Khi con bước sang tháng thứ 4 trên cổ, mặt, lưng,…hay toàn thân bé bị nổi mẩn đỏ thì cha mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên nếu thấy con như vậy mẹ nên hết sức bình tĩnh, không nên quá lo lắng về tình trạng của con mà nên từ từ quan sát, chú ý con thật kỹ. Nếu các mẩn đỏ của con không có dấu hiệu thuyên giảm thì đưa trẻ đi khám chuyên khoa về da liễu. Vậy trẻ 4 tháng tuổi mà bị mẩn đỏ có nguy hiểm gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Trẻ 4 tháng bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?
Ở những tháng đầu đời, làn da của bé chưa ổn định và rất nhạy cảm do đó nổi mẩn đỏ là một trong những tổn thương trên da thường gặp. Một số yếu tố như vệ sinh chưa tốt, do sốt nóng, thời tiết hay thực phẩm là những nguyên nhân chủ yếu khiến da bé bị nổi mẩn đỏ.
Mụn kê, chàm sữa hay mụn nhọt, rôm sảy cũng là nguyên nhân gây cho bé nổi mẩn đỏ. Cụ thể là
Mụn sữa
Đây là một hiện tượng gặp rất nhiều ở trẻ 4 tháng tuổi. Chúng thường biểu hiện dưới dạng những mụn đỏ hay mụn nhọt. Một số chuyên gia đã cho rằng nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Vào giai đoạn cuối của thai kỳ lượng hormon dư thừa của mẹ sẽ có thể truyền sang cho con làm cho con xuất hiện mụn sữa.
- Do tác dụng phụ của thuốc mà mẹ sử dụng trong quá trình mang thai.
- Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên làm cho bé càng khó chịu, quấy khóc.
- Trong thời gian cho con bú, mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng nên có thể kích thích mụn sữa mọc nhiều lên (do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện)
- Trong thành phần của sữa bột có chứa albumin, đây cũng có thể là nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ.
- Mụn sữa nổi lên do phì đại tuyến bã.
Mẹ có muốn biết: Mụn sữa ở trẻ 4 tháng tuổi bôi thuốc gì?
Mụn nhọt
Mụn nhọt thường mọc vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức nhiệt độ tăng cao và thường thấy ở các vị trí như đầu, chân, tay,…đôi khi có kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. Chúng có thể mọc riêng lẻ hay tập trung thành từng đám nhỏ, bên trong có chứa dịch mủ màu trắng hay đỏ tùy theo từng thời gian hay giai đoạn của bệnh.
Hăm tã
Khi trẻ 4 tháng tuổi mẹ thường có xu hướng đóng bỉm tã cho con nhất là vào mùa đông. Khi đó bé có thể bị hăm tã do các nguyên nhân sau đây
Chất liệu làm tã, giấy lót, khăn ướt mẹ dùng khi vệ sinh cho bé có thể khiến da bé bị dị ứng.
Do nhiễm trùng hay nhiễm nấm. Trên da thường chứa nấm hay vi trùng ký sinh không có khả năng gây hại nhưng khi da bị ẩm ướt do nước tiểu hay phân của trẻ thì lại có khả năng gây bệnh. Làn da sẽ bị nổi mẩn đỏ, có nhiều mụn nhỏ, ngứa ngáy và có cảm giác khó chịu.
Bé có làn da quá nhạy cảm.
Xà phòng hay nước xả vải cũng có thể khiến bé bị hăm tã.
Quần lót làm từ chất liệu không phù hợp.
Khi bé bị hăm tã sẽ có những triệu chứng sau
- Có cảm giác khó chịu, hay quấy khóc, tỉnh dậy lúc nửa đêm.
- Vùng da mà trẻ tiếp xúc với tã bao gồm cả bộ phận sinh dục có thể nổi mẩn đỏ.
- Xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da.
- Khu vực bị tổn thương thông thường sẽ rất đau và bé có thể có cảm giác rát khi nước tiểu tiếp xúc vào.
Ở khắp cơ thể của bé, mẹ có thể thấy những nốt mẩn đỏ. Tuy nhiên hay gặp nhất là vùng da mặt, cổ, chân hay tay. Mẩn đỏ ở những vị trí này khiến trẻ vô cùng khó chịu, quấy khóc. Nếu không được mẹ chăm sóc chữa trị bé sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Ở trẻ 4 tháng tuổi nếu mẩn đỏ không xuất hiện đồng thời với các triệu chứng như sốt hay nôn thì mẹ không nên quá lo lắng. Những nốt mẩn đỏ này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài tuần mà mẹ không cần can thiệp y tế.
Mẹ không nên lo lắng quá nhưng cũng không vì thế mà chủ quan mà cần phải chú ý và quan sát theo dõi để xác định được nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ, từ đó có cách xử lý kịp thời và chính xác.
Tuy nhiên hiện tượng mẩn đỏ ở bé cũng có thể đó là một thông báo với mẹ rằng sức đề kháng của con đang bị giảm sút. Vậy nên bố mẹ nên lưu ý thận trọng, nếu bé đang bị mẩn đỏ kèm theo một số triệu chứng như sốt, trẻ li bì, bỏ bú thì việc mẹ cần làm là đứa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám cho con. Tuyệt đối mẹ không tự ý sử dụng thuốc cho con.
Tham khảo: hăm tã nổi mụn của bé là do đâu – nguyên nhân là gì?
2. Các mẹ nên làm gì khi trẻ nổi mẩn đỏ?
Khi thấy con bị nổi mẩn đỏ, nếu mẹ lo lắng thái quá do không hiểu về tình trạng của con nên đã có cách chăm sóc con chưa đúng cách. Một số mẹ còn có tâm lý mụn sẽ lan rộng và vỡ ra nếu mẹ đụng vào con. Theo các chuyên gia, mẹ không nên kiêng cho trẻ quá mức, việc mẹ vệ sinh đúng cách cho con cũng là góp phần cải thiện tình trạng của con. Sau đây là một số lưu ý mà mẹ nên chú ý
Việc mẹ không nên làm khi thấy con bị nổi mẩn đỏ
Trong thời gian bị bệnh, mẹ không nên tắm hay lau rửa quá kỹ cho con. Điều này có thể sẽ khiến cho bé dễ bị kích ứng.
Không được nặn hay làm vỡ mụn ở vùng da trẻ bị mẩn đỏ. Những nốt mụn vỡ ra này có thể là nguyên nhân và cơ hội cho vi khuẩn tấn công, làm cho bé bị nhiễm trùng.
Những loại kem không rõ nguồn gốc thì tuyệt đối không nên thoa cho bé.
Không dùng các loại sữa tắm có chứa chất tẩy rửa mạnh, có chất gây kích ứng, có độ pH cao vì chất đó có thể khiến tình trạng mẩn đỏ của bé nặng hơn khi bé tiếp xúc với chúng.
Việc mẹ nên làm khi con bị mẩn đỏ
Khi thấy con bị mẩn đỏ, trước hết mẹ nên loại bỏ những yếu tố gây dị ứng và nên thực hiện một sô việc sau để giúp làn da của trẻ có thể nhanh chóng tiến triển tốt.
Cơ thể bé luôn được giữ ấm
Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ bằng cách tắm hay lau người, thay quần áo cho bé.
Môi trường sống xung quanh bé thoáng mát, không khí trong lành, không nên để trẻ sống trong bầu không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Cắt móng tay và đeo bao tay cho bé để tránh hiện tượng bé gãi làm trầy xước thêm vùng tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập.
Lựa chọn quần áo làm từ chất liệu thoáng mát, mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi, phù hợp với trẻ khi vui chơi, tránh cho quần áo cọ xát vào vùng da bị tổn thương gây khó chịu và đau đớn cho bé.
Sữa tắm nên chọn loại êm dịu, không chứa chất tẩy rửa quá mạnh.
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều hoa quả, nước uống có tính mát giúp sức đề kháng của bé khỏe mạnh.
3. Mẹ cần đưa con đến bệnh viện khi nào?
Đa số các trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ khắp người mà không kèm theo các triệu chứng khác đều lành tính và mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Mẩn đỏ có thể tự lặn sau một vài ngày . Tuy nhiên nếu có đồng thời các triệu chứng sau:
- Trẻ bị sốt kèm theo ho khan.
- Bé bỏ bú, có thể mệt mỏi, quấy khóc, buồn ngủ hay ngủ li bì, không chịu dậy chơi.
- Các mẩn đỏ của bé xuất hiện mủ, dịch vàng hay chảy nước.
- Mẩn đỏ có dấu hiệu lan rộng, sưng tấy, lan sang các vùng da khác nghiêm trọng hơn.
