Thời tiết lạnh, khô hanh vào mùa đông dễ làm xuất hiện các bệnh về da, nhất là với làn da nhạy cảm, non nớt của trẻ. Nếu mẹ không biết cách chăm sóc con yêu đúng cách khiến trẻ bị ngứa da vào mùa đông. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả như thế nào? Theo dõi những thông tin chuyên gia tư vấn dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
Trẻ bị ngứa da vào mùa đông do đâu?
Đa số các mẹ đều nghĩ rằng tình trạng ngứa da ở trẻ chỉ phát triển vào mùa nồm ẩm hay nóng bức. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa hoàn toàn chính xác. Theo các bác sĩ da liễu, nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh cũng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
Cơ địa viêm da
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng trẻ bị ngứa da vào mùa đông do viêm da cơ địa. Nếu cha mẹ bị bệnh này thì khả năng cao con sinh ra sẽ di truyền. Bệnh có xu hướng nặng hơn khi gặp không khí lạnh hoặc các tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường.
Viêm da cơ địa được xếp vào bệnh mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có xu hướng thuyên giảm khi trẻ trải qua 24 tháng tuổi. Một số trường hợp kéo dài cho tới tuổi trưởng thành. Mặc dù bệnh này không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc. Kèm theo đó là những biểu hiện như: Ngủ không ngon giấc, chán ăn…
Khả năng miễn dịch kém
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn rất non nớt nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công. Đến khoảng 3-4 tuổi thì lớp hàng rào bảo vệ này mới bắt đầu hoàn thiện. Khi các tác nhân có hại xâm nhập qua da sẽ dẫn đến mẩn ngứa. Trẻ càng gãi nhiều thì vùng ngứa càng lan rộng với tốc độ nhanh chóng.
Ô nhiễm môi trường
Môi trường sống bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa da vào mùa lạnh. Làn da mỏng manh, yếu ớt của con yêu sẽ bị tác động bởi lớp khói bụi, nguồn nước bẩn… Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần chú ý tới chế độ sinh hoạt của con. Tránh cho bé tiếp xúc với môi trường bẩn khi cơ thể còn non nớt.
Tắm nước quá nóng
Để bảo vệ cơ thể vào mùa đông, đa số các mẹ đều tắm cho con bằng nước ấm. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng nước quá nóng vì sẽ tác động xấu tới làn da bé. Đồng thời, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên tắm quá nhiều. Mẹ nên thay quần áo cho bé hàng ngày và tắm khoảng 2-3 lần/tuần. Vào thời điểm thời tiết giảm sâu thì chỉ cần lau người nhẹ nhàng cơ thể trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý khi chọn mua sữa tắm cho con yêu. Những loại sữa tắm thảo dược chứa các thành phần từ thiên nhiên nên không gây hại cho làn da bé. Sản phẩm lành tính, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Hơn thế nữa, nó giúp kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm và hạn chế các bệnh về da.
Đọc thêm: Nhiệt độ nước tắm bao nhiêu là phù hợp cho trẻ sơ sinh?
Không cung cấp đủ nước
Nước có vai trò không thể thiếu trong cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước có vai trò duy trì sự sống, giúp nuôi dưỡng tế bào và phát triển cơ bắp toàn diện. Đối với làn da, nếu không cung cấp đủ nước sẽ trở nên khô ráp, nứt nẻ và ngứa. Thời tiết càng lạnh thì biểu hiện càng rõ ràng. Để bảo vệ làn da của con yêu, mẹ cần cung cấp nước đầy đủ hàng ngày.
Mặc quần áo không phù hợp
Vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể xuống thấp và cần được che chắn bởi quần áo ấm áp. Nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng con bị lạnh nên có xu hướng mặc nhiều lớp áo. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên mặc ấm cho trẻ vừa đủ, không sử dụng quần áo quá chật chội. Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, khó chịu, ngứa ngáy. Nhất là nhưng trẻ có tiền sử viêm da cơ địa nên mặc quần áo có chất liệu mềm, mịn, nhẹ nhàng.
Biểu hiện ngứa da ở trẻ nhỏ
Đa số trẻ bị ngứa da vào mùa đông đều có biểu hiện nổi ban đỏ tại những vùng da tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Ở giai đoạn nhẹ, tình trạng bệnh sẽ giảm và hết ngứa sau khoảng một vài giờ hoặc vài ngày. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng khi con chỉ bị ngứa nhẹ trên da.
Bước sang giai đoạn nặng, hiện tượng ngứa có những diễn biến khó lường. Nếu trẻ gãi mạnh và liên tục sẽ tạo thành những vế trầy xước. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây nhiễm trùng da. Nguy hiểm hơn, một số trường hợp bệnh nặng có biểu hiện phù nề lưỡi, môi, chân tay run rẩy, suy hô hấp. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo.
Có thể mẹ quan tâm: Trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm có sao không?
Mẹo chăm sóc da cho trẻ vào mùa đông
Da là bộ phận tiếp xúc với các yếu tố từ bên ngoài môi trường. Bởi vậy, khi thời tiết trở lạnh, làn da của con yêu cũng có sự thay đổi. Để phòng tránh bệnh ngứa da ở trẻ nhỏ, mẹ cần ‘bỏ túi” kinh nghiệm như sau:
Giữ ấm tốt cho cơ thể
Yếu tố quan trọng hàng đầu giúp trẻ phòng tránh được các bệnh về da là sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ. Mẹ cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng ngủ của con luôn được ấm áp. Môi trường thoáng mát, không bị ẩm thấp để tránh sự sinh sôi của vi khuẩn. Đồng thời, mặc trang phục thoải mái cho con, không quá rộng hoặc quá chật.
Thêm vào đó, mẹ cần chú ý thay tã cho trẻ thường xuyên. Nếu đóng tã bỉm quá lâu sẽ dẫn đến hăm da, ngứa rát. Hãy cố gắng giữ da bé luôn được khô thoáng, từ đó trẻ thoải mái đùa vui thỏa thích.
Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời lạnh
Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ không nên cho trẻ ra ngoài khi nhiệt độ giảm sâu. Nhất là vào thời điểm gió mùa tràn về, có những ngày mức nhiệt giảm xuống dưới 10 độ C. Thậm chí một số tỉnh vùng núi phía Bắc, hiện tượng rét đậm, rét hại từ 3-5 độ C. Để làn da của con không bị ngứa ngáy do dị ứng thời tiết, mẹ cần theo dõi thông tin thường xuyên.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm cho bé vào mùa đông
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của con yêu giúp hạn chế dị ứng da, khô da, ngứa da. Mẹ nên cho con tiêu thụ nhiều thức ăn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất… Rau củ, hoa quả tươi là nguồn dinh dưỡng “vàng” giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, mẹ nên kết hợp với các loại thực phẩm giàu đạm như: Thịt gà, thịt lợn… Đôi khi, thay đổi khẩu vị từ trứng, cá… giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phát triển toàn diện.
Đối với trường hợp trẻ bị ngứa do dị ứng thực phẩm, mẹ cần lưu ý để tránh những loại đồ ăn này. Thực tế, một số bé bị bổi mẩn đỏ, ngứa toàn thân do ăn cua, tôm. Nếu mẹ đã thay đổi chế độ ăn nhưng trẻ vẫn bị ngứa thì nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế. Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây ngứa trên da ở trẻ. Từ đó tư vấn giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Ngoài việc lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ, lành tính thì mẹ nên kết hợp kem dưỡng ẩm. Sau khi tắm cho trẻ sạch sẽ, mẹ nhẹ nhàng lau khô làn da và thoa kem dưỡng. Các thành phần quý giá trong loại kem này sẽ thẩm thấu vào da, giúp làn da dạy cảm của con luôn mềm mịn. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua các sản phẩm trôi nổi ngoài thị trường. Giải pháp tốt nhất là nhờ sự trợ giúp của bác sĩ da liễu và dùng kem theo đúng chỉ định.
Tham khảo: 5 loại kem dưỡng ẩm tốt nhất cho bé trong mùa đông
Hi vọng qua những thông tin trên đây, mẹ sẽ có thêm kiến thức phòng tránh trẻ bị ngứa da vào mùa đông. Hãy ghi chép vào cấm nang chăm sóc con yêu ngay hôm nay. Để tìm hiểu thêm nhiều mẹo hay dành cho bé, mời mẹ truy cập vào địa chỉ: https://fonscare.vn/.