Thói quen vệ sinh không sạch sẽ rất dễ gây nên các bệnh ngoài da ở trẻ em, trong số đó, bệnh ghẻ là bệnh da liêu tương đối phổ biến. Giống như các bệnh da liễu khác, ghẻ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu như trẻ không được trị kịp thời. Đặc biệt là tình trạng trẻ bị ghẻ trên đầu. Bài viết sau sẽ giúp cho phụ huynh biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị tình trạng bệnh này ở trẻ.
Mục lục
Triệu chứng bệnh ghẻ da đầu ở trẻ
Ghẻ da đầu là một trong những căn bệnh ngoài da gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của trẻ nhỏ và người thân xung quanh. Đặc biệt, bệnh ghẻ rất dễ lây lan giữa người này với người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: gối, chăn, màn, lược,… với người bệnh.
Những triệu chứng của bệnh ghẻ da đầu như:
Khi da đầu trẻ bị ghẻ, triệu chứng đầu tiên chính là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khiến những ai mắc bệnh cũng đều phải đưa tay lên gãi. Đặc biệt, mức độ ngứa và khó chịu sẽ tăng thêm về ban đêm. Kèm theo đó là xuất hiện mụn nước trên vùng da đầu, nhất là ở giữa các nếp gấp của da hay ở trên vùng da nhiều tuyến dầu. Thậm chí, nó có thể hình thành ở giữa và trong lông mày, hoặc hai bên mũi hay phía sau tai.
Bệnh ghẻ da đầu khiến cho trẻ xuất hiện nhiều vảy da đầu, làn da bị mẩn đỏ. Theo thời gian, trên đầu trẻ xuất hiện các mảng da bị bong vảy, loét, chảy mủ. Cùng với đó, có mùi lạ trên đầu trẻ gây tình trạng cực kỳ khó chịu. Nếu như cha mẹ không điều trị sớm bệnh cho trẻ, trẻ sẽ bị rụng nhiều tóc, có nguy cơ dẫn đến hói đầu.
Có thể bạn quan tâm: Ghẻ chân ở trẻ, những điều ba mẹ nên biết.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ da đầu ở trẻ
Bệnh ghẻ da đầu hình thành là do một loại trùng ký sinh trên da gây ra, có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời kỳ, bất kỳ mùa nào trong năm, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm xuân hè, do điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ giúp loài ký sinh trùng này hoành hành và phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi vậy, da đầu trẻ bị ghẻ thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa xuân hè.
Một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh ghẻ da đầu sinh sôi, phát triển mạnh có thể kể đến như:
- Vệ sinh da đầu ở trẻ kém, dẫn đến mồ hôi, bụi bẩn tích tụ nhiều trên da đầu. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho ghẻ hình thành và phát triển.
- Các mẹ sử dụng dầu gội không phù hợp với da đầu trẻ.
- Do trẻ dùng chung chăn, gối, lược chải đầu, hay tiếp xúc trực tiếp… với người mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ghẻ mủ, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị.
Điều trị bệnh ghẻ da đầu ở trẻ
Ngay khi phát hiện da đầu trẻ có những biểu hiện của ghẻ, cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp để điều trị bệnh cho phù hợp. Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thông thường giai đoạn đầu điều trị bệnh ghẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do bệnh ghẻ hình thành và phát triển trên da nên khi sử dụng thuốc bôi khó tiếp cận khu vực này.
Điều trị theo phương pháp Tây y
Các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi trên vùng da đầu trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần phải làm khéo léo và cẩn thận để thuốc đảm bảo bôi đúng tại các vị trí da bị nhiễm bệnh. Có thể kể đến một số loại thuốc bôi như:
- D.E.P. (dietyl phtalat): Loại thuốc bôi ngày từ 2 – 3 lần. Không dùng cho trẻ sơ sinh và không được bôi vào bộ phận sinh dục.
- Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate): Các mẹ tiến hành bôi cho trẻ 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Sau 24 giờ cần tắm gội, giặt quần áo sạch.
- Eurax (crotamintan) 10%: Là loại thuốc bôi, sử dụng theo khoảng thời gian cứ 6 – 10 giờ bôi cho trẻ 1 lần.
- Permethrin cream 5% (Elimite): Đây là loại thuốc bôi khá an toàn, có thể dùng được cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Đối với những trường hợp trẻ khi xài thuốc bôi mà vẫn không hiệu quả hoặc đối với một số trường hợp tình trạng ghẻ da đầu ở trẻ quá nặng nề thì sẽ được chỉ định xài thuốc để uống. Ưu điểm của các loại thuốc uống là kháng nấm, trị nấm từ sâu bên trong cơ thể. Các dòng thuốc uống đặc trị bệnh ghẻ da đầu thường được sử dụng là:
- Griseofulvin: Đây là loại thuốc dùng để điều trị cho những trường hợp trẻ bị bệnh nấm đầu quá nặng, lâu năm, mãn tính. Thuốc có khả năng sử dụng cho cả trẻ em cũng như người lớn. Đối với trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi, các mẹ cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi khoa trước khi cho trẻ sử dụng. Thời gian chữa ghẻ của loại thuốc này từ 8 – 10 tuần.
- Terbinafine: Đây là một trong hai mẫu thuốc được khá nhiều cha mẹ cho trẻ sử dụng để chữa trị ghẻ da đầu. Loại thuốc này có khả năng triệt bỏ các loại ký sinh trùng nấm ra khỏi da đầu bé, thời gian để điều trị từ 4 – 6 tuần.
- Nấm da đầu: Griseofulvin là loại thuốc có tính năng kháng nấm, trị ghẻ từ sâu bên trong cơ thể.
