Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh ngoài da trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm da dị ứng do thời tiết. Bệnh khiến trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì luôn là thắc mắc của các bậc phụ huynh có con bị dị ứng thời tiết. Để hiểu rõ hơn về bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ cũng như phương pháp điều trị bệnh bằng lá thảo dược dân gian, mời bố mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Mục lục
Dấu hiệu của trẻ bị dị ứng thời tiết
Khi gặp phải các thay đổi đột ngột của môi trường, khí hậu, nhiệt độ độ ẩm, trẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu của viêm da dị ứng như:
- Phát ban trên da. Các nốt ban đỏ có thể xuất hiện toàn thân hoặc tại một số bộ phận trên cơ thể
- Da châm chích, ngứa ngáy, trẻ liên tục gãi
- Các vết mẩn đỏ, sẩn nóng rát, đỏ xung quanh, thậm chí có thể viêm
- Chảy nước mũi, ngạt mũi, đau rát họng
- Trẻ bị chán ăn, quấy khóc
- Trẻ có thể bị tiêu chảy, đau bụng
- Da trẻ khô và có dấu hiệu bong tróc
Do vậy để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu do dị ứng thời tiết, bố mẹ cần có các phương pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ ngay khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu của dị ứng thời tiết.
Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện của dị ứng thời tiết, bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là một bệnh lý rất phổ biến và không nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với những trẻ có bệnh lý về cơ địa, dị ứng thời tiết có thể dẫn đến các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc viêm kết mạc dị ứng.
Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, chán ăn khi bị dị ứng thời tiết.Vì vậy, mẹ cần có biện pháp điều trị bệnh kịp thời để bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của trẻ.
Bé bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe của trẻ và phương pháp chăm sóc, điều trị của bố mẹ. Với các trường hợp nhẹ, các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm sau 3 – 4 ngày. Trong khi các trường hợp nặng hơn, bệnh có thể kéo dài đến vài tuần hoặc vài tháng.
Để dị ứng thời tiết không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, bố mẹ nên có các phương pháp chăm sóc và điều trị sớm cho bé ngay khi phát hiện bệnh.
Xem thêm:Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất
Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì?
Tắm nước lá thảo dược từ lâu đã được các bậc phụ huynh tin dùng để điều trị các dị ứng thời tiết cấp độ nhẹ cho trẻ. Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, nguyên liệu sẵn có, an toàn và hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Một số loại lá mẹ có thể tham khảo để làm nước tắm cho bé:
Tắm lá lốt cho trẻ
Lá lốt được biết tới là một dược liệu chuyên dùng để hỗ trợ và điều trị các bệnh về da đặc biệt là dị ứng. Theo các nghiên cứu Đông y, các thành phần hữu ích có trong lá lốt được được đánh giá như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêm viêm, mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Để điều trị dị ứng thời tiết cho bé hiệu quả bằng nước tắm lá lốt, mẹ hãy làm theo các chỉ dẫn sau:
- Rửa sạch một lượng lá lốt vừa đủ dùng. Mẹ nên ngâm lá trong dung dịch nước muối loãng để loại hết vi khuẩn và bụi bẩn bám trên bề mặt lá.
- Sau khi đã làm sạch lá, mẹ cho toàn bộ lá và nước vào trong ấm đun sôi ở lửa nhỏ để các hoạt chất trong lá được tiết ra tối đa.
- Bỏ phần bã, lấy phần nước hòa nước đã sôi với nước lạnh, sạch đủ ấm để tắm cho bé.
Tắm bé bằng nước lá chè xanh
Nước lá chè xanh không chỉ được biết đến như một loại nước thanh nhiệt, lợi tiểu mà còn có thể dùng để tắm chữa dị ứng thời tiết cho bé. Trong lá chè xanh có chứa hàm lượng cao quercetin và vitamin C dồi dào, đây là hai dưỡng chất giúp giảm ngứa, tiêu viêm, phục hồi da và giảm thâm nhiễm hiệu quả.
Các bước tắm bé với lá chè xanh hiệu quả, mẹ có thể tham khảo:
- Ngâm lá chè xanh tươi với muối sạch để loại bỏ bụi bẩn, chất độc hại và rửa sạch lại bằng nước.
- Để ráo, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với một lượng nước vừa phải trong 10 phút. Mẹ pha phần nước với nước lạnh nhưng cần đảm bảo nhiệt độ nước đủ ấm cho cơ thể bé.
- Mẹ tắm cho bé nhẹ nhàng, không cào mạnh khiến da bé tổn thương. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm lau khô người con và mặc quần áo để con không bị cảm lạnh.
Tắm cho bé bằng nước lá ngải cứu
Thành phần tự nhiên trong ngải cứu giúp phục hồi các mô da, kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa nhanh. Với lượng chất chống oxy hóa lớn, lá ngải cứu giúp phục hồi những vùng da bị tổn thương do viêm nhiễm gây ra.
Hướng dẫn mẹ tắm cho bé bị dị ứng thời tiết bằng lá ngải cứu hiệu quả:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu còn tươi, loại bỏ những lá bị hỏng, sau đó rửa sạch bằng nước và ngâm trong nước muối loãng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên bề mặt lá. Sau đó thái nhỏ thành từng đốt tầm 2cm.
- Đun cùng nước sạch cho tới khi nước đun chuyển màu vàng.
- Mẹ pha thêm nước ngải cứu cùng nước lạnh nhưng cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm bé là 35 – 38 độ C.
- Sau khi tắm cho bé bằng nước ngải cứu xong, mẹ chuẩn bị thêm ca nước sạch để tắm tráng lại cho bé. Khi tắm tráng xong, lau khô cơ thể bé bằng khăn mềm rồi mặc quần áo.
Sử dụng lá khế
Lá khế vừa dễ tìm lại có nhiều công dụng hữu ích, trong đó phải kể tới các công dụng như sát trùng, điều trị dị ứng, phát ban và nổi mẩn đỏ. Đối với việc điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em, lá khế sẽ giúp làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh và tiêu diệt vi khuẩn ngăn ngừa bệnh tái phát.
Các bước thực hiện tắm lá khế cho bé mẹ có thể tham khảo:
- Lá khế tươi, mẹ cần nhặt bỏ lá sâu, úa, tuốt rời từng lá và rửa với nước sạch. Sau đó, ngâm với nước muối loãng trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Cho lá khế và nước vào đun sôi, mẹ nhớ canh kỹ tránh nước trào ra ngoài. Nước sôi, mẹ hạ lửa nhỏ và đun sôi 5 -7 phút
- Mẹ lấy phần nước và hòa nước đã sôi ới nước lạnh đủ ấm để tắm cho bé.
Tắm nước lá trầu không
Lá trầu không có chứa đặc tính dược lý cao vfa thành phần chứa lượng tinh dầu thơm lớn, lá trầu không vừa có công dụng khử mùi, vừa ức chế được sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Tắm lá trầu không được coi là một biện pháp an toàn trong việc điều trị dị ứng thời tiết và giảm tối đa nguy cơ bội nhiễm.
Cách tắm cho bé bị dị ứng thời tiết bằng lá trầu không hiệu quả:
- Chuẩn bị một lượng lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước. Sau đó vò nát và thái nhỏ.
- Đun sôi nước, có thể cho thêm một vài hạt muối. Nước sôi thì cho lá trầu không vào nồi và đun trong 10 – 15 phút.
- Mẹ pha dung dịch nước trầu không đã đun sôi với nước lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm là 35 – 38 độ C.
- Sau khi tắm xong cho bé bị dị ứng thời tiết, mẹ tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm và lau khô người cho bé bằng khăn mềm.
Tắm cho bé bằng lá kinh giới
Lá kinh giới không chỉ là cách chữa dị ứng thời tiết cho bé theo dân gian mà nó còn được các bác sĩ chứng minh và công nhận hiệu quả của loại lá này. Hoạt chất d-limonene, d-menthol, menthol racemic… có trong loại lá này giúp loại bỏ các triệu chứng của dị ứng thời tiết.
Để chữa trị dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ bằng lá kinh giới, mẹ cần thực hiện các bước sau:
- Chuẩn bị một chậu nước ấm và những vật dụng cần thiết để tắm cho bé
- Rửa sạch một nắm lá kinh giới rồi giã nát lấy nước cốt
- Nước cốt thu được pha với nước ấm đã chuẩn bị để tắm cho bé
- Sau khi tắm xong cho bé, mẹ lau lại người cho con bằng khăn bông mềm.
Tắm cho bé bằng lá đơn đỏ
Theo Đông y, lá đơn đỏ là một loại thảo dược có tính mát, giúp thành nhiệt, giải độc, làm mát da rất tốt. các hoạt chất tự nhiên có trong lá đơn đỏ như tanin, coumarin, saponin, flavonoid có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm thích hợp điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ.
Cách tắm cho bé bằng lá đơn đỏ như sau:
- Lá đơn đỏ tươi, rửa sạch và đun sôi cùng 2 lít nước
- Mẹ pha thêm với nước lạnh cho ấm rồi tắm cho bé. Nhiệt độ nước tắm cần đảm bảo ở nhiệt độ 37 – 38 độ C.
Những lưu ý khi sử dụng tắm cho bé bị dị ứng thời tiết bằng các loại lá thảo dược
Sử dụng các loại lá thảo dược để tắm cho bé bị dị ứng hời tiết là một hướng điều trị an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả và làm giảm các triệu chứng của dị ứng với những bé bị dị ứng thời tiết cấp độ nhẹ. Trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết thể nặng, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chữa và có hướng khắc phục phù hợp nhất.
Trong khi sử dụng các loại lá tắm cho bé bị dị ứng thời tiết, mẹ nên tham khảo một số lưu ý sau:
- Mẹ cần rửa thật sạch lá bằng nước sạch và nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại.
- Khi rửa lá, không nên vò quá mạnh vì dễ khiến dưỡng chất bên trong mất đi, giảm hiệu quả chữa bệnh.
- Khi pha nước tắm cho bé, mẹ cần lưu ý không pha nước quá nóng có thể gây bỏng, rát da. Nước quá nguội, nước tắm lá sẽ không phát huy được công dụng như ý.
- Khi tắm mẹ không nên chà xát mạnh vào da bé, dễ khiến gây nhiễm trùng da.
- Mẹ cần tắm cho bé nơi ấm áp, kín gió, tránh bị cảm lạnh.
Hy vọng bài viết trên giúp bố mẹ hiểu rõ về dị ứng thời tiết ở trẻ em và một số loại lá tắm mẹ có thể tham khảo để tắm cho bé khi bé bị dị ứng thời tiết.