Cảm lạnh là bệnh vặt ở trẻ, hay gặp vào thời điểm giao mùa, nhất là với những bé dưới 5 tuổi. Tuy vậy, nhiều mẹ không biết xử lý thế nào cho đúng khi bé bị cảm lạnh, nhất là với những cặp vợ chồng mới có con. Để chia sẻ nỗi lo này với các bậc làm cha làm mẹ, các bạn hãy cùng Fonscare tìm hiểu các kiến thức về bệnh cũng như chữa cảm lạnh cho bé trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Thế nào là cảm lạnh? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh
Thế nào là cảm lạnh?
Cảm lạnh là một loại bệnh do virus gây ra, có đến hơn 200 loại virus gây nên tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là virus Rhinovirus. Chính vì cảm lạnh do các loại virus gây ra nên bệnh này không thể dùng kháng sinh để điều trị.
Thông thường, khi bị cảm lạnh, nếu bé có một thể trạng mạnh khỏe, bé sẽ tự khỏi và không cần phải đến khám bác sĩ. Nhưng nếu trẻ có hệ miễn dịch kém, thì bệnh sẽ dai dẳng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh
Rhinovirus là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các trường hợp bị cảm lạnh ở trẻ.
Các loại virus trên có thể lây nhiễm, xâm nhập vào bên trong hệ hô hấp của trẻ thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bệnh. Một số nguyên nhân thúc đẩy sự lây nhiễm này bao gồm:
- Khi người mắc bệnh đưa tay chạm vào miệng, mũi của mình sau đó tiếp xúc trực tiếp với trẻ mà không rửa tay trước.
- Bé tiếp xúc phải các vật dụng có chứa virus gây cảm lạnh như: bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, đồ chơi, quần áo.…
- Khi trẻ vô tình hít phải siêu vi khuẩn có khả năng gây bệnh tồn tại trong không khí.
- Do sự thay đổi thời tiết, không khí hanh khô hơn, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus cảm lạnh phát triển, khiến cho trẻ bị cảm lạnh hắt hơi sổ mũi hay ho.
- Do bé bị dị ứng hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.
Dấu hiệu của bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh có thời gian ủ bệnh khá ngắn, khoảng 1 – 3 ngày. Sau đó, các dấu hiệu của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện. Những dấu hiệu phổ biến ban đầu nhất ở trẻ em bao gồm:
Trẻ bị cảm lạnh sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.
Trẻ bị đau họng, ho.
Nước mũi chuyển dần từ trong, lỏng như nước sang màu vàng, vàng xanh và đặc hơn.
Vào những ngày kế tiếp, những triệu chứng bị cảm lạnh của trẻ sẽ dần rõ ràng và dễ nhận biết hơn như:
- Trẻ bị sốt cao, nôn trớ.
- Bé bị mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon.
- Trẻ hay quấy khóc, mắt đỏ, hay chảy nước mắt.
- Trẻ bị khó ngủ do các triệu chứng như: nghẹt mũi, sổ mũi, ho xuất hiện thường xuyên hơn.
- Thấy xuất hiện hạch bạch huyết sưng lên ở cổ hoặc sau đầu của trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ bị đi ngoài, tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm lạnh hay không. Tuy nhiên, triệu chứng này khá hiếm gặp và dễ bị gây nhầm lẫn với căn bệnh cảm cúm.
Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị cảm lạnh
Viêm tai cấp tính: Là một loại biến chứng thường gặp. Nếu bé bị cảm lạnh mà không được chữa trị, xử trí đúng cách sẽ có thể dẫn tới tình trạng viêm tai.
Lên cơn hen suyễn: Cảm lạnh cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bé bị thở khò khè, tức ngực. Nếu trẻ bị tiền sử hen, cảm lạnh sẽ dễ làm khởi phát cơn hen, do những triệu chứng cảm lạnh sẽ kéo dài hơn. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc trẻ bị hen suyễn cẩn thận hơn trong những mùa lạnh.
Viêm họng: Với những trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi, cảm lạnh thường dẫn đến tình trạng viêm họng. Một số dấu hiệu cảnh báo như: sưng họng đỏ amidan, đau họng, hay xuất hiện nốt nhỏ, màu đỏ vùng vòm họng,…
Viêm xoang: Khi trẻ bị cảm lạnh, có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn xoang mũi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi, phát triển trong dịch mũi và dần dẫn tới tình trạng viêm xoang, nhiễm trùng xoang mũi.
Viêm phổi: Nếu bé gặp phải những triệu chứng như: đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt cao…. ba mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Khi trẻ bị cảm lạnh, ba mẹ phải làm gì?
1- Dùng nước muối sinh lý thông mũi cho trẻ
Ngạt mũi là dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khi bé bị cảm lạnh, làm cho việc hấp thụ oxy xuống phổi khó khăn hơn, khiến cho trẻ bị khó thở.
Khi thấy mũi bé có nhiều dịch nhầy, bé hay chảy nước mũi thì ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con. Nước muối sinh lý có công dụng rửa sạch lỗ mũi, làm ẩm, làm trôi đi mầm bệnh, đồng thời giúp bé kháng khuẩn tốt hơn.
Mặt khác, nếu bé có dịch mũi quá đặc, các mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều vì chúng có thể gây tổn thương tới niêm mạc mũi non nớt của trẻ.
