Ngứa hậu môn là tình trạng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hậu môn bị ngứa không chỉ gây ra khó chịu mà còn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt. Trẻ bị ngứa hậu môn khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy tình trạng này do đâu? Có nguy hiểm hay không và làm thế nào để điều trị dứt điểm? Để có câu trả lời chi tiết cho những vấn đề này, mời quý độc giả xem thêm bài viết Fonscare chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Trẻ bị ngứa hậu môn do đâu?
Muốn điều trị dứt điểm thì trước tiên cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân bệnh lý, sinh lý khiến trẻ bị ngứa ở hậu môn:
Nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim là một trong những nguyên nhân khiến hậu môn của bé bị ngứa. Khi bị nhiễm giun kim, sự khó chịu khiến bé thường gãi hậu môn. Đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, một số bé còn đái dầm. Khả năng lây lan của giun kim rất lớn. Chỉ cần trứng giun dính vào thân thể hay đồ dùng cá nhân của các bé khác cũng có thể khiến chúng lây lan.
Nhận thấy trẻ có biểu hiện nhiễm giun kim thì các phụ huynh cần đưa bé đi khám. Việc điều trị sớm là cần thiết để trẻ không bị ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn. Một tuần sau điều trị, cơn ngứa vẫn tiếp tục. Vì vậy ba mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ bị ngứa hậu môn do liên cầu khuẩn (strep)
Nhiễm trùng do liên cầu khuẩn có thể xảy ra ở trẻ. Người bị nhiễm strep thường bị ngứa hậu môn kèm theo dấu hiệu phát ban đỏ. Ngoài ra, có một số trẻ còn bị sốt và đi phân có máu.
Do nhiễm trùng nấm men
Khi bị nhiễm trùng nấm men, trên da sẽ xuất hiện những nốt đỏ. Tình trạng phát ban với những vùng có màu đỏ sậm này khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là ở khu vực hậu môn, mông.
Vệ sinh kém
Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khu vực hậu môn. Sau khi trẻ đi đại tiện, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, việc da ẩm, dính bẩn cũng khiến bé khó chịu, ngứa ngáy khu hậu môn.
Mặc quần áo bí, bó chật
Khi trẻ ngứa hậu môn, cha mẹ cũng không nên nên bỏ qua nguyên nhân này. Hãy kiểm tra xem quần bé mặc có thoải mái, rộng rãi và thấm hút mồ hôi hay không. Bởi việc mặc quần áo chật, nóng bức, không thấm hút mồ hôi cũng khiến bé bị ngứa hậu môn.
Một số nguyên nhân khác
– Táo bón lâu ngày: Thông thường những trẻ uống ít nước, ăn ít rau xanh sẽ dẫn tới tình trạng táo bón. Việc đi ngoài khó khăn, cần dùng sức rặn nhiều sẽ gây áp lực lên niêm mạc hậu môn. Điều này tạo ra sự khó chịu, làm bé bị đau rát hậu môn. Táo bón kéo dài còn gây trĩ cũng như nứt kẽ hậu môn.
– Viêm da tiếp xúc: Những bé có làn da nhạy cảm rất dễ bị viêm da dị ứng. Vì vậy, khi hậu môn bé tiếp xúc với xà phòng không phù hợp, quần áo chưa giặt sạch sẽ khiến hậu môn bị ngứa.
– Dị ứng thực phẩm: Trẻ bị ngứa hậu môn cũng có thể do dị ứng với một số loại thực phẩm. Điển hình như hải sản, các loại nấm,…
Triệu chứng khi trẻ bị ngứa hậu môn
Cha mẹ có thể nhận ra việc trẻ bị ngứa ở hậu môn thông qua các biểu hiện, triệu chứng cụ thể. Đối với những trẻ lớn thì điều này đơn giản hơn. Bởi các bé đã biết nói và thể hiện sự khó chịu, chia sẻ với bố mẹ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thờ ơ, không quan tâm gần gũi với con thì có thể sẽ khó phát hiện ra tình trạng của con.
Đối với tình trạng ngứa hậu môn, biểu hiện của bé rất dễ nhận thấy. Đó chính là việc khó khăn khi đi nặng, thậm chí là phân kèm theo máu. Nếu quan sát bé thật kỹ cha mẹ có thể nhận ra rằng bé đi lại hơi khập khiễng. Lí do là việc khó khăn trong việc đại tiện khiến bé bị đau rát hậu môn. Việc dùng sức sẽ gây ra tìn trạng nứt kẽ và ngứa hậu môn ở trẻ.
Trẻ bị ngứa ở hậu môn có sao không?
Khi bé gặp những vấn đề về sức khỏe, chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ vô cùng lo lắng. Chính vì vậy, câu hỏi trẻ bị ngứa ở hậu môn có sao không là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ không gây nguy hiểm. Có rất ít trường hợp gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, kém ăn. Những điều này sẽ dẫn tới chậm phát triển về thể chất cũng như não bộ.
Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ bị ngứa ở hậu môn. Mặc dù vậy, quan tâm và có hướng điều trị ngay khi phát hiện là điều cần thiết. Nếu để bé bị ngứa lâu sẽ ảnh hưởng tới cả sức khoẻ lẫn sinh hoạt. Chiều hướng xấu có thể dẫn tới đau rát hậu môn và thậm chí là nhiễm trùng.
Cách điều trị hiệu quả khi bé bị ngứa hậu môn
Như đã chia sẻ, tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần phát hiện và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp riêng. Dưới đây là các cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng ngay tại nhà cha mẹ có thể áp dụng:
Vệ sinh cho bé đúng cách
Khi cha mẹ thấy trẻ bị ngứa hậu môn thì biện pháp đầu tiên cần tiến hành chính là vệ sinh cho trẻ. Đối với trẻ đã lớn hãy giải thích rõ với con tại sao cần vệ sinh đúng cách hàng ngày. Thói quen vệ sinh cá nhân không chỉ giúp bé phòng bệnh mà còn rèn luyện tính tự lập.
Khi vệ sinh cho trẻ hãy dùng nước sạch. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng nước muối pha loãng hoặc xà phòng an toàn để vệ sinh cho bé. Lưu ý, sau khi vệ sinh cần làm khô da trước khi mặc quần áo cho trẻ.
Chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ
Với những bé bị ngứa hậu môn, ngoài vệ sinh đúng cách thì các mẹ cũng nên chú ý tới chế độ ăn của con. Để tránh bị