Trong dân gian, nhiều người thường sử dụng các loại thảo dược nấu nước tắm cho con, để loại trừ rôm sảy, mẩn ngứa. Một số loại lá tắm còn có tác dụng làm mát da, giúp lông măng nhanh rụng. Mời các mẹ theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục lục
1. Lông măng ở trẻ sơ sinh là gì?
Lông măng ở trẻ sơ sinh được hình thành từ tuần 18 – 20 của thai kỳ. Sau đó, lông măng phát triển nhanh trên cơ thể của bé. Lớp lông này có tác dụng bảo vệ làn da của bé tránh khỏi những tác động của nước ối gây ra. Thường thì lớp lông này sẽ rụng gần hết vào cuối của kỳ thai sản. Tuy nhiên, nhiều bé sinh ra cũng có thể vẫn còn lông măng trên người. Sau 1 tuổi, lông măng gần như sẽ biến mất hoàn toàn, chỉ có một số rất ít trường hợp lông măng tồn tại lâu hơn, khi bé lên 2 – 3 tuổi. Tuy nhiên, các mẹ không cần lo lắng nhé vì lớp lông này không ảnh hưởng gì đến sự phát triển và sức khỏe của bé.
2. Tắm lá gì để rụng lông măng ở trẻ sơ sinh?
Theo kinh nghiệm dân gian để giúp lông măng nhanh rụng, mẹ có thể nấu các loại lá tắm để tắm cho bé, cụ thể là:
2.1.Tắm nước lá trầu không
Trầu không là một loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam. Loại lá này có vị cay nồng, mùi thơm. Trong lá trầu có thành phần kháng sinh tự nhiên, có tính sát khuẩn cao nên giúp chống viêm, trị ngứa da, rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả và nhanh chóng.
Cách tắm lá trầu không cho bé:
- Mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá trầu và một quả cau còn tươi đem rửa sạch bằng nước. Sau đó, bạn có thể vò nát hoặc giã nát ra.
- Nước sôi thì bạn cho lá trầu và cau vừa chuẩn bị vào nồi, bạn có thể cho thêm vài hạt muối trắng vào. Tiếp tục đun sôi dung dịch trên từ 5-10 phút cho các tinh chất của trầu xanh ngấm hết ra nước.
- Mẹ có thể chuẩn bị một chiếc khăn xô để loại bỏ hết phần bã ra. Lấy nước lá trầu pha với nước lạnh sao cho nước tắm cho bé có nhiệt độ phù hợp từ 35-38 độ C.
Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Mẹ có thể kiểm tra xem cơ thể của bé có kích ứng với nước lá tắm không bằng cách lấy một khăn mềm thấm nước tắm đó rồi thử lên da của bé. Nếu không thấy có phản ứng gì khác thường thì mẹ có thể tắm cho bé.
- Trong quá trình tắm cho bé, mẹ hãy dùng khăn xô để lau sạch từng bộ phận trên cơ thể của bé. Chú ý, mẹ phải thực hiện một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng nhé. Không chà xát mạnh lên da của bé vì như vậy có thể gây tổn thương da của bé
- Sau khi tắm xong cho bé bằng nước lá trầu không, mẹ hãy tắm lại cho bé bằng nước ấm để loại bỏ cặn lá còn dính trên da của bé.
- Tắm xong mẹ lau khô cơ thể và nhanh chóng mặc quần áo cho bé.
- Khi tắm cho bé mẹ phải cẩn thận, tránh để nước tắm chảy vào mắt của con.
- Chỉ tắm cho bé 2- 3lần/tuần.
2.2. Tắm nước lá vông
Cây vông được trồng rộng rãi ở mọi nơi, để che mát. Lá vông có tác dụng chữa mất ngủ hay bệnh về phong thấp. Ngoài ra, các mẹ thường tắm cho bé bằng nước lá vông để giúp bé có làn da sạch sẽ, mát da, mát thịt mà lại nhanh rụng hết lông măng.
Cách tắm lá vông cho bé:
- Lá vông lấy về mẹ rửa sạch với nước, ngâm qua nước muối để tránh các bụi bẩn bám trên lá.
- Cho lá vông vào nồi đun sôi khoảng 7-10 phút, khi nào nước ngả sang màu xanh đậm thì bạn tắt bếp.
- Lấy một khăn xô lọc bỏ hết phần bã, sau đó đổ nước lá vông vào chậu pha với với nước sạch sao cho nhiệt độ phù hợp để tắm cho bé.
Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Nước tắm cho con khoảng từ 35-38 độ C. Để con quen dần với nước, mẹ có thể đặt bé từ từ ngồi xuống chậu tắm để cơ thể của con thích ứng dần với nhiệt độ của nước.
- Mỗi bé có cơ địa khác nhau, không phải bé nào cũng hợp với tắm vông. Vì vậy, trước khi tắm mẹ có thể thoa một ít nước lá vông nên phần mu da tay của con, đợi khoảng 1h xem con có phản ứng gì bất thường như: Nổi mẩn, ngứa,… hay không thì mới được tắm cho bé.
