Rất nhiều bậc phụ huynh có chung thắc mắc: “Có nên tiêm vắc-xin theo lịch khi bé đang vị cảm hay không, liệu điều này có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ không? Nếu để con khỏe lên rồi mới tiêm thì có ảnh hưởng đến tác dụng vắc-xin hay không?” Tất cả những câu hỏi này sẽ được Fonscare.vn giải đáp chi tiết trong bài viết sau, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Có nên tiêm phòng khi trẻ đang bị cảm hay không?
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ là việc làm cực kỳ cần thiết, việc này giúp cho trẻ có được hệ miễn dịch tốt hơn, phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm và những bệnh khác có trong thành phần vắc-xin, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh có tâm lý e ngại khi tiêm phòng cho con, vì sợ con phản ứng với vắc-xin, đặc biệt khi trẻ đang bị cảm. Vậy khi trẻ bị cảm, liệu có tiêm phòng được không?
Điều này tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ như thế nào khi được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra, lúc đó, các bác sĩ quyết định xem có thực hiện tiêm cho trẻ hay không. Cụ thể như sau:
– Nếu trẻ chỉ bị cảm nhẹ, nhiệt độ cơ thể bình thường, bé không sốt, vẫn nô đùa, vui chơi và ăn uống tốt thì bé hoàn toàn có thể thực hiện việc tiêm phòng bình thường. Cha mẹ không cần lo tới bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào liên quan đến sức khỏe của trẻ.
– Nếu bé bị cảm kèm theo sốt (khoảng 38 độ C) nhưng không thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, trẻ vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cha mẹ nên để các bác sĩ chuyên môn thăm khám cho con, và bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên hoãn lịch tiêm của bé hay không. Điều này không chỉ giúp cho ba mẹ bớt lo lắng về tình trạng sức khỏe con, mà còn giúp phụ huynh có quyết định sáng suốt trong việc tiêm phòng bệnh ở trẻ nhỏ.
– Trường hợp không nên cho con đi tiêm phòng là khi trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc nhiều kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài, trẻ ngủ li bì. Nếu có dấu hiệu trên, có thể trẻ đã bị bội nhiễm vi khuẩn khiến sức đề kháng yếu ớt. Cha mẹ không nên cho con đi tiêm vắc xin khi trẻ đang gặp tình trạng bệnh nặng như vậy, bởi tiêm lúc này không đem lại hiệu quả, có khi còn phản tác dụng. Việc phụ huynh cần phải làm là đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám, điều trị dứt điểm bệnh của trẻ, sau đó để trẻ nghỉ ngơi, bình phục hoàn toàn rồi mới đưa con đi tiêm phòng lại.
Tiêm chủng đúng theo lịch sẽ giúp trẻ có được kháng thể bảo vệ tối ưu nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu sức khỏe trẻ không đủ điều kiện để tiêm chủng thì vẫn cần phải hoãn tiêm và tiêm bổ sung mũi vắc-xin thiếu khi sức khỏe trẻ đã ổn định. Việc tiêm bổ sung vắc-xin cần thực hiện sớm nhất khi có thể. Cha mẹ đừng quá lo lắng khi cảm có tiêm phòng được không, bởi vì trẻ hoàn toàn có thể tiêm phòng vào đợt sau mà không làm giảm đi công dụng của các loại vắc xin phòng bệnh.
Trong một số trường hợp như tiêm vắc-xin phòng uốn ván, tiêm vắc-xin phòng dại, sau khi trẻ bị động vật (chó, mèo, khỉ…) cắn với tình trạng trẻ sốt cao vì vết thương nhiễm trùng…, ba mẹ vẫn có thể tiêm cho trẻ vắc-xin, huyết thanh kháng dại đồng thời với điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng và điều trị hạ sốt.
Lưu ý: Nếu bé đang bị bệnh nặng thì việc hoãn tiêm phòng là điều cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ cũng như giúp cho vắc xin có thể phát huy tốt nhất những tác dụng phòng chống bệnh tật trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao, phòng ngừa như nào?
Tiêm phòng có làm trẻ bị bệnh nặng hơn hay không?
Vắc-xin có chứa các kháng nguyên kích thích cơ thể trẻ sinh ra các kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn, virus có ở trong thành phần vắc-xin. Từ đó, cơ thể trẻ tạo được trí nhớ miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh thực sự khi xâm nhập vào cơ thể những lần sau.
