp dụng các cách làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả tại nhà. Dưới đây là những phương pháp vô cùng hiệu quả cho bé và dễ dàng thực hiện cho mẹ.

Lông măng ở trẻ sơ sinh từ đâu?

Lông măng hay còn gọi là lông tơ, lông cáy, lông đẹn… thường xuất hiện vào tuần 18 và 20 của thai kì. Lớp lông măng giúp giữ ấm trẻ trong tử cung của người mẹ, bảo vệ làn da trẻ trước những tổn thương của nước ối. Hơn nữa, khi còn trong bụng mẹ, sự di chuyển của lông măng giúp kích thích sự phát triển của trẻ.

Sau khi chào đời, lớp lông măng này vẫn chưa rụng hết, tập trung nhiều ở lưng, vai, trán, mặt và một số trẻ sơ sinh tập trung nhiều ở vùng tai. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và hốt hoảng vì điều này. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo vì thông thường lớp lông măng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ và sẽ tự biến mất khi trẻ được 1 tuổi, trong một vài trường hợp có thể kéo dài đến 2 -3 năm.

Lông măng ở trẻ sơ sinh có tự rụng không?

Một số trẻ sau khi sinh còn lại rất ít lông do lông măng đã rụng gần như hoàn toàn khi cong trong bụng mẹ. Tuy nhiên, một số trẻ thì khi sinh ra vẫn còn nguyên bộ lông này, khoảng 1 – 3 năm thì lông tơ sẽ tự rụng hết mà không cần tới bất kỳ một tác động nào.

Một số nguyên nhân khiến trẻ không tự rụng lông măng như thiếu một số enzym nhất định, lượng natri trong cơ thể thấp khiến cho lông tơ không tự rụng được. Trong trường hợp đặc biệt khác, lông măng của trẻ không rụng bớt mà còn mọc dày và dài hơn do mắc phải tình trạng tăng sản thượng thận bẩm sinh. Bệnh lý này là kết quả của sự rối loạn hormon vỏ thượng thận do thiếu hụt một số enzym. Trong đó, sự giảm bất thường hormon aldosteron hoặc cortisol, khiên tăng bài tiết androgen, gây kích thích sự phát triển của lông và tóc.

Làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Lông măng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng lớp lông này đôi khi lại khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc. Mặt khác, lớp lông dày trên da bé đôi khi gây thiếu thẩm mỹ. Để loại bỏ lớp lông lông măng trên da bé, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây:

Tắm nước lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Lá trầu không là một loại lá rất dễ kiếm và hoàn toàn lành tính đối với làn da của trẻ sơ sinh. Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và chứa nhiều tinh dầu. Loại lá này có tính sát khuẩn rất cao, nấu loại lá này tắm cho bé có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng và chữa các bệnh ngoài da cho bé.

Cách chế biến nước tắm lá trầu không cho bé vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch, vò nát và xay nhuyễn, có thể kết hợp cùng 1 quả cau nhỏ, cho vào nồi, thêm nước sạch và đun sôi.
  • Bước 2: Mẹ lấy phần nước sôi pha thêm nước lạnh để tắm cho bé, mẹ cần đảm bảo nhiệt độ nước đạt 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm, lau nhẹ nhàng những vùng có nhiều lông măng. Để khử mùi trầu không, mẹ có thể dùng chanh tươi và nước ấm để tráng lại người cho bé. Tắm cho bé bằng nước lá trầu không hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tắm cho trẻ bằng lá đậu ván

Đậu ván không chỉ biết đến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng tẩy lông măng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố mẹ nên chọn những lá đậu có kích thước vừa phải, không quá non, có màu xanh tự nhiên để tắm cho trẻ rồi đem rửa sạch.
  • Bước 2: Chế thêm nước sạch và đun sôi trong khoảng 7 – 10 phút. Mẹ lấy phần nước sôi hòa thêm cùng nước lạnh để tắm cho trẻ, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm trẻ luôn đạt 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Dùng tay miết nhẹ trên da bé thì lông măng sẽ rụng đi đáng kể
  • Bước 4: Sau khi tắm xong cho bé với nước lá đậu ván, mẹ có thể dùng nước ấm để tráng lại người cho bé.

Một tuần, mẹ nên tắm cho bé 2 -3 lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá vông

Lá vông có tính kháng khuẩn và loại bỏ rất tốt bã nhờn trên da, vì thế loại lá này thường được các mẹ lựa chọn để tắm cho bé sơ sinh giúp làm rụng lông măng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bố mẹ lấy một ít lá vông rửa sạch, cho thêm 1 ít nước rồi đun sôi và để nguội.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm thấm nước và chà nhẹ nhàng lên những vùng da có lông măng ở trẻ.

Mẹ thực hiện cho bé hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tắm cho bé bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, giàu vitamin và chất kháng sinh giúp chống lại các chất kích thích mọc lông nên đem lại hiệu quả cao trong việc làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh. Cây nhọ nồi mọc nhiều ở các bờ ruộng, kênh mương nên rất dễ tìm và không gây bất kỳ kích ứng nào cho da bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Giã nát một nắm cây cỏ mực với nước, lọc lấy nước cốt
  • Bước 2: Mẹ dùng khăn bông mềm thấm nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng da có lông măng của trẻ.
  • Bước 3: Chờ khoảng 20 – 30 phút cho hoạt chất ngấm vào da rồi tắm lại cho bé bằng nước ấm.

Xem thêm: Mẹ nên tắm gì cho trẻ để lông măng nhanh rụng?

Một số cách khác để làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh các biện pháp làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh bằng các biện pháp dân gian, mẹ có thể áp dụng 4 cách sau đây để làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh:

Massage cho bé bằng dầu oliu. Trước khi tắm, mẹ bôi một lớp dầu oliu mỏng lên da bé và massage nhẹ nhàng cho bé. Cách này ngoài tác dụng giúp lông tơ trên da bé biến mất mà còn mang lại cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Tắm cho trẻ bằng hỗn hợp sữa và bột nghệ. Mẹ làm cách này cho bé khoảng 2 – 3 lần/ tuần có thể giúp làm rụng lông măng cho bé rất tốt. Tuy nhiên, khi tắm cho bé với hỗn hợp này, mẹ cần cẩn thận để tránh bột nghệ dính vào mắt và miệng trẻ.

Tắm với bột mì. Tránh chà xát mạnh lên da bé khiến bé bị đau khi tiếp xúc trực tiếp bột mì với lông.

Tắm cho bé với hỗn hợp bột đậu lăng, hạnh nhân và sữa. Hỗn hợp này ngoài tác dụng loại bỏ lông măng còn làm da bé sáng và mịn hơn.

Lưu ý khi làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh

Khi tắm cho bé bằng các loại lá để làm rụng lông măng, mẹ nên chú ý đến nguồn gốc của các loại lá. Các nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước khi nấu nước lá tắm cho bé, mẹ nên ngâm lá với nước muối từ 5 – 7 phút để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn bám trên lá. Mẹ phải đảm bảo nguyên liệu sạch, không có chứa hóa chất mới được dùng để tắm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến tỷ lệ nước và tỷ lệ lá để đạt hiệu quả cao nhất.

Da trẻ sơ sinh còn rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy mẹ không nên dùng nhíp để nhổ hay cạo lông măng để tránh trường hợp gây viêm da cho bé.

Nếu thấy lông măng mọc từng nhúm ở lưng, đặc biệt là dọc vùng xương sống thì mẹ tuyết đối không được chủ quan,nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám vì rất có thể bé đang có những bất thường về thần kinh.

Bài viết trên đây cung cấp kiến thức cho mẹ về các cách làm rụng lông măng cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà. Hy vọng qua bài viết này mẹ nắm được những mẹo nhỏ này để lông măng ở trẻ sơ sinh rụng hết vừa an toàn lại hiệu quả.

 

]]>
https://fonscare.vn/cach-lam-rung-long-mang-cho-tre/feed/ 0
Mẹ nên tắm gì cho trẻ để lông măng nhanh rụng? https://fonscare.vn/tam-gi-de-long-mang-nhanh-rung/ https://fonscare.vn/tam-gi-de-long-mang-nhanh-rung/#respond Thu, 03 Dec 2020 11:27:22 +0000 https://fonscare.vn/?p=1823 Trong dân gian, nhiều người thường sử dụng các loại thảo dược nấu nước tắm cho con, để loại trừ rôm sảy, mẩn ngứa. Một số loại lá tắm còn có tác dụng làm mát da, giúp lông măng nhanh rụng. Mời các mẹ theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Lông măng ở trẻ sơ sinh là gì?

Lông măng ở trẻ sơ sinh được hình thành từ tuần 18 – 20 của thai kỳ. Sau đó, lông măng phát triển nhanh trên cơ thể của bé. Lớp lông này có tác dụng bảo vệ làn da của bé tránh khỏi những tác động của nước ối gây ra. Thường thì lớp lông này sẽ rụng gần hết vào cuối của kỳ thai sản. Tuy nhiên, nhiều bé sinh ra cũng có thể vẫn còn lông măng trên người. Sau 1 tuổi, lông măng gần như sẽ biến mất hoàn toàn, chỉ có một số rất ít trường hợp lông măng tồn tại lâu hơn, khi bé lên 2 – 3 tuổi. Tuy nhiên, các mẹ không cần lo lắng nhé vì lớp lông này không ảnh hưởng gì đến sự phát triển và sức khỏe của bé.

2. Tắm lá gì để rụng lông măng ở trẻ sơ sinh?

Theo kinh nghiệm dân gian để giúp lông măng nhanh rụng, mẹ có thể nấu các loại lá tắm để tắm cho bé, cụ thể là:

2.1.Tắm nước lá trầu không

Trầu không là một loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam. Loại lá này có vị cay nồng, mùi thơm. Trong lá trầu có thành phần kháng sinh tự nhiên, có tính sát khuẩn cao nên giúp chống viêm, trị ngứa da, rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả và nhanh chóng.

Cách tắm lá trầu không cho bé:

  • Mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá trầu và một quả cau còn tươi đem rửa sạch bằng nước. Sau đó, bạn có thể vò nát hoặc giã nát ra.
  • Nước sôi thì bạn cho lá trầu và cau vừa chuẩn bị vào nồi, bạn có thể cho thêm vài hạt muối trắng vào. Tiếp tục đun sôi dung dịch trên từ 5-10 phút cho các tinh chất của trầu xanh ngấm hết ra nước.
  • Mẹ có thể chuẩn bị một chiếc khăn xô để loại bỏ hết phần bã ra. Lấy nước lá trầu pha với nước lạnh sao cho nước tắm cho bé có nhiệt độ phù hợp từ 35-38 độ C.

Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  •  Mẹ có thể kiểm tra xem cơ thể của bé có kích ứng với nước lá tắm không bằng cách lấy một khăn mềm thấm nước tắm đó rồi thử lên da của bé. Nếu không thấy có phản ứng gì khác thường thì mẹ có thể tắm cho bé.
  • Trong quá trình tắm cho bé, mẹ hãy dùng khăn xô để lau sạch từng bộ phận trên cơ thể của bé. Chú ý, mẹ phải thực hiện một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng nhé. Không chà xát mạnh lên da của bé vì như vậy có thể gây tổn thương da của bé
  • Sau khi tắm xong cho bé bằng nước lá trầu không, mẹ hãy tắm lại cho bé bằng nước ấm để loại bỏ cặn lá còn dính trên da của bé.
  • Tắm xong mẹ lau khô cơ thể và nhanh chóng mặc quần áo cho bé.
  • Khi tắm cho bé mẹ phải cẩn thận, tránh để nước tắm chảy vào mắt của con.
  • Chỉ tắm cho bé 2-  3lần/tuần. 

2.2. Tắm nước lá vông

Cây vông được trồng rộng rãi ở mọi nơi, để che mát. Lá vông có tác dụng chữa mất ngủ hay bệnh về phong thấp. Ngoài ra, các mẹ thường tắm cho bé bằng nước lá vông để giúp bé có làn da sạch sẽ, mát da, mát thịt mà lại nhanh rụng hết lông măng.

Cách tắm lá vông cho bé:

  • Lá vông lấy về mẹ rửa sạch với nước, ngâm qua nước muối để tránh các bụi bẩn bám trên lá.
  • Cho lá vông vào nồi đun sôi khoảng 7-10 phút, khi nào nước ngả sang màu xanh đậm thì bạn tắt bếp.
  • Lấy một khăn xô lọc bỏ hết phần bã, sau đó đổ nước lá vông vào chậu pha với với nước sạch sao cho nhiệt độ phù hợp để tắm cho bé.

Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Nước tắm cho con khoảng từ 35-38 độ C. Để con quen dần với nước, mẹ có thể đặt bé từ từ ngồi xuống chậu tắm để cơ thể của con thích ứng dần với nhiệt độ của nước.
  • Mỗi bé có cơ địa khác nhau, không phải bé nào cũng hợp với tắm vông. Vì vậy, trước khi tắm mẹ có thể thoa một ít nước lá vông nên phần mu da tay của con, đợi khoảng 1h xem con có phản ứng gì bất thường như: Nổi mẩn, ngứa,… hay không thì mới được tắm cho bé.
  • Khi tắm mẹ cần lấy khăn mềm lau nhẹ từng bộ phận của bé, đặc biệt là các vùng da dễ bị hăm như: nách, cổ, bẹn,…Nếu móng tay của mẹ dài mẹ có thể cắt ngắn móng tay để tránh tình trạng mẹ không may cào vào da của bé gây trầy xước vì da của bé còn rất nhạy cảm và mỏng.
  • Khi tắm với nước lá vông xong, mẹ nên tráng lại người cho bé bằng nước sạch khác để trôi hết các lá cặn lá vông còn sót lại trên người bé.
  • Sau khi tắm xong mẹ hãy lấy khăn mềm to để ủ ấm và lau người cho con. Sau đó mặc nhanh quần áo để giữ ấm cơ thể cho con.
  •  Để tránh phản tác dụng của phương pháp này các mẹ có thể sử dụng cách ngày hoặc một tuần chỉ thực hiện 2-3 lần.

2.3. Tắm nước cây cỏ mực cho bé

Cây cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi. Loại cây này khi giã nát lọc lấy nước có màu đen nên được gọi là cây cỏ mực. Cây cỏ mực là loại cây mọc hoang mọc nhiều ở mương nước, bờ ruộng nên rất dễ tìm thấy.

Trong dân gian thường sử dụng cây cỏ mực tắm cho bé để trị lông măng vì trong lá cây cỏ mực có chứa nhiều tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten, … Các hợp chất này có khả năng làm rụng lông ở trẻ một cách tự nhiên mà không gây ảnh hưởng gì đến làn da của bé.

Cách tắm lá cây cỏ mực cho bé:

  • Mẹ hãy lấy một nắm lá cỏ mực rửa thật sạch với nước cho hết cát và bụi bẩn.
  • Giã nát cỏ mực, sau đó cho vào nước đun sôi tầm 7-10 phút.
  • Mẹ lấy một chiếc khăn xô loại bỏ hết phần bã. Lấy nước lá cỏ mực hòa với nước lạnh sao cho nhiệt độ phù hợp với da của bé.

Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Cây cỏ mực để tắm cho con phải đảm bảo sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu. Vì cây cỏ mực hay mọc nhiều ở bờ ruộng nên các mẹ lấy cây này phải biết rõ được nguồn gốc của cây.
  • Mẹ chỉ áp dụng tắm cho trẻ sơ sinh khi đã rụng rốn để tránh trường hợp nhiễm trùng.
  • Trong quá trình tắm cho bé, mẹ có thể vừa chấm vừa lăn tròn tròn. Như vậy, sẽ giúp loại bỏ lông măng trên người bé được nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, không nên làm mạnh tay vì như vậy có thể làm cho da bé bị tổn thương hoặc xước.
  • Tắm lại cho bé với nước lọc ấm, để loại bỏ được lớp lông rụng trong quá trình mẹ chấm cho bé.
  • Sau khi tắm xong mẹ dùng khăn xô lau người cho con. Sau đó mặc quần áo nhanh cho bé.

2.4. Tắm nước lá cây đậu ván

Lá cây đậu ván có chứa nhiều chất thanh nhiệt, chất khoáng giúp giải độc tốt, giúp mát da. Đây chính là lí do mà các mẹ thường lấy lá cây đậu ván để trị lông măng và rôm sảy cho bé.

Cách tắm lá cây đậu ván cho bé:

  • Mẹ hãy chọn một nắm lá đậu ván có kích cỡ không quá nhỏ nhưng cũng không được quá lớn. Sau đó, đem rửa sạch với nước để loại bỏ hoàn bụi bẩn, đất cát.
  • Cho lá đậu ván vào nước đun sôi tầm 5-7 phút, đợi khi nào nước đổi sang màu xanh sẫm thì tắt bếp.
  • Dùng khăn xô loại bỏ hết lá. Sau đó đổ nước lá đậu ván vào chậu pha với với nước sạch sao cho nhiệt độ phù hợp để tắm cho bé.

Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Lá đậu ván phải đảm bảo sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo lá không bị phun thuốc trừ sâu hoặc có chức các hóa chất.
  • Khi đun nước lá tắm mẹ lên chú ý đến tỉ lệ giữa lá và nước để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Nước tắm cho bé phải đảm bảo nhiệt độ tắm phù hợp cho bé.
  • Tắm lại cho bé với nước lọc ấm để loại bỏ hết các lá còn bám trên cơ thể bé còn sót lại.

Lông măng là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh, nó cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nên cha mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ hãy thử áp dụng một trong những mẹo trên để giúp bé nhanh hết lông măng nhé. 

SỮA TẮM GỘI THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH, DỊU NHẸ

🌿 THÀNH PHẦN: 100% thảo dược, được chiết xuất từ 18 loại thảo dược:

Gừng, cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, chiết Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, chiết xuất Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.

🌿 CÔNG DỤNG:

Với thành phần từ thảo dược Sữa tắm gội FonsCare Baby nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa và bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngăn ngừa và làm sạch các mảng bám trên da đầu (cứt trâu) ở trẻ nhỏ.

🌿 CÁCH DÙNG:

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.

– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

– Người lớn mặc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.

⇒ Xem thêm lí do tại sao mẹ nên chọn Fons Care Baby cho bé

]]>
https://fonscare.vn/tam-gi-de-long-mang-nhanh-rung/feed/ 0
Lông măng ở trẻ sơ sinh là gì? Có ảnh hưởng gì không? https://fonscare.vn/long-mang-o-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/long-mang-o-tre-so-sinh/#respond Thu, 03 Dec 2020 08:34:29 +0000 https://fonscare.vn/?p=1756 Đa phần trẻ sơ sinh đều có lông tơ, lông măng từ khi mới lọt lòng, chỉ khác nhau về mức độ nhiều hay ít đối với từng bé.Vậy có bao giờ mẹ thắc mắc vì sao trẻ sinh ra lại có lông măng, liệu chúng có tự rụng đi không? Lớp lông này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé? Mẹ hãy đọc tham khảo bài viết mà Fons care chia sẻ dưới đây.

1. Lông măng ở trẻ sơ sinh có từ khi nào?

Theo các nhà khoa học, lớp lông măng ở trẻ sơ sinh được hình thành từ tuần 18-20 của thai kỳ. Sau đó, lông măng phát triển nhanh trên cơ thể của bé. Lớp lông này có tác dụng bao bọc, bảo vệ làn da của bé, tránh khỏi những tổn thương mà nước ối có thể gây ra cho trẻ. Ngoài ra, lông măng còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Khi bé chào đời, lớp lông này vẫn chưa rụng hết, tập trung ở lưng, vai, trán, mặt, một số trẻ sơ sinh còn có cả ở vành tai. Thông thường, lớp lông này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ và sẽ tự biến mất khi trẻ được 1 tuổi hoặc có một số trường hợp có thể kéo dài đến 2-3 năm. 

2. Lông măng ở trẻ sơ sinh có tự rụng được không?

Cho tới khi bé được 1 tuổi thì lông măng sẽ rụng dần. Có một số trường hợp có thể kéo dài đến khi bé được 2-3 tuổi. Nếu bé nhà bạn có lớp lông ít, bạn chỉ cần chờ lông tự rụng. Trong khi chờ đợi, mẹ chỉ cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước sạch mà không cần dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Vì nếu dùng không đúng có thể khiến làn da của bé bị tổn thương, nhiễm trùng.

3. Lông măng ở trẻ sơ sinh – bình thường hay bất thường?

Khi bé chào đời vẫn có nhiều lông măng trên người, nên nhiều mẹ cho rằng lông măng khiến cho trẻ hay vặn mình, quấy khóc và khó ngủ. Nhưng điều này không chính xác, thực ra lông măng ở trẻ sơ sinh chỉ là một hiện tượng bình thường, qua một thời gian lông măng sẽ tự rụng hết. Bên cạnh đó, có một số trường hợp bé mọc nhiều lông măng là do di truyền từ bố mẹ hoặc do bẩm sinh.Tuy nhiên, lông măng ở trẻ trở lên bất thường khi chúng không tự rụng và gây ra tình trạng viêm da, rôm sảy, khiến trẻ ngứa ngáy. Nếu bố mẹ thấy bé có bất kỳ sự bất thường nào thì hãy cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn nhé.