- Có thể có dấu hiệu xuất huyết qua nốt mụn đồng thời có những chấm màu đỏ hoặc tím.
Những dấu hiệu này nhằm thông báo với mẹ có thể bé đang bị nhiễm khuẩn hoặc bị tấn công bởi vi khuẩn hay virus nghiêm trọng. Lúc này mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở có uy tín để bé được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
4. Cách điều trị tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ bằng các biện pháp dân gian
Khi thấy con có dấu hiệu nổi mẩn đỏ mà không thấy đỡ, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa về da liễu để bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp cho trẻ. Sau đây là một số biện pháp điều trị mẩn đỏ cho bé.
Điều trị cho con bằng các mẹo chữa bệnh tại nhà
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do môi trường sống, bệnh của con ở mức độ nhẹ thì bố mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như sau
Sử dụng lá khế
Chuẩn bị nguyên liệu: rửa sạch lá khế với nhiều lần nước sạch. Tốt nhất nên ngâm chúng với một ít muối loãng.
Lá khế vừa chuẩn bị cho vào chậu nóng rang lên cho héo rồi tiến hành giã nát.
Dùng lá khế này chà xát trực tiếp lên vùng da bị tổn thương ở trẻ, sử dụng nước ấm và khăn bông mềm để lau ráo nước.
Nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần, tình trạng của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.
Sử dụng mướp đắng để nấu nước cho bé.
Chuẩn bị nguyên liệu: 2 – 3 quả mướp đắng ngâm với nước muối pha loãng 5 – 10 phút rồi vớt ra ngoài cho ráo nước.
Mướp đắng vừa rửa thái lát mỏng rồi cho vào nồi nước và nấu nước. Nếu nhiệt độ quá nóng thì có thể dùng nước lạnh để pha thêm, nhiệt độ thích hợp là 25 – 30 độ C.
Tắm bằng lá mướp đắng trong khoảng 3 – 5 phút sau đó dùng nước ấm để tắm lại.
Mỗi ngày sử dụng 1 lần để cải thiện tình trạng mẩn đỏ.
Ngoài những lá thảo dược trên, mẹ có thể sử dụng lá kinh giới, sài đất,…chà xát lên vùng da bị tổn thương hay dùng nước để nấu nước tắm cho bé.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các mẹ đã hiểu thêm về tình trạng của con bị nổi mẩn trên da vào tháng thứ 4 cũng như có các biện pháp khắc phục tình trạng này.
Chúc bé luôn khỏe!
Mẹ nên tham khảo thêm: Khi trẻ bị mẩn đỏ ở lưng, mẹ nên làm thế nào?
Fons Care Baby – an toàn, dịu nhẹ với làn da em bé
Bé bị rôm ngứa, mụn nhọt, phần nhiều là do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chỉ việc sử dụng sữa tắm thôi, nếu chọn loại không phù hợp cũng có thể khiến bé gặp nhiều phiền toái.
Trong dân gian, nhiều người thường sử dụng một vài nắm trầu không hay tía tô để tắm cho bé. Các chất kháng sinh tự nhiên trong những loại thảo dược này sẽ giúp cho những tổn thương do viêm nhiễm ngoài da nhanh lành. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng bận bịu, với trăm mối lo toan, nên các bà mẹ hiện đại hầu như chẳng còn đủ thời gian để cất công tìm kiếm lá tắm hay đun đun, nấu nấu.
Thấu hiểu được điều này, độ ngũ chuyên gia Nghiên cứu của công ty Cổ phần Dược phẩm Lafon đã dành thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời sản phẩm sữa tắm thảo dược FONS CARE BABY.
FONS CARE BABY là sữa tắm thảo dược an toàn: 100% dược liệu thiên nhiên, KHÔNG chất tẩy rửa, KHÔNG dưỡng da hóa chất, KHÔNG tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCCCS và được Bộ Y Tế chứng nhận với số công bố: 220/20/CBMP-BN.
Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.
Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Fons Care Baby sử dụng chất tạo bọt tự nhiên từ saponin trong bồ kết và bồ hòn giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, không lo kích ứng.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Hướng dẫn sử dụng:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.
– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.
Có Fons Care Baby, bé an toàn tắm mát, mẹ tiết kiệm thời gian!
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và nhiều nhà thuốc tại các Tỉnh – Thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. HCM, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.