Khi sử dụng 2 mẫu thuốc uống là: Terbinafine, Griseofulvin, trẻ có khả năng gặp phải những tác dụng phụ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như: trẻ bị chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban, nổi mề đay, hoặc bị ngất.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ghẻ nước, những điều ba mẹ cần lưu ý.
Điều trị bệnh ghẻ theo phương pháp dân gian
Khi da đầu trẻ bị ghẻ, ngoài phương pháp sử dụng thuốc tây y để điều trị, các mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để chữa trị cho trẻ, giảm triệu chứng, ngứa ngáy khó chịu của bé.
Một số phương pháp dân gian các mẹ có thể tham khảo như:
1 – Tắm gội bằng nước muối ấm
Tình trạng ngứa ngáy ở trẻ là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ nước, thường trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Các mẹ có thể áp dụng cách tắm, gội nước muối ấm cho trẻ để cải thiện tình trạng này. Muối biển có các đặc tính như: sát trùng, kháng khuẩn, làm giảm ngứa và chống viêm nhẹ. Tận dụng tốt nguyên liệu này, các mẹ sẽ kiểm soát được cơn ngứa và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da cho trẻ đấy.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 3 thìa muối biển, sau đó hòa vào trong bồn nước ấm đã chuẩn bị sẵn.
- Dùng nước đó để gội và tắm cho trẻ khoảng 5 – 10 phút.
- Các mẹ nên chú ý kỳ cọ nhẹ nhàng những vùng da bị tổn thương, tránh để nước muối vào mắt trẻ khi tắm cho bé.
2 – Dùng lá đào để trị ghẻ da đầu
Dùng lá đào để trị bệnh ghẻ da đầu cũng là một mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng tương đối hiệu quả. Theo Đông y, lá đào có vị đắng và tính bình, nó giúp làm giảm viêm, giảm ngứa và kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng lá đào để khắc phục các triệu chứng mà bệnh ghẻ nước gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Các mẹ chuẩn bị khoảng 1 nắm lá đào tươi, đem rửa sạch, vò nát.
- Cho phần lá trên vào ấm, thêm 1 lít nước vào đun sôi.
- Đổ nước đã đun ra thau, thêm vào 1 ít nước lã cho ấm.
- Sử dụng nước này để gội đầu cho trẻ.
3 – Dùng tinh dầu tràm để trị ghẻ
Tinh dầu tràm trà cũng là một loại nguyên liệu mà các mẹ có thể tận dụng để trị bệnh ghẻ da đầu cho trẻ tại nhà. Một số thành phần có trong tinh dầu tràm trà có khả năng sát khuẩn và chống viêm rất hữu hiệu, ngoài ra, còn ức chế được hoạt động của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis. Từ đó, hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nhất là vào ban đêm khi ghẻ cái hoạt động mạnh.
Cách thực hiện như sau:
- Các mẹ cần chuẩn bị 1 ít tinh dầu tràm trà nguyên chất.
- Vệ sinh và lau khô vùng da đầu cần điều trị ghẻ.
- Thoa hoặc phun 1 lớp thật mỏng tinh dầu tràm trà lên trên bề mặt da đầu bị ghẻ.
- Vỗ nhẹ nhàng để cho tinh dầu thấm sâu và phát huy công dụng tốt nhất.
4 – Dùng lá trầu không để trị ghẻ cho trẻ
Trầu không là loại lá cây khá phổ biến, có vị cay nồng, có tính ấm, thường được dùng để chống ngứa, giảm đau, tán hàn, khu phong và hành khí. Ngoài ra, tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng kháng sinh mạnh, đặc biệt, đối với tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, trực trùng coli và vi khuẩn subtilis.
Do đó, dùng trầu không để chữa bệnh ghẻ có thể giảm tình trạng ngứa da, chống viêm. Đồng thời, lá trầu còn giúp ngăn ngừa bội nhiễm ở các mụn nước.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, ngâm rửa với nước muối rồi để khô ráo.
- Vò nát, cho vào nồi, đun cùng với 1.5 lít nước khoảng 7 – 10 phút.
- Đổ nước ra chậu, thêm vào đó khoảng 1 thìa muối biển.
- Đợi khi nước nguội bớt rồi sử dụng để rửa, gội vùng da đầu vị ghẻ. Lưu ý, tránh để nước chảy vào trong mắt trẻ.
Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh ghẻ da đầu ở trẻ
Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hằng ngày, đặc biệt mỗi khi trẻ đi ra ngoài về hay trẻ tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa. Ngoài ra, chú ý thường xuyên vệ sinh các đồ dùng, vật dụng mà trẻ hay sử dụng, tiếp xúc.
Vào mùa mưa, nên hạn chế cho trẻ đi lại trong khu vực bị ngập lụt. Do những nguồn nước này rất bẩn và tiềm ẩn nguy cơ cao có thể khiến trẻ mắc bệnh ghẻ nước.
Các mẹ nên thường xuyên giặt giũ quần áo, giày dép cho trẻ sạch sẽ. Nên hạn chế cho trẻ đi giày và tuyệt đối không đi khi giày, tất còn ẩm ướt chưa khô hẳn.
Tránh cho trẻ sử dụng chung các đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là với người đang mắc bệnh.
Các mẹ nên thường xuyên vệ sinh chăn màn, quần áo, giường chiếu của trẻ bằng nước nóng. Sau đó, nên chọn những nơi có nhiều nắng để phơi để nhằm diệt trừ tác nhân gây bệnh.
Ghẻ da đầu ở trẻ là bệnh hay gặp và dễ lây lan. Do đó, các mẹ đừng nên chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh ghẻ ở trẻ. Hãy áp dụng các giải pháp điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt để có thể nhanh chóng kiểm soát được bệnh, tránh bệnh lây lan sang những người xung quanh.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn