Chốc lở hay chốc lây là một trong những bệnh lý về da rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của bé, đặc biệt là tay. Đây cũng được xem là một trong những vị trí xuất hiện chốc lở nhiều nhất ở trẻ. Đồng thời, vị trí này cũng khó chữa trị và gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng fonscare.vn tìm hiểu về căn bệnh chốc lở và cách điều trị hiệu quả cho trẻ bị chốc lở ở tay tại nhà nhé!
Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì?
Chốc lở là một bệnh lý về da xuất hiện từ rất lâu đời. Bệnh phát triển mạnh vào mua hè và mùa đông. Đối tượng mắc bệnh rất đa dạng, bất kể tuổi tác, giới tính. Trong đó, thường gặp nhất là trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Bệnh chốc lở có tên quốc tế là Impetigo. Đặc trưng của bệnh chốc lở đó chính là sự xuất hiện của các mụn mủ, bọng nước và vết đóng vảy trên bề mặt da. Trong Y học, người ta chia chốc lở thành 3 loại khác nhau dựa vào trạng thái đặc điểm khi xuất hiện bệnh. Cụ thể:
Chốc lở có bọng nước
Nguyên nhân: Chốc có bọng nước thường do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus gây ra.
Biểu hiện ngoài da: Chốc phát triển mạnh, hình thành các bóng nước lớn trông giống như nốt bỏng da. Bên trong bọng nước có mủ và rất dễ vỡ.
Các triệu chứng đi kèm: Ngứa, sốt cao kéo dài.
Chốc không bọng nước
Nguyên nhân: Do khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A gây ra.
Biểu hiện ngoài da: Đây là dạng chốc phổ biến nhất, da xuất hiện các vết lở, có thể có bọng nước li ti. Vùng bờ của vết lở có ít vảy da màu nâu sáng hoặc vàng mật ong.
Các triệu chứng đi kèm: Người bệnh cảm thấy ngứa, rát và có dấu hiệu sốt.
Chốc loét
Nguyên nhân: Do khuẩn liên cầu kết hợp cùng tụ cầu vàng gây ra.
Biểu hiện ngoài da: Đây là tình trạng nặng nhất của bệnh chốc ở trẻ nhỏ. Da xuất hiện vết loét, có mủ gây đau, rát cho người bệnh.
Các triệu chứng: Người bệnh có cảm giác đau rát và ngứa dữ dội. Sốt cũng là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị chốc loét. Trẻ có thể bị biếng ăn và mệt mỏi, ít năng động hơn mọi ngày.
Xem thêm: Trẻ bị chốc lở ở đầu phải làm thế nào?
Trẻ bị chốc lở ở tay có nguy hiểm không?
Chốc lở tuy là một bệnh lý ngoài da nhưng nó có tốc độ lây lan nhanh, bệnh trở nặng trong thời gian ngắn và gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Chính vì thế, khi thấy con em mình bị nhiễm chốc lở các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ mà cần phải chú ý chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ.
Hơn nữa, tay là một trong những bộ phận thường xuyên được trẻ đưa lên miệng, mũi, mắt, nhất là từ phần khuỷu tay trở xuống. Các vi khuẩn, vi nấm từ vết chốc có thể theo vào trong cơ thể gây hại cho các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, máu,…. Theo nhiều báo cáo y khoa cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị chốc lở xảy ra nhiều biến chứng như:
- Viêm mô tế bào.
- Viêm quầng.
- Hồng ban đa dạng.
- Nhiễm trùng huyết.
- Sốt tinh hồng nhiệt.
- Hội chứng bong vảy da.
- Vảy nến thể giọt.
- Viêm cầu thận cấp.
- Viêm mô bào sâu.
- Viêm hạch.
Ngoài ra, vết chốc lở khi lành có thể để lại sẹo trên bề mặt da của trẻ khiến trẻ tự ti khi lớn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tổ đỉa bàn tay có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa chốc lở tay cho trẻ
Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ con tránh khỏi việc mắc phải bệnh chốc lây tại nhà thông qua các việc làm vô cùng đơn giản như:
Cách ly khỏi nguồn bệnh
Chốc lở là một bệnh lý lây lan thông qua tiếp xúc. Chính vì thế, bố mẹ cần hạn chế cho con tiếp xúc gần với người bệnh. Nếu trẻ bị chốc lở ở 1 vị trí nào đó thì hãy nhanh chóng điều trị, vệ sinh, tránh để trẻ dây ra các vị trí khác khiến bệnh lan khắp toàn thân.
Giữ gìn vệ sinh
Giữ gìn vệ sinh chính là yếu tố đầu tiên cần phải được đảm bảo để giúp con tránh khỏi bệnh lý về da và các bệnh lý thường gặp khác. Nên tắm rửa cho con mỗi ngày bằng xà phòng chuyên dụng, cho trẻ mặc những trang phục sạch sẽ, thoáng mồ hôi. Vệ sinh nhà cửa và các vật dụng trong nhà để tạo cho trẻ một môi trường phát triển an toàn.
Bảo vệ da
Chốc lở là một bệnh lý lây qua da. Vi khuẩn gây nên bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể của con thông qua các vết thương hở. Vì thế, bố mẹ nên cẩn thận không nên để con bị trầy xước da. Nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh việc trẻ cào rách da. Kiểm tra các đồ chơi đảm bảo không gây thương tích cho con và cho con chơi trong không gian an toàn, không có các vật cứng nhọn.
