Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Thu, 11 Aug 2022 02:49:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Trẻ sơ sinh bị mụn sữa bôi thuốc gì? https://fonscare.vn/thuoc-tri-mun-sua-cho-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/thuoc-tri-mun-sua-cho-tre-so-sinh/#comments Wed, 09 Dec 2020 13:15:26 +0000 https://fonscare.vn/?p=1851 Nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng khi con bị nổi nhiều mụn sữa chi chít ở mũi, má, trán. Để giúp cho mụn sữa nhanh hết liệu có nên dùng thuốc bôi hay không? Dùng loại nào phù hợp? Để biết giải đáp chi tiết, mẹ hãy theo dõi nội dung bên dưới đây nhé.

Mụn sữa là gì?

Mụn sữa hay còn được gọi là mụn trứng cá sơ sinh. Đây là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và nó chỉ mang tính chất tạm thời. Mụn sữa mọc nhiều ở má, cằm, trán và lưng ngay khi bé mới chào đời hoặc có thể sau vài tuần khi sinh.

Mụn sữa có thể mọc nhiều hoặc ít tùy theo cơ địa của từng bé. Tuy nhiên, chúng sẽ tự hết sau một vài tuần mà không cần dùng biện pháp chữa trị nào. Đa phần, khi trẻ mới sinh ra đều xuất hiện mụn sữa vì vậy cha mẹ cần phân biệt được mụn sữa với chàm sữa, rôm sảy để có hướng điều trị phù hợp.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân hình thành mụn sữa có thể là do trong quá trình mang thai, hormone của mẹ chuyển qua bánh nhau kích thích tuyến dầu của bé phát triển, khi đó lượng bã dầu tăng lên kết hợp với bụi bẩn bít kín lỗ chân lông trên da gây nên mụn sữa.

Mụn sữa có nguy hiểm không?

Trong tất cả các loại bệnh về da ở trẻ thì mụn sữa được coi là bệnh “hiền khô” vì chúng có thể tự biến mất, tự khỏi sau vài tuần mà không cần một biện pháp chữa trị nào. Vậy nếu hỏi câu mụn sữa có nguy hiểm không thì câu trả lời là: “không” các mẹ nhé!

Mụn sữa là bệnh lành tính nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của bé. Chỉ trừ một số trường hợp mẹ nặn, chà xát hoặc chăm sóc cho bé không đúng cách gây viêm nhiễm, kích ứng da.

Khi bị viêm nhiễm, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, cần theo dõi tình hình mụn sữa của bé để tìm ra các biện pháp chữa trị hợp lý nhằm đảo bảo sự an toàn của bé.

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa bôi thuốc gì?

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa không cần thiết phải bôi thuốc. Da của bé sẽ trở lại bình thường sau vài tuần mà không cần một biện pháp chữa trị nào. Tuy nhiên, để giúp bé nhanh thoát khỏi những khó chịu của mụn sữa gây ra, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Quan tâm chăm sóc da cho bé

  • Tắm cho bé khi bị mụn: Tắm rửa hàng ngày với nước ấm cho bé. Xả nước ấm vào thau, có thể dùng tay để kiểm tra nhiệt độ nước từ 35-38 độ C thì mẹ có thể tắm cho bé. Mẹ không nên tắm cho con quá 10 phút, tắm xong dùng khăn mềm lau khô người rồi mặc quần áo cho bé.

 

  • Giữ sạch da mặt cho trẻ: Rửa mặt cho bé thường xuyên với nước ấm. Thời điểm thích hợp nhất để rửa mặt cho bé là mỗi sáng khi thức dậy và khi bạn tắm cho con. Bạn chỉ cần rửa mặt cho con với nước ấm mà không cần phải dùng thêm với xà phòng hoặc sữa rửa mặt.
  • Đảm bảo da của bé lúc nào cũng được khô thoáng: Khi thấy bé có nhiều mồ hôi mẹ nên dùng khăn mềm để thấm mồ hôi cho con. Đối với các bé còn dùng bỉm, tã lót mẹ nên thường xuyên thay bỉm cho bé, nhất là sau khi vệ sinh nhằm tránh các vi khuẩn và các yếu tố kích ứng da từ phân, nước tiểu. Tránh tình trạng bé bị hăm, rôm sảy do bí, mồ hôi không được thấm hút. Nếu bé bị mụn sữa mọc nhiều ở nách hoặc bẹn mẹ có thể dùng phấn rôm chất liệu an toàn dùng được cho trẻ sơ sinh để bôi cho bé vì những vùng da đó hay bị cọ xát nên có thể khiến bị bị đau rát, khó chịu.

Chế độ ăn uống cho bé

  • Đối với những trẻ sơ sinh vẫn còn đang bú mẹ: Mẹ cần tiếp tục duy trì cho con bú đều đặn. Trong giai đoạn này, mẹ cố gắng ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là ăn nhiều cá biển để bổ sung ARA (chất này có tác dụng chống lại gây dị ứng), rau xanh và uống nhiều nước để sữa để tiết ra nhiều hơn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. Vì sữa mẹ không chỉ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh mà trong sữa mẹ còn có nhiều kháng thể giúp bé có thể chống lại viêm nhiễm mà mụn sữa có thể gây ra cho bé. Ngoài ra, mẹ hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, cũng có thể là nguyên nhân làm  mụn sữa của bé mọc nhiều hơn.

  • Đối với bé uống sữa công thức: Mẹ nên chọn những loại sữa mát cho bé. Đảm bảo sữa không ảnh hưởng đến tiêu hóa và không gây dị ứng cho trẻ.
  • Trẻ bị mụn sữa đang ở độ tuổi ăn dặm: Mẹ cần chọn thực đơn ăn cho bé một cách khoa học, cân bằng độ đạm, giảm dầu mỡ và nhiều chất xơ cho bé.  Khi chế biến các món ăn cho bé mẹ nên nấu nhừ để cho trẻ dễ ăn và có thể hấp thụ lượng thức ăn một cách dễ hơn. Tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, dễ gây dị ứng cho bé.

Cách lựa chọn quần áo cho bé

  • Da của trẻ sơ sinh còn non nớt và dễ bị dị ứng, mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tốt nhất là chất cotton, tránh các loại vải chất liệu thô, cứng vì như vậy dễ gây cọ xát, xây xước cho bé.
  • Quần áo của con mẹ nên giặt giũ thường xuyên và nên dùng các loại nước giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh để tránh được các chất tẩy ở trong nước giặt. Ngoài ra, quần áo của con mẹ nên phơi dưới ánh nắng mặt trời để có thể tránh được các vi khuẩn trú ngụ.

Đảm bảo môi trường xung quanh bé phải sạch sẽ, thoáng mát

  • Mẹ nên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa để loại bỏ bụi bẩn một cách thường xuyên bởi đây chính là tác nhân khiến da bé nổi mẩn nhiều hơn nếu gặp phải.
  • Mẹ nên thay ga giường, gối đệm một cách thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn.

Những lưu ý chăm sóc khi con bị mụn sữa

  • Không được lau quá mạnh: Bạn nên sử dụng một chiếc khăn bông mềm để lau mặt cho con, vì da của trẻ sơ sinh mỏng manh có thể chịu tổn thương bởi những chiếc khăn quá cứng. Khi lau mặt cho con bạn nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng lau mạnh tay làm mụn sữa có thể bị vỡ ra gây nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm. Sau khi lau sạch mặt cho bé, mẹ hãy dùng một chiếc khăn lông thấm nhẹ lên mặt trẻ để làm khô. Mẹ nhớ khăn dùng cho bé là khăn riêng, không được dùng chung với mọi người trong gia đình hoặc làm chung khăn tắm tòan thân cho bé.
  • Nên vệ sinh cho con sạch sẽ sau khi con bú hoặc ăn xong: Đặc biệt, khi con bú xong nếu không may dính sữa lên mặt con mẹ nên vệ sinh mặt cho con vì sữa cũng có thể là nguyên nhân làm cho bé bị mụn sữa.
  • Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da của người lớn cho trẻ: Trẻ sơ sinh, làn da còn non nớt, rất dễ nhạy cảm. Do đó, mẹ không được tự sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da của người lớn để dùng cho bé. Đặc biệt, là các sản phẩm với retinoids (dẫn xuất của vitamin A) hoặc erythromycin, đây là sản phẩm để trị trứng cá cho người trưởng thành chứ không phải là mụn trứng cá sơ sinh. Các thành phần trên có thể khiến da của bé bị tổn thương, viêm nhiễm.
  • Không nên chạm thường xuyên vào mụn sữa hoặc nặn mụn cho bé: Vì như vậy có thể gây kích ứng da cho bé hoặc có thể làm da bé bị nhiễm trùng.
  • Trước khi tắm, vệ sinh mặt hoặc bế bé mẹ nên  rửa sạch tay với nước sát khuẩn. Vì tay mẹ bẩn có thể là nguyên nhân truyền nhiễm các vi khuẩn nên da của bé. Ngoài ra, nếu móng tay dài bố mẹ nên cắt gọn móng tay để hạn chế vi khuẩn có thể ẩn nấp bên trong.
  • Không nên cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi. Khi đó, bụi bẩn có thể làm bít lỗ chân lông làm cho mụn sữa trên mặt bé có thể bị tấy đỏ, viêm nhiễm.
  • Mẹ không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da của bé. Vì trong ánh nắng có nhiều tia tử ngoại và UV gây ảnh hưởng đến da của bé. Nếu mẹ muốn tắm nắng cho bé, mẹ nên chọn khung giờ vào buổi sáng sớm trước 8h và chiều muộn sau 5h.
  • Khi trẻ tiếp xúc với người khác mẹ có thể cho con đeo khẩu trang, hạn chế cho người khác hôn lên má con. Vì như vậy, có thể gây bệnh truyền nhiễm bệnh của con.