4. Lông măng có ảnh hưởng gì không?

Với một số bé, ngay từ khi bé sinh ra đã có một lớp lông măng khá dày trên người, mặt và lưng. Lông măng mềm, mịn và có nhiều màu khác nhau tùy theo loại da của bé.

Nhiều mẹ có quan niệm cho rằng lông măng làm bé khó chịu nên gây ra hiện tượng vặn mình ở trẻ nhỏ nên phải loại bỏ nó bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu đây là quan niệm sai lầm của rất nhiều người. Trên thực tế, lông măng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé mà còn có rất nhiều tác dụng đối với trẻ sơ sinh:

Thứ nhất: Lông măng có tác dụng giữ ấm

Trong mấy tháng đầu của thai kỳ bé chưa có lớp mỡ dưới da, nên lớp lông măng này có tác dụng giữ ấm cho bé trong tử cung của người mẹ.

Thứ hai:  Lông măng có tác dụng bảo vệ da

Trong quá trình mang thai, em bé được bao quanh bởi túi ối trong suốt 9 tháng, điều đó có ảnh hưởng đến nhiệt độ  và lớp da mỏng manh của bé. Để bảo vệ bé được các tác động trên, em bé đã tiết ra một lớp chất gây trắng, nhờn gọi là vernix caseosa như sáp để bao bọc da và tạo một rào cản để bảo vệ bé khỏi tác động của chất lỏng. Bên cạnh đó, chất lanuga được sản sinh sẽ kết hợp với vernix sẽ giúp nó có thể giữ nguyên vị trí trên da. Nếu như lúc này không có lông để bám vào, vernix có thể trượt khỏi cơ thể bất kỳ lúc nào.

Khi con bạn được 40 tuần gần đến ngày dự sinh, khi đó bé sẽ có lanuga và vernix ít hơn. Vì vậy, bé sẽ ít được bảo vệ hơn trước tác động của việc trôi nổi trong nước ối. Chính vì vậy, bạn thường thấy các bé quá ngày dự sinh mà vẫn chưa ra đời thường có nhiều nếp nhăn, da bị bong tróc.

Thứ ba: Lông măng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển

Một số nghiên cứu cho rằng sự chuyển động của lông măng trên da của bé có vai trò trong việc giải phóng các hormone làm giảm sự căng thẳng và kích thích sự tăng trưởng của em bé trong bụng mẹ.

Lông măng thường xuất hiện trên da của bé vào khoản từ  tuần thứ 18-20 của thai kỳ. Nhưng khi em bé được 28 tuần thì lông măng mọc nhiều nhất. Sau đó, nó sẽ rụng dần vào tháng thứ bảy hoặc thứ tám của thai kỳ. Lông măng sẽ càng ngày càng ít đi khi bé gần đến ngày dự sinh. Lông măng sẽ rụng hết khi em bé được sinh đủ tháng, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Vì lí do này mà các trẻ sinh non thường có nhiều lông măng hơn là các bé được sinh đủ tháng.

Trong một số trường hợp em bé sinh ra mà cơ thể vẫn còn có nhiều lông măng thì nó sẽ tự rụng dần sau vài tuần sau sinh. Trước sau gì lớp lông này cũng sẽ tự biến mất và thay dần bằng một lớp lông khác mọc lên tương tự như lông măng nhưng mỏng hơn và mịn hơn. Lớp lông mới mọc này sẽ che phủ cơ thể em bé trong suốt thời thơ ấu.

Lông măng là một phần của quá trình phát triển cho trẻ sơ sinh nên bố mẹ không nên lo lắng. Tuy nhiên, sau khi em bé ra đời được vài tháng mà lớp lông này vẫn còn dày thì cha mẹ có thể dùng một số loại lá để tắm cho bé.

5. Các loại lá tắm giúp lông măng ở trẻ rụng nhanh chóng

5.1. Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Trầu không là một loại thực vật họ hồ tiêu, được trồng rộng rãi ở mọi miền đất nước. Loại lá này có vị cay nồng, thơm, có tính sát khuẩn cao có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng.