2- Nên cho trẻ ngủ nhiều hơn
Khi trẻ bị cảm lạnh, cơ thể sẽ mệt mỏi, bé hay lo lắng, căng thẳng. Do đó, ba mẹ nên hạn chế để trẻ vận động nhiều. Thay vào đó, hãy để cho con nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, để bảo vệ cho sức đề kháng của trẻ. Từ đó, giúp trẻ có tinh thần thư giãn thoải mái, tránh trường hợp bị đuối sức dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn.
3- Cần giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định
Trẻ bị cảm lạnh rất cần lưu ý đến việc giữ ấm vùng ngực, lưng, bụng, bàn chân. Không nên “bịt kín” bé quá mức để tránh việc mồ hôi ngấm ngược trở lại cơ thể khiến cho bé nhiễm lạnh nhiều hơn.
4- Dùng nước gừng để ngâm chân, tắm cho trẻ
Việc ba mẹ kiêng tắm cho trẻ khi trẻ bị cảm lạnh không những không giúp trẻ khỏi bệnh mà còn khiến cho trẻ bị bệnh thêm trầm trọng hơn. Nguyên nhân vì những vi khuẩn bám trên da bé không được khử, làm sạch nên chúng vẫn tấn công cơ thể trẻ.
Do đó, khi trẻ bị cảm lạnh, ba mẹ cần tắm nước gừng cho trẻ đúng cách để có thể giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định và vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé nhất có thể.
Cách tạo nước gừng tắm cho bé như sau:
- Chuẩn bị khoảng 3 nhánh gừng, 1 nắm lá húng quế.
- Rửa sạch 3 nhánh gừng rồi giã thật nát, sau đó cho vào nước nấu sôi. Khi nước sôi, thả lá húng quế vào, đun 5 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước gừng vào chậu, thau sạch, đợi nước âm ấm rồi cho bé ngâm người vào thau, tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 – 10 phút. Ngoài ra, cũng có thể dùng nước gừng này để ngâm chân cho bé hằng ngày.
Việc dùng nước gừng tắm, ngâm chân cho bé là cách tận dụng từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn, hiệu quả cao trong việc điều trị các loại bệnh vặt như sốt, ho, cảm lạnh, cảm cúm…
Đọc thêm: Trẻ bị cảm cúm nên tắm nước gì cho mau khỏi?
5- Ba mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé
Các mẹ cần phải chú ý tới việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, khi trẻ bị bệnh để nhanh chóng phục hồi cơ thể và sức đề kháng trẻ.
Nước: Khi trẻ bị bệnh, cơ thể sẽ bị mất khá nhiều nước. Do đó, các mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho trẻ để các dịch nhầy dễ tiêu tan hơn.
Sữa mẹ: Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, các mẹ nên cho bé uống sữa mẹ và sữa bột là an toàn và hiệu quả nhất.
Mật ong: Với những trẻ trên 1 tuổi, mỗi ngày, mẹ có thể cho trẻ dùng nửa thìa cà phê mật ong, sẽ giúp bé giảm các cơn ho vào ban đêm.
Hoa quả hoặc nước ép hoa quả: Bổ sung vào thực phẩm cho trẻ các loại hoa quả, đặc biệt là những hoa quả có chứa nhiều vitamin A và C như cam,táo… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể bé.
Chất béo và đạm: Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn loãng, dễ tiêu như: súp gà, súp cua, cháo hành nấu thịt, canh nóng,… và nên chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
6- Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng nặng xuất hiện
Nếu ba mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu, triệu chứng nặng như: đau ngực, thở gấp, sốt cao từ 39 độ C, ngủ lịm,… cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để biết được cách chữa bệnh cho trẻ. Tuyệt đối ba mẹ không được tự ý mua thuốc khi chưa nghe tư vấn từ bác sĩ vì những loại thuốc tây hiện nay khi dùng sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc chữa cảm cúm cho bé
Các cách phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ
Ba mẹ cần lưu ý một số cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh ở trẻ như sau:
- Tiêm phòng đầy đủ: Khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, ba mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa cảm lạnh do virus gây nên.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Nên cho bé ăn những loại thực phẩm có tính mát, giảm sưng viêm, tiêu nhầy, tránh cho bé ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường.
- Giữ vệ sinh nơi ở: Cần giữ cho môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cảm lạnh.
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng: Việc ba mẹ thường xuyên đưa trẻ đến những nơi đông đúc, ô nhiễm sẽ khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.
- Tránh ở gần trẻ nếu đang bị bệnh: Nếu trong gia đình, xuất hiện người bị cảm lạnh thì không nên cho trẻ lại gần người bị bệnh. Nếu trong trường hợp trẻ buộc phải tiếp xúc với người bệnh, cần phải đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng để hạn chế vi khuẩn lây nhiễm.
Fons Care Baby – Chống cảm lạnh cho bé yêu, ngừa mẩn ngứa, rôm sảy
🌿 Fons Care Baby với thành phần tinh dầu chanh, sả giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
🌿 Sản phẩm còn có kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh… chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
🌿 Các thành phần kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
🌿 Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
Fons Care Baby được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, cho ra từng giọt sữa tắm gội đạt chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, để chăm sóc và bảo vệ làn da bé an toàn tuyệt đối
Sản phẩm NÓI KHÔNG với chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Fons Care Baby chính là bảo bối của mẹ, giúp bé yêu an toàn trong thời tiết giao mùa.