Trong một số trường hợp, bé bị mụn sữa có thể kéo dài đến vài tháng. Khi đó, mẹ có áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh cho bé mà sau 1-2 tháng không thấy hết và có hiện tượng mụn tấy đỏ, mưng mủ thì mẹ nên cho con đi khám da liễu.

Hi vọng, qua bài viết này mẹ sẽ bớt lo lắng phần nào khi thấy con xuất hiện mụn sữa trên mặt. Mẹ chỉ cần giữ cho da mặt con khô thoáng, vệ sinh và chăm sóc cho con đúng cách thì mụn sữa trên mặt bé sẽ nhanh hết và thay vào đó là một làn da mịn màng, sạch mụn. Chúc các mẹ thành công!

Fons Care Baby – an toàn, dịu nhẹ với làn da em bé

Bé bị rôm ngứa, mụn nhọt, phần nhiều là do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chỉ việc sử dụng sữa tắm thôi, nếu chọn loại không phù hợp cũng có thể khiến bé gặp nhiều phiền toái.

Trong dân gian, nhiều người thường sử dụng một vài nắm trầu không hay tía tô để tắm cho bé. Các chất kháng sinh tự nhiên trong những loại thảo dược này sẽ giúp cho những tổn thương do viêm nhiễm ngoài da nhanh lành. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng bận bịu, với trăm mối lo toan, nên các bà mẹ hiện đại hầu như chẳng còn đủ thời gian để cất công tìm kiếm lá tắm hay đun đun, nấu nấu.

Thấu hiểu được điều này, độ ngũ chuyên gia Nghiên cứu của công ty Cổ phần Dược phẩm Lafon đã dành thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời sản phẩm sữa tắm thảo dược FONS CARE BABY.

FONS CARE BABY là sữa tắm thảo dược an toàn: 100% dược liệu thiên nhiên, KHÔNG chất tẩy rửa, KHÔNG dưỡng da hóa chất, KHÔNG tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCCCS và được Bộ Y Tế chứng nhận với số công bố: 220/20/CBMP-BN.

Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.

Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Hướng dẫn sử dụng:

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.

Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.

– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.

Có Fons Care Baby, bé an toàn tắm mát, mẹ tiết kiệm thời gian!

– Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm: Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và nhiều nhà thuốc tại các Tỉnh – Thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. HCM, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/thuoc-tri-mun-sua-cho-tre-so-sinh/feed/ 2
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh – mọi điều cha mẹ nên biết https://fonscare.vn/mun-sua-o-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/mun-sua-o-tre-so-sinh/#respond Wed, 25 Nov 2020 06:38:29 +0000 https://fonscare.vn/?p=1632 Mụn sữa là những mụn nhỏ li ti, màu trắng có vùng da đỏ bao quanh thường xuất hiện trên mũi, má hoặc cằm của em bé. Chúng thường xuất hiện ngay sau khi bé chào đời hoặc một vài tuần sau khi sinh.

Tùy theo cơ địa của từng bé mà tình trạng mọc mụn sữa nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, chúng sẽ biến mất sau một vài tuần mà không cần biện pháp chữa trị nào. Mụn sữa xuất hiện hầu hết ở các trẻ sơ sinh vì vậy cha mẹ cần phân biệt được mụn sữa và mụn cám, rôm sảy của trẻ nhỏ để có hướng điều trị cho hiệu quả.

Triệu chứng mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa trên mặt trẻ sơ sinh (ảnh minh họa)

Mụn sữa là những nốt mụn nhỏ li ti hoặc mụn đỏ. Mụn sữa có thể mọc ở bất kỳ đâu trên khuôn mặt nhưng thường hay gặp nhất ở má, mũi và dưới cằm của trẻ. Thậm chí, một số bé có thể mọc mụn sữa ở lưng, ngực hay cổ. Tình trạng mụn sữa có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ quấy khóc, thời tiết nóng bức hoặc da của trẻ tiếp xúc với quần áo vải thô rát…

Nguyên nhân của mụn sữa là gì?

Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể liên quan tới những lí do sau đây:

  • Do thời kỳ mang thai, hormone của mẹ chuyển sang bé qua bánh nhau làm kích thích tuyến dầu của bé phát triển, làm cho bã dầu của bé tăng lên làm bít kín các lỗ chân lông nên gây ra tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh.
  • Dược tính của thuốc: Do trong thời kỳ mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề về sức khỏe và phải dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa.
  • Uống sữa bột có thể khiến trẻ sơ sinh bị mụn sữa vì trong sữa có nhiều đạm albumin.
  • Trẻ quấy khóc thường xuyên hoặc tiếp xúc nhiều với sữa mẹ cũng có thể bị mụn sữa (Có nên tắm cho trẻ bằng sữa mẹ?)
  • Mẹ ăn quá nhiều đồ nóng mà hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu cũng là nguyên nhân cho mụn của bé mọc nhiều hơn.
  • Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mụn sữa là do trẻ bị phì đại tuyến bã.
  • Phản ứng dị ứng với một số tác nhân trong môi trường có thể gây ra mụn sữa ví dụ như nước xả vải, thời tiết, quần áo của bé,…

Làm sao để giúp bé nhanh thoát khỏi tình trạng mụn sữa?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để giúp bé nhanh thoát khỏi sự khó chịu do mụn sữa gây ra, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện sau:

Vệ sinh đúng cách cho bé khi bị mụn sữa

– Mẹ nên tắm rửa cho trẻ hàng ngày với nước ấm nhẹ. Xả nước vào tay và dùng tay kiểm tra nhiều lần trước khi cho trẻ vào. Tắm nhanh và dùng khăn mềm lau khô người rồi mặc quần áo, không nên sử dụng sữa tắm hay xà phòng trong giai đoạn trẻ bị mụn sữa.

– Thường xuyên thay quần áo, tã lót cho bé để giữ sự thông thoáng. Tránh tình trạng hăm, rôm sảy ở trẻ sơ sinh do bí, mồ hôi không thấm hút. Nếu mọc mụn sữa nhiều ở vùng bẹn, nách thì nên dùng phấn rôm chất lượng an toàn.

– Da của trẻ sơ sinh rất non và nhạy cảm vì thế mẹ nên cho bé mặc quần áo bằng vải cotton mềm, có thể hút ẩm tốt. Tránh mặc quá nhiều quần áo và các loại quần áo bó sát vào người. Mặt khác quần áo phải đảm bảo được giặt sạch sẽ, khô thoáng không nên sử dụng các loại quần áo lông vì chúng có thể gây ngứa cho trẻ đồng thời tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên da của bé. Trong thời gian bé bị mụn tuyệt đối không được dùng tay nặn, cậy những nốt mụn trên da trẻ vì như thế rất mất vệ sinh đồng thời làm cho da của bé bị viêm nhiễm.

– Mặt khác, môi trường trong nhà phải luôn sạch sẽ, không có các loại bụi bẩn. Những đồ dùng, chăn đệm, quần áo cho trẻ cần được sạch, thoáng, không bám bụi bởi chúng chính là nguyên nhân khiến da của trẻ bị ảnh hưởng.

– Tránh các sản phẩm có độ tẩy mạnh: Mụn của trẻ sơ sinh không phải là mụn trứng cá nên không nên dùng các sản phẩm retinoids (dẫn xuất của vitamin A) hoặc erythromycin thường có trong sản phẩm để trị mụn trứng cá cho người trưởng thành. Vì da của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương hoặc có thể làm cho mụn bị viêm nhiễm trùng nặng hơn.

Quan tâm đến chế độ ăn uống của bé

– Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú, sữa mẹ cần tiếp tục cho bé bú đều đặn để duy trì nguồn dinh dưỡng cho cơ thể bé.

