Nhiều người cho rằng, khi bị cảm thì cần tránh gió lạnh. Vậy “trẻ bị cảm có nên nằm điều hòa không?”. Các bạn hãy cùng lắng nghe Fonscare.vn giải đáp trong bài viết sau nhé.
Mục lục
- Ảnh hưởng của việc nằm điều hòa tới sức khỏe trẻ
- Trẻ bị cảm có nằm điều hòa được không?
- Những nguyên tắc cần biết khi cho trẻ nằm điều hòa
- Đảm bảo nhiệt độ điều hòa phù hợp với trẻ
- Không nên bật điều hòa 24/24
- Đặc biệt tuân thủ quy tắc 3 phút
- Không để gió điều hòa thổi thẳng vào chỗ trẻ ngủ
- Vệ sinh kỹ càng điều hòa và phòng trẻ ở
- Cho con uống nhiều nước
- Độ ẩm trong phòng điều hòa
- Đắp chăn mỏng cho bé, chỉ che từ phần ngực trở xuống
- Sử dụng quạt thông gió khi bật điều hòa
- Chỉ bật điều hòa khi thời tiết quá oi bức
- Một số lưu ý khác cha mẹ cần biết
- Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Ảnh hưởng của việc nằm điều hòa tới sức khỏe trẻ
Khi bước vào mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, oi bức kéo dài nên các gia đình hay cho trẻ nằm trong phòng điều hòa. Khi sử dụng điều hòa trong phòng có trẻ nhỏ cần phải lưu ý, tuân thủ đúng các nguyên tắc cần thiết để tránh gây hại tới sức khỏe của bé. Việc quá lạm dụng điều hòa hoặc bật điều hòa với nhiệt độ không phù hợp sẽ dễ làm cho trẻ mắc phải các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, đau họng,…
Bên cạnh đó, trẻ nằm quá lâu trong phòng điều hòa cũng rất dễ bị khô da, khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, sốt và bệnh tiêu chảy,… Ngoài ra, nếu cha mẹ để trẻ dành quá nhiều thời gian trong phòng bé sẽ có nguy cơ bị thiếu vitamin D vì không được tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên. Sự thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ có thể khiến các bé hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, sức đề kháng suy giảm, ngủ kém về ban đêm. Đồng thời, khi không được vui chơi, chạy nhảy, trẻ thường bị biếng ăn, ăn không ngon miệng do tiêu hao quá ít năng lượng.
Trẻ bị cảm có nằm điều hòa được không?
Theo các chuyên gia và bác sĩ, khi trẻ bị cảm vẫn có thể nằm được điều hòa bình thường vì điều hòa mang lại bầu không khí dễ chịu, mát mẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Điều hòa giúp không khí mát mẻ trong phòng luân chuyển, giúp cho luồng không khí này tiếp xúc trực tiếp với trẻ, làm dịu mát cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, khi bật điều hòa cho trẻ, cha mẹ cần phải lưu ý tới một số nguyên tắc quan trọng, để có thể giúp bé nghỉ ngơi tốt nhất, mau chóng lành bệnh.
Những nguyên tắc cần biết khi cho trẻ nằm điều hòa
Cơ thể trẻ em rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Nếu thời tiết quá nóng, trẻ rất dễ bị nổi rôm sảy, còn nếu môi trường quá lạnh, trẻ dễ bị ho, viêm phế quản. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới những nguyên tắc sau đây khi bật điều hòa cho trẻ:
Đảm bảo nhiệt độ điều hòa phù hợp với trẻ
Thân nhiệt trẻ em không giống thân nhiệt người lớn. Do đó, nhiệt độ phòng phù hợp cho người lớn thì chưa chắc đã phù hợp với cơ thể của trẻ. Ở trẻ em, trung tâm điều nhiệt, hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm chưa hoàn thiện – đặc biệt là với những trẻ dưới 3 tuổi – vì vậy, nếu nhiệt độ ngoài trời chỉ tăng lên đôi chút cũng làm cho trẻ thấy nóng. Lúc này, do cơ thể trẻ không điều tiết được nên cơ thể dễ dẫn đến bị rôm sảy. Nếu lại để nhiệt độ giảm xuống, cơ thể trẻ dễ bị lạnh, từ đó, trẻ dễ bị ho, cảm. Thông thường, đối với các phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện, nhiệt độ phù hợp là mức nhiệt độ từ 27 – 29 độ C.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ em bị cảm lạnh, ba mẹ phải làm sao?
Không nên bật điều hòa 24/24
Nếu ba mẹ bật điều hòa cả ngày, không khí trong phòng có thể chuyển sang lạnh, tù đọng, gây hại cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, mỗi ngày, các mẹ lưu ý nên tắt điều hòa tối thiểu 2 lần, mở tất cả các cửa phòng, bật quạt để xua hết không khí tù đọng trong ra ngoài. Ngoài ra, các mẹ nên đưa ánh nắng tự nhiên vào phòng càng nhiều càng tốt để cho không khí trong phòng được lưu thông, giúp trẻ bị cảm thấy dễ chịu hơn.