Một số biểu hiện, phản ứng sau khi tiêm phòng có thể gặp ở trẻ: sốt nhẹ, đau nhức vùng tiêm hoặc sưng đỏ nhẹ. Có trường hợp trẻ sau tiêm vắc-xin phòng cúm có thể bị hắt hơi, nhức đầu, chảy nước mũi trong, đau mỏi cơ. Đây đầu là triệu chứng giả cúm, triệu chứng này thường sẽ tự hết sau khi tiêm từ 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị gì. Phụ huynh có thể yên tâm vì đây là những phản ứng phụ được cho phép sau khi sử dụng vắc-xin. Tiêm vắc-xin không làm cho tình trạng bệnh của trẻ bị nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Bé bị cảm – nên ăn uống thế nào cho mau khỏe?
Phòng ngưa và chữa cảm cho trẻ trước khi tiêm phòng
Các mẹ nên chú ý đến lịch tiêm phòng của trẻ để chuẩn bị cho con có một sức khỏe tốt nhất:
- Luôn giữ ấm cơ thể cho bé như: mặc áo ấm lúc đưa trẻ ra ngoài khi thời tiết thay đổi, mát xa, làm ấm lòng bàn chân, vùng ngực của trẻ.
- Hằng ngày nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để giúp trẻ tăng cường thêm sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch tránh tình trạng sổ mũi, hắt hơi, ho ảnh hưởng đến quá trình tiêm phòng bệnh ở trẻ.
- Thường xuyên giặt giũ, thay chăn ga gối đệm, vệ sinh phòng để tránh tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ dẫn đến sổ mũi, hắt hơi kéo dài.
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nhằm loại bỏ các chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn có trong khoang mũi là tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi, sổ mũi ở trẻ. Khi sức khỏe của bé bình thường, các mẹ chỉ nên rửa mũi cho con từ 2 – 3 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý để cải thiện quá trình hô hấp tốt nhất. Không nên lạm dụng rửa mũi quá nhiều, vì điều đó có thể vô tình làm trẻ bị khô mũi, tổn thương niêm mạc mũi.
Khi trẻ bị cảm trước khi tiêm phòng:
- Lúc này, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy chú ý vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Các mẹ có thể dùng nước muối Nebial 3% dạng ống nhập khẩu 100% từ Italy để vệ sinh mũi cho con.
- Khi con bị cảm kéo dài, mẹ nên đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế để được nhận lời khuyên, thăm khám và điều trị kịp thời xem có thể để trẻ tiêm phòng được hay không. Các mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian khi không được bác sĩ chỉ định để tránh gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của con.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị cảm cúm nên tắm lá gì cho mau khỏi bệnh
Những trường hợp trẻ không được tiêm phòng hoặc hoãn tiêm phòng
Không tiêm phòng với những trường hợp trẻ
Trẻ có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước (có cùng thành phần): trẻ bị sốt cao trên 39°C kèm tình trạng co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
Trẻ bị suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng), chống chỉ định tiêm chủng với các loại vắc-xin sống.
Không tiêm cho trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ nhiễm HIV loại vắc-xin BCG mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
Một số trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin cụ thể.
Hoãn tiêm phòng với trường hợp trẻ
Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng các cơ quan (suy giảm hô hấp, suy giảm tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…) hoặc trẻ mắc phải các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Chỉ tiêm chủng cho trẻ khi sức khỏe đã ổn định.
Trẻ bị sốt ≥ 38°C (với trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên) và ≥ 37.50C (với trẻ sơ sinh) hoặc khi trẻ hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách) .
Tạm hoãn tiêm chủng vắc-xin sống giảm độc lực cho bé:
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ loại kháng huyết thanh viêm gan B)
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (có thể uống hoặc tiêm) liều cao (tương đương prednisone ≥ 2mg/kg/ngày), hoặc hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày.
Khi trẻ bị mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).
Những trẻ sơ sinh có tuổi thai < 28 tuần. Chỉ tiêm vắc-xin phòng viêm gan B khi trẻ đủ 28 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
Những trẻ sơ sinh có tuổi thai < 34 tuần sẽ tạm hoãn tiêm vắc-xin BCG, chỉ tiêm chủng khi trẻ đã đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
Những trẻ có cân nặng < 2000g mà mẹ có HbsAg (-). Đối với trường hợp mẹ có HBsAg (+) hoặc không xét nghiệm cho mẹ thì cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ.
Một số trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin riêng.
Đọc thêm: Chọn mua sữa tắm chống cảm cho bé – loại nào tốt?
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.