Tăng sức đề kháng cho con
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công. Để giúp con mạnh khỏe từ bên trong, có thể tự chống lại sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây bệnh này bố mẹ nên chú ý giúp con bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao đề kháng. Hãy nhớ cho con uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh. Ngoài ra, nên cho con uống bổ sung các loại vitamin thiết yếu và chủ động cho con thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Đọc thêm: Trẻ bị chốc lở ở chân phải làm sao?
Phương pháp điều trị chốc lở ở tay cho trẻ
Phải làm gì khi trẻ bị chốc lở? Cách điều trị chốc lở ở tay cho trẻ hiệu quả là gì? Dưới đây là một số phương pháp điều trị gợi ý các bạn có thể tham khảo giúp con nhanh chóng khỏi bệnh nhé!
Phương pháp Tây Y
Điều trị chốc lở theo phương pháp Tây y được khá nhiều người áp dụng hiện nay bởi nó có khả năng diệt nhanh, gọn, tận gốc bệnh chốc lở ở tay cho trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn trước khi sử dụng.
Hiện nay, trị chốc lở ở tay cho trẻ bằng phương pháp Tây Y có các dạng sau:
Sát khuẩn – làm sạch vết chốc
Sử dụng các dung dịch chuyên dụng để rửa, làm sạch vết chốc và loại bỏ các tụ cầu, liên cầu trên vết chốc. Từ đó hạn chế sự lây lan và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Các dung dịch sát khuẩn thông dụng bố mẹ có thể tham khảo như là:
- Povidine iodine.
- Chlorhexidine.
- Castellani (acid fusidic).
- Milian ( xanh methylen).
- Thuốc tím.
- Hydrogen Peroxide ( Oxy già, H2O2).
Thuốc mỡ
Thuốc mở hay còn gọi là thuốc bôi kháng sinh. Đây là một trong những nhóm thuốc đặc hiệu trị chốc lở hiện nay. Hoạt tính trong các loại thuốc mỡ có vai trò khắc chế vi khuẩn và diệt khuẩn. Nhờ đó, bệnh được cải thiện nhanh chóng, an toàn hơn.
Các loại thuốc mỡ được nhiều phụ huynh tin dùng để điều trị chốc lở cho trẻ bị chốc lở ở tay là:
- Mupirocin: Ức chế trực tiếp Staphylococcus Aureus.
- Gentamicin: “Trị” được tụ cầu khuẩn, ngay cả với chủng kháng methicillin.
- Acid Fusidic: Hoạt chất kháng sinh khắc chế được với hầu hết vi khuẩn gram dương, đặc biệt là Staphylococcus và chủng kháng penicillinase.
Thuốc kháng sinh
Bên cạnh việc sát khuẩn, thoa thuốc ngoài da, các loại thuốc uống cũng được nhiều bố mẹ áp dụng để giúp con nhanh chóng dứt bệnh. Thông thường các loại thuốc uống trị chốc lở ở trẻ là thuốc kháng sinh như:
- Cephalexin (nhóm Cephalosporin): Tác động trực tiếp đến tế bào của vi khuẩn từ đó làm vỡ thành và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Amoxicillin: Kiềm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc có tác dụng tốt với cả vi khuẩn gram dương và gram âm.
- Trimethoprim: Ức chế enzyme kìm hãm vi khuẩn phát triển.
- Oxacillin: Ức chế không cho tụ cầu tiết ra penicilinase.
Ngoài ra, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol, NSAID (Aspirin, Ibuprofen…),….. cũng có tác dụng khá tốt trong việc điều trị chốc lở ở trẻ em
Phương pháp dân gian
Trong dân gian cũng xuất hiện rất nhiều cách trị chốc lở ở trẻ em. Bố mẹ có thể tham khảo áp dụng để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Điều trị theo phương pháp dân gian chủ yếu dựa vào các nguyên liệu tự nhiên cho nên rất an toàn, dễ tìm lại có thể tiết kiệm được kha khá chi phí cho nên rất nhiều phụ huynh đã thử nghiệm.
Trong cách điều trị này cũng sẽ có 2 dạng là tắm, rửa ngoài da và đắp, bôi trực tiếp. Các thảo dược có tác dụng tốt trong việc điều trị chốc lở ở trẻ em phải kể đến như là:
- Lá trà xanh.
- Lá khế chua.
- Lá bạch hoa xà.
- Hành hoa + Mật ong.
- Cây sài đất.
- Trị chốc lở bằng nha đam.
- Lá tía tô.
- Hết chốc lở nhờ cây mao lương hoa vàng.
- Bồ công anh.
Xem chi tiết: Hướng dẫn tắm lá cho trẻ bị chốc lở
Đến đây, fonscare.vn đã giúp các bạn tìm hiểu về bệnh chốc lở ở trẻ. Trẻ bị chốc lở tay sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu bố mẹ nắm vững các kiến thức phòng ngừa, điều trị bệnh. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc bé. Theo dõi ngay website của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
Đọc thêm: Bé bị chốc lở nên ăn gì, kiêng gì?
Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết mẩn ngứa
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, mẩn ngứa, lông măng, thủy đậu, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Fons Care Baby sử dụng chất tạo bọt tự nhiên từ saponin trong bồ kết và bồ hòn giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, không lo kích ứng.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.