Đặc biệt tuân thủ quy tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong phòng điều hòa và ngoài phòng có thể nhanh chóng “đánh gục” sức đề kháng cơ thể trẻ, nhất là với trẻ đang bị cảm, càng làm cho tình trạng trẻ thêm tồi tệ hơn. Do đó các mẹ nên nhớ, mỗi khi muốn cho trẻ ra bên ngoài, hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho trẻ đứng chơi gần đó để quen dần với luồng không khí nóng bên ngoài. Ngoài ra, khi trẻ từ ngoài vào phòng, nếu cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, các mẹ nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ bình thường. Sau đó, mẹ mới nên bật điều hòa hoặc cho trẻ vào phòng điều hòa, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để gió điều hòa thổi thẳng vào chỗ trẻ ngủ
Khi trẻ bị cảm, nếu mẹ để quạt gió điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu,… sẽ khiến cho bệnh của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ dễ mắc thêm một số bệnh viêm đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm mũi, đau họng, viêm phổi,… Do đó, các mẹ nên đặt điều hòa ở trên cao, không hướng cánh cửa gió của điều hòa trực tiếp về phía trẻ nằm và không nên đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Các mẹ nên đặt tốc độ quạt gió thấp nhất và để quạt ở chế độ quay để có thể luân chuyển không khí trong phòng.
Có thể bạn quan tâm: Có nên tắm cho trẻ khi thời tiết lạnh không?
Vệ sinh kỹ càng điều hòa và phòng trẻ ở
Sau một mùa đông dài, các mẹ nên vệ sinh điều hòa sạch sẽ, bơm ga, rũ bụi trong tấm lưới lọc,… để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn, mầm bệnh lưu trú trong điều hòa gây hại cho hệ hô hấp của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải vệ sinh, lau dọn phòng điều hòa thường xuyên để loại bỏ được các mầm bệnh trong không khí.
Cho con uống nhiều nước
Cho con uống nhiều nước chưa bao giờ là lời khuyên thừa thãi. Khi bật điều hòa cho trẻ, việc đáng lo ngại nhất là cơ thể trẻ bị mất nước. Điều này sẽ khiến cho cơ thể trẻ suy nhược thêm, trẻ còn hay bị táo bón do phân cứng khó tiêu. Do đó, các mẹ nên cho con uống nhiều nước khi con nằm điều hòa. Có thể cho trẻ uống nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp… tất cả đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của trẻ, các mẹ nên cho con ăn thêm nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.
Độ ẩm trong phòng điều hòa
Ngoài yếu tố nhiệt độ, độ ẩm trong phòng cũng là điều cha mẹ cần phải lưu ý. Độ ẩm thích hợp nhất cho trẻ khoảng từ 40 đến 60%. Tốt nhất, các mẹ nên đặt một chậu nước nhỏ trong phòng hoặc dùng máy phun sương vào ban đêm mỗi khi bật điều hòa để đảm bảo độ ẩm nhất định trong phòng.
Đắp chăn mỏng cho bé, chỉ che từ phần ngực trở xuống
Mẹ chỉ nên đắp chăn mỏng cho trẻ từ phần ngực trở xuống để giữ ấm cơ thể con. Tránh việc đắp chăn kín mặt vì điều này có thể khiến cho trẻ bị khó thở. Bé bị cảm, sức đề kháng bị suy yếu nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và không khí bên ngoài dễ làm cho trẻ bị hạ thân nhiệt dẫn đến cảm nặng hơn.
Sử dụng quạt thông gió khi bật điều hòa
Khi trẻ bị cảm, các mẹ nên sử dụng máy lạnh cùng với quạt thông gió trong phòng để không khí trong phòng đỡ bị khó chịu, ngột ngạt hơn. Việc này tạo ra sự lưu thông không khí giữa bên ngoài và bên trong, giúp phòng thông thoáng hơn, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Hiện nay, nhiều hãng máy điều hòa đã bổ sung thêm được nhiều tính năng tiện lợi để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vì vậy, các mẹ hãy quan tâm tới sức khỏe cho trẻ từ những điều nhỏ nhất. Các mẹ nên tìm hiểu thêm các tính năng của máy điều hòa và sử dụng một cách phù hợp khi trẻ đang bị cảm nhé!
Chỉ bật điều hòa khi thời tiết quá oi bức
Phòng máy lạnh thường có nhiệt độ phòng thấp, do phòng kín nên làm cho quá trình lưu thông khí bị giảm xuống. Ngoài ra, đây còn là môi trường thuận lợi cho các loại virus phát triển và lây lan. Chính vì thế, các mẹ cũng nên hạn chế cho bé nằm điều hòa nếu thời tiết mát mẻ, không quá oi bức. Mẹ chỉ nên bật quạt nhỏ hoặc mở cửa để đón gió tự nhiên vào phòng.
Đọc thêm: Mẹo tắm lá dân gian cực kỳ đơn giản giúp bé nhanh hết cảm cúm
Một số lưu ý khác cha mẹ cần biết
Ngoài việc cha mẹ cần chú ý tới cách sử dụng điều hòa, các mẹ cũng cần để ý tới sức khỏe của bé và thực hiện theo một số hướng dẫn sau:
- Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để cơ thể trẻ giữ được độ ẩm cần thiết, tránh khô mũi.
- Cho trẻ ăn những loại thức ăn mát, giải nhiệt và tăng cường sức thêm đề kháng như: nước cam, nước chanh….
- Nên cho trẻ mặc các loại quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ làm từ vải cotton.
- Với những trẻ sơ sinh, các mẹ nên thay tã ướt thường xuyên, kịp thời để tránh cho bé bị lạnh.
- Nên để trẻ ra ngoài trời vào buổi sáng sớm tầm 6 – 7h sáng, khi nắng chưa lên gay gắt để trẻ tắm nắng, hít thở không khí trong lành ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Xem thêm: Sữa tắm chống cảm cho bé – loại nào tốt nhất?
Chắc hẳn qua bài viết trên, các mẹ cũng đã có câu trả lời thỏa đáng về việc có nên cho trẻ đang bị cảm nằm điều hòa không. Dù cho trẻ có hay không bị cảm, các mẹ vẫn nên lưu ý tới các nguyên tắc nằm điều hòa cho trẻ, để giữ sức khỏe cho bé thật tốt nhé!
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.