Cách thực hiện: Mẹ hãy giã nát lá trầu với một quả cau nhỏ. Sau đó, cho nước ấm vào pha loãng rồi dùng khăn xô mềm lau lên những vùng da nhiều lông măng. Tắm lại cho bé với nước ấm pha thêm quả chanh tươi để loại bỏ mùi lá trầu trên cơ thể bé.

5.2. Tắm cây cỏ mực cho trẻ sơ sinh

Cây cỏ mực hay còn được gọi là cây nhọ nồi. Loại cỏ này khi vò nát lọc lấy nước có màu đen như mực nên còn được gọi là cỏ mực. Cây cỏ mực mọc nhiều ở mương nước, bờ ruộng hoặc bờ ao

Theo y học hiện đại, cây cỏ mực có chứa nhiều tannin, tinh dầu có tác dụng làm rụng lông cho bé một cách tự nhiên mà không gây ảnh hưởng  cho làn da của trẻ.

Cách thực hiện: Bạn hãy lấy một nắm lá cỏ mực sau đó đem rửa sạch rồi vò kỹ bỏ vào nồi nước đun sôi tầm 3-5 phút. Pha nước đó với nước lạnh sao cho nhiệt độ nước còn từ 35-38 độ thì tắm cho bé. Sau khi, bạn tắm xong với nước cây cỏ mực thì tắm lại cho con bằng nước ấm.

5.3. Tắm cho bé bằng lá vông

Ngoài các lá tắm trên, lá vông cũng được nhiều bà mẹ dùng để tắm trị lông măng cho bé. Lá vông có tác dụng mát da, nhanh rụng hết lông măng.

Cách thực hiện: Lá vông sau khi hái mẹ rửa sạch bụi bẩn, vò nát sau đó đun với nước, sôi khoảng 3-5 phút thì mẹ pha với nước sao cho nhiệt độ nước tắm từ 35-38 độ thì tắm cho bé. Sau khi tắm với lá vông xong, mẹ có thể tráng lại người cho bé bằng nước ấm để rửa hết các nước lá còn sót lại trên cơ thể bé.

5.4. Tắm lá đậu ván cho trẻ sơ sinh

Trong lá đậu ván có chứa nhiều chất khoáng và chất thanh nhiệt nên có tác dụng chữa bệnh nóng trong chó bé, giải độc tốt. Do đó, rất nhiều mẹ dùng lá đậu ván để tắm chó trẻ sơ sinh để chữa lông măng và rôm sảy. Đây là phương pháp hoàn toàn tự nhiên mà mang lại tính hiệu quả cao, không tốn kém.

Các thực hiện: Mẹ lấy một nắm lá đậu ván, đem rửa sạch sau đó cho lá đậu ván vào nước đun sôi tầm 3-5 phút. Sau đó, bạn hãy bỏ bã chỉ lấy nước để tắm. Bạn hãy cho thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ phù hợp rồi tắm cho bé.

Bạn có thể áp dụng phương pháp này 2-3 tuần thì có thể loại bỏ được hết lông măng cho bé.

6. Những lưu ý khi tắm cho bé bằng các lá tắm

Trước khi tắm cho bé, các mẹ nên chọn lá tắm phù hợp và tốt cho trẻ sơ sinh nói chung. Tùy cơ địa của từng bé mà có thể bị phản ứng với các thành phần trong các loại lá. Vậy mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi tắm nước lá cho con:

  • Các lá tắm phải đảm bảo sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu.
  • Trước khi tắm cho bé bạn có thể kiểm tra xem da bé có phản ứng với nước đó không. Bằng cách, lấy một chút nước lá thoa lên một vùng da của bé, trước khi tắm toàn cơ thể cho bé.
  • Không lên chà xát mạnh khi tắm cho con vì như vậy sẽ khiến da của bé bị tổn thương.
  • Không nên lạm dụng vào các loại lá vì tắm nhiều có thể ảnh hưởng tới cấu tạo của da.

Hi vọng bài viết trên, giúp các mẹ có thêm những thông tin đầy đủ nhất về lông măng trên trẻ sơ sinh. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!

]]>
https://fonscare.vn/long-mang-o-tre-so-sinh/feed/ 0