Dị ứng thời tiết là một dạng bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ nhỏ vào những ngày tiết trời thay đổi thất thường. Bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị, ba mẹ cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé. Theo các chuyên gia da liễu, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của dị ứng thời tiết, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để nhanh khỏi? Hãy cùng Fonscare.vn nghiên cứu chi tiết trong bài viết sau đây!
Mục lục
Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
Dị ứng thời tiết là một loại bệnh có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu và cơ địa nhạy cảm sẽ dễ phát bệnh nhất. Bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, tiết trời thay đổi thất thường. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến các bé cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc.
Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thể trạng của bé, theo dõi kỹ lưỡng các triệu chứng xảy ra để có hướng giải quyết kịp thời. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này cũng cần được chú trọng hàng đầu.
Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Trẻ nhỏ bị dị ứng thời tiết thường sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:
Hắt hơi nhiều lần liên tục
Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy dị ứng sắp bùng phát. Nếu bạn thấy bé hắt hơi nhiều lần nhưng không xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh thì rất có thể bé đã bị dị ứng. Ba mẹ nên theo dõi từ những dấu hiệu nhỏ nhất này để kịp thời chữa trị cho con.
Phát ban trên da
Các nốt phát ban trên da có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những triệu chứng nổi bật do dị ứng thời tiết gây ra. Lúc này, trên da của bé sẽ nổi các nốt sần, sưng đỏ tương tự như vết muỗi đốt ở những vị trí ít được che chắn như mặt, cổ, tay, chân hay thậm chí là toàn thân. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Dụi mũi, sổ mũi
Đây là dấu hiệu chung của các loại dị ứng. Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có các biểu hiện hắt hơi, tiết nhiều dịch mũi. Lúc này, bé sẽ cảm thấy khó thở và thường lấy tay dụi mũi. Đặc biệt, đối với các bé bị viêm mũi dị ứng mãn tính thì tình trạng này còn trầm trọng hơn. Rất nhiều ba mẹ thường nhầm lẫn triệu chứng này với tình trạng cảm cúm thông thường nên không có phương pháp chữa trị đúng cách.
Sốt
Trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ bị suy giảm sức đề kháng và dẫn đến tình trạng sốt cao. Bên cạnh đó, trẻ có thể xuất hiện những cơn cảm lạnh kéo dài cùng một số bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.
Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để chóng khỏi?
Bên cạnh những tác nhân gây bệnh từ thời tiết thì tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, việc kiêng khem đúng cách sẽ giúp cho tình trạng này được cải thiện hoặc ít nhất là không kéo dài trầm trọng hơn. Vậy trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng của bé cần thay đổi như thế nào?
Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều đạm
Protein là một chất rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lượng protein có chứa trong hải sản sẽ khiến cho tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, nó có thể gây ra một số biểu hiện trên cơ thể của bé như ngứa môi, miệng hoặc cổ họng, sưng phù toàn thân, nổi mẩn đỏ toàn thân, khó thở,…
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên thận trọng khi cho con sử dụng các loại thực phẩm như trứng, sữa, bơ… Bởi chúng cũng rất dễ gây kích ứng, làm ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ. Cách tốt nhất là khi bé đang trong tình trạng dị ứng thời tiết, ba mẹ nên điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày của bé. Tuyệt đối không nên cho bé ăn các loại hải sản, thực phẩm chứa nhiều đạm.
Tránh một số loại hạt, trái cây tươi
Hầu hết, các loại hạt và trái cây tươi đều chứa các nguồn dưỡng chất và vitamin tốt cho sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, một số ít trong đó lại có những loại hạt và trái cây khiến cho tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn như: kiwi, táo, hạnh nhân, hạt phỉ,… Vì vậy, ba mẹ cần tránh cho con ăn các loại hạt hoặc trái cây này.
Ngoài ra, trên một số loại trái cây có thể dính lượng phấn hoa trên bề mặt – tác nhân gây dị ứng. Do đó, cần chú ý rửa sạch hoa quả cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi cho bé ăn.
Không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật
Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, nếu mặc các loại quần áo quá chật và bí bách sẽ khiến cho lớp vải cọ xát vào các vết mẩn ngứa trên da. Nó có thể khiến cho vết ngứa lan rộng và tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Không chỉ vậy, nếu các vết mẩn ngứa bị cọ xát quá mạnh có thể gây ra trầy xước, ngứa rát, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng da ở trẻ. Vì vậy, khi mặc quần áo cho con, ba mẹ nên chú ý lựa chọn loại vải cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt, quần áo phải có độ rộng thoải mái để không làm bí bách làn da của bé.
Tránh cho bé tiếp xúc với gió lạnh
Hạn chế tối đa việc cho bé tiếp xúc với gió lạnh bởi điều đó sẽ khiến cho làn da của bé trở nên khô hơn. Khi đó, tình trạng ngứa ngáy lại càng có cơ hội bộc phát nghiêm trọng. Những lúc này, trẻ sẽ càng gãi khiến cho các nốt mẩn ngứa nhanh chóng lan rộng ra toàn thân.
Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên giữ ấm cho cơ thể bé một cách tốt nhất. Trường hợp phải đi ra ngoài thì phải sử dụng áo khoác rộng, che chắn gió tốt và quấn thêm khăn choàng cổ cho bé.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài
Ba mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bất kỳ tác nhân nào từ môi trường bên ngoài như nắng, mưa, khói, bụi,… Bởi những tác nhân độc hại này sẽ khiến cho tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ
Thời điểm giao mùa chính là lúc bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ dễ bùng phát nhất. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như môi trường nghỉ ngơi của trẻ để phòng tránh tình trạng dị ứng thời tiết.
Về chế độ dinh dưỡng
- Cho trẻ ăn uống điều độ, uống đủ nước mỗi ngày.
- Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm tươi mát như rau củ quả, trái cây tươi,…
- Cung cấp thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, khoáng chất,… để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Về điều kiện sinh hoạt
Hạn chế cho trẻ sinh hoạt ngoài trời khi tiết trời đang ở thời điểm giao mùa.
- Nếu cần thiết phải ra ngoài thì cần trang bị cho trẻ đầy đủ áo ấm, khăn choàng cổ, mũ, găng tay, tất,…
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ vật bằng vải như thú nhồi bông, thảm, rèm cửa,… Đây đều là những đồ vật có khả năng bám nhiều bụi bẩn – tác nhân gây dị ứng.
- Cho trẻ tắm nước ấm để làm dịu da; thường xuyên vệ sinh mũi và súc miệng để loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
Về chế độ nghỉ ngơi
- Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ và các nơi ẩm mốc để tạo một môi trường sống thông thoáng, không tích tụ bụi bẩn.
- Thường xuyên thay chăn ga. Đây là những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với làn da của trẻ. Nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ thì chúng sẽ là các tác nhân hàng đầu gây ra dị ứng.
- Khi tiết trời trở lạnh nên giữ ấm cho trẻ và tránh cho trẻ hoạt động, vui chơi ở ngoài trời.
- Khi tiết trời nóng thì nên tắm cho bé 2 lần/ngày để hạ thân nhiệt, giảm tiết mồ hôi. Ngoài ra, nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để hạn chế sự ma sát và gây kích ứng trên da.
Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Khi tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ trở nặng, ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da cho trẻ. Điều này có thể khiến cho trẻ bị dị ứng thuốc, dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí tình trạng dị ứng kéo dài và trở nặng hơn. Vì vậy, mọi loại thuốc trước khi cho trẻ sử dụng đều phải được kê đơn từ bác sĩ và có chỉ định phù hợp.
Đến đây, hy vọng ba mẹ đã nắm rõ trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì? Mong rằng những thông tin hữu ích mà Fonscare.vn cung cấp có thể giúp các bậc phụ huynh yên tâm và biết cách kết hợp giữa điều trị bệnh với chế độ kiêng khem để tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ nhanh chóng được cải thiện. Cuối cùng, hãy lắng nghe cơ thể của con mỗi ngày để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường và có hướng điều trị kịp thời ba mẹ nhé!
SỮA TẮM THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH LÀN DA BÉ
Da của bé đang nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, vì vậy lúc này tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược là an toàn nhất. Mách mẹ sữa tắm thảo dược Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành và có nhiều ưu điểm đáng nói:
CHĂM SÓC DA BÉ TOÀN DIỆN
- Saponin trong bồ hòn, bồ kết nhẹ nhàng làm sạch da và tóc.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, trà xanh, tía tô… hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Tinh dầu chanh sả ngăn ngừa côn trùng tấn công, bảo vệ bé khi thời tiết giao mùa, cho bé giấc ngủ ngon lành.
AN TOÀN
- 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, không chất tẩy rửa, dưỡng da hóa chất, không chất làm màu nhân tạo, không corticoid.
- Chỉ số pH = 5~6 phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm gắt gao đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Sản phẩm có thể thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… mà không sợ bị kích ứng.
TIỆN LỢI
- Công dụng 2 trong 1: Vừa tắm – vừa gội, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
- Thể chất ở dạng gel tiện lợi khi sử dụng, tránh gây lãng phí so với các loại nước tắm baby pha sẵn khác.
*** Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.