- Khi tắm mẹ cần lấy khăn mềm lau nhẹ từng bộ phận của bé, đặc biệt là các vùng da dễ bị hăm như: nách, cổ, bẹn,…Nếu móng tay của mẹ dài mẹ có thể cắt ngắn móng tay để tránh tình trạng mẹ không may cào vào da của bé gây trầy xước vì da của bé còn rất nhạy cảm và mỏng.
- Khi tắm với nước lá vông xong, mẹ nên tráng lại người cho bé bằng nước sạch khác để trôi hết các lá cặn lá vông còn sót lại trên người bé.
- Sau khi tắm xong mẹ hãy lấy khăn mềm to để ủ ấm và lau người cho con. Sau đó mặc nhanh quần áo để giữ ấm cơ thể cho con.
- Để tránh phản tác dụng của phương pháp này các mẹ có thể sử dụng cách ngày hoặc một tuần chỉ thực hiện 2-3 lần.
2.3. Tắm nước cây cỏ mực cho bé
Cây cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi. Loại cây này khi giã nát lọc lấy nước có màu đen nên được gọi là cây cỏ mực. Cây cỏ mực là loại cây mọc hoang mọc nhiều ở mương nước, bờ ruộng nên rất dễ tìm thấy.
Trong dân gian thường sử dụng cây cỏ mực tắm cho bé để trị lông măng vì trong lá cây cỏ mực có chứa nhiều tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten, … Các hợp chất này có khả năng làm rụng lông ở trẻ một cách tự nhiên mà không gây ảnh hưởng gì đến làn da của bé.
Cách tắm lá cây cỏ mực cho bé:
- Mẹ hãy lấy một nắm lá cỏ mực rửa thật sạch với nước cho hết cát và bụi bẩn.
- Giã nát cỏ mực, sau đó cho vào nước đun sôi tầm 7-10 phút.
- Mẹ lấy một chiếc khăn xô loại bỏ hết phần bã. Lấy nước lá cỏ mực hòa với nước lạnh sao cho nhiệt độ phù hợp với da của bé.
Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Cây cỏ mực để tắm cho con phải đảm bảo sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu. Vì cây cỏ mực hay mọc nhiều ở bờ ruộng nên các mẹ lấy cây này phải biết rõ được nguồn gốc của cây.
- Mẹ chỉ áp dụng tắm cho trẻ sơ sinh khi đã rụng rốn để tránh trường hợp nhiễm trùng.
- Trong quá trình tắm cho bé, mẹ có thể vừa chấm vừa lăn tròn tròn. Như vậy, sẽ giúp loại bỏ lông măng trên người bé được nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, không nên làm mạnh tay vì như vậy có thể làm cho da bé bị tổn thương hoặc xước.
- Tắm lại cho bé với nước lọc ấm, để loại bỏ được lớp lông rụng trong quá trình mẹ chấm cho bé.
- Sau khi tắm xong mẹ dùng khăn xô lau người cho con. Sau đó mặc quần áo nhanh cho bé.
2.4. Tắm nước lá cây đậu ván
Lá cây đậu ván có chứa nhiều chất thanh nhiệt, chất khoáng giúp giải độc tốt, giúp mát da. Đây chính là lí do mà các mẹ thường lấy lá cây đậu ván để trị lông măng và rôm sảy cho bé.
Cách tắm lá cây đậu ván cho bé:
- Mẹ hãy chọn một nắm lá đậu ván có kích cỡ không quá nhỏ nhưng cũng không được quá lớn. Sau đó, đem rửa sạch với nước để loại bỏ hoàn bụi bẩn, đất cát.
- Cho lá đậu ván vào nước đun sôi tầm 5-7 phút, đợi khi nào nước đổi sang màu xanh sẫm thì tắt bếp.
- Dùng khăn xô loại bỏ hết lá. Sau đó đổ nước lá đậu ván vào chậu pha với với nước sạch sao cho nhiệt độ phù hợp để tắm cho bé.
Khi tắm cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Lá đậu ván phải đảm bảo sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo lá không bị phun thuốc trừ sâu hoặc có chức các hóa chất.
- Khi đun nước lá tắm mẹ lên chú ý đến tỉ lệ giữa lá và nước để đạt hiệu quả cao nhất.
- Nước tắm cho bé phải đảm bảo nhiệt độ tắm phù hợp cho bé.
- Tắm lại cho bé với nước lọc ấm để loại bỏ hết các lá còn bám trên cơ thể bé còn sót lại.
Lông măng là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh, nó cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nên cha mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ hãy thử áp dụng một trong những mẹo trên để giúp bé nhanh hết lông măng nhé.
SỮA TẮM GỘI THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH, DỊU NHẸ
🌿 THÀNH PHẦN: 100% thảo dược, được chiết xuất từ 18 loại thảo dược:
Gừng, cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, chiết Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, chiết xuất Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.
🌿 CÔNG DỤNG:
Với thành phần từ thảo dược Sữa tắm gội FonsCare Baby nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa và bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngăn ngừa và làm sạch các mảng bám trên da đầu (cứt trâu) ở trẻ nhỏ.
🌿 CÁCH DÙNG:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.
– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
– Người lớn mặc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.
⇒ Xem thêm lí do tại sao mẹ nên chọn Fons Care Baby cho bé