– Ngoài việc chú ý đến chất lượng thức ăn cũng như thời gian cho bé ăn một cách hợp lý, mẹ cần đặc biệt chú ý đến thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ để hạn chế mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Ăn các loại thức ăn dễ bị dị ứng có thể làm cho mụn của bé nổi mẩn và nóng nhiều hơn. Cách tốt nhất là các mẹ nên ăn các thực phẩm mát cho sữa mẹ. Đặc biệt, các bé đang bú mẹ thì mẹ cần chú ý tránh các loại thức ăn tanh hoặc cay gây ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Cách chăm sóc vùng da bị mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề nguy hiểm, nên các mẹ cũng không cần phải lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu như mẹ muốn mụn nhanh chóng khỏi để trả lại làn da mịn màng cho bé, thì có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

+) Tắm nước hạt mùi, hạt kê: Đây là phương pháp dân gian, được truyền qua nhiều thế hệ. Các mẹ tìm mua các loại hạt mùi hoặc hạt kê sạch, sau đó rửa sạch và đụn nước. Lấy nước này để tắm cho bé rất tốt, giúp trị mụn sữa hiệu quả.

Phương pháp này có ưu điểm là nguyên liệu rẻ, dễ kiếm, hiệu quả tốt, an toàn không độc hại. Tuy nhiên, có những bé không hợp cơ địa thì phương pháp này không phát huy hiệu quả cao.

+) Tắm lá sài đất: Tương tự khi sử dụng hạt mùi, hạt kê, tắm lá sài đất cũng là cách trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Lá sài đất là loại thực vật tự nhiên, dễ kiếm, thường gặp ở các bờ ruộng, hoặc góc vườn nơi gần nguồn nước có độ ẩm cao.

Sử dụng lá sài đất làm nước tắm rất an toàn, không có tác dụng phụ. Lá tính mát, giúp loại bỏ mụn một cách nhanh chóng, không gây kích ứng da. Cách làm lại rất đơn giản chỉ cần lấy lá sài đất rửa sạch rồi đun lấy nước. Sau đó lấy nước này pha ra cho bé tắm hằng ngày.

+) Tắm lá khế chua: Từ lâu, lá khế được lưu truyền trong dân gian như một phương thuốc trị mụn sữa, rôm sảy. Vì theo Đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt. Vì vậy , khi bé bị mụn sữa mẹ hoàn toàn có thể dùng lá khế để tắm cho bé.

Mẹ hãy lấy một nắm lá khế cho vào đun sôi lên, để nguội và lọc bỏ phần bã đi. Sau đó mẹ hãy tráng qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn và tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch.

Mỗi tuần mẹ chỉ cần tắm 3 lần cho bé bằng nước lá khế là được vì trong lá khế có nhựa, tắm nhiều da bé sẽ bị xỉn màu.

+) Tắm lá riềng: Ngoài công dụng trị mụn sữa, làm mát da, lá riềng còn giúp rụng bớt lông cáy của trẻ em, giúp bé có một làn da mịn màng. Cách đun nước tắm bằng lá giềng xem chi tiết bài viết này.

Tuy nhiên khi đun nước lá để tắm cho bé, các bậc cha mẹ cần chú ý một số điều sau:

  • Một số loại cây chứa nhiều lông nếu không loại bỏ có thể gia tăng tình trạng mụn nhọt của bé
  • Lá tắm cho bé phải đảm bảo không phun thuốc trừ sâu, trồng ở nơi sạch sẽ, rửa sạch sau khi hái và có thể loại bỏ một số tạp chất bằng cách: nước lá sau khi đun xong đổ qua một chiếc khăn màn sạch. Cách này có thể loại bỏ được một số loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, hạn chế kích thích làn da non nớt của bé. Vì vậy, nếu không đảm bảo được vệ sinh khi tắm nước lá cho bé thì đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến bé bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường.
  • Nhiều mẹ cho rằng tắm nước lạnh giúp bé cảm thấy bớt nóng, bớt ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm cho lỗ chân lông co lại, gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi và làm cho tình trạng mụn của bé càng trở lên nghiêm trọng hơn. (Xem thêm: Nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bé là bao nhiêu?)
  • Không tắm lá khi da bé bị tổn thương, trầy xước, mưng mủ, sưng tấy vì lúc này da đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi một số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.
  • Không đun nước lá quá đặc hoặc pha thêm chanh, muối vào nước tắm vì bột lá tắm có thể đọng nhiều trên da gây viêm da, nhiễm khuẩn,… Hơn nữa, nước tắm pha nhiều chanh, muối có thể kích ứng da bé, khiến bé bị xót, rát da.
  • Đọc thêm: Thời điểm nào trong ngày là thích hợp nhất để tắm cho bé?

Trên đây là một số cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi bị mụn sữa. Tuy nhiên nếu bé có hiện tượng sưng đỏ, mưng mủ và ngày càng lan rộng hơn thì mẹ lên đưa trẻ đi khám da liễu ngay lập tức.

]]>
https://fonscare.vn/mun-sua-o-tre-so-sinh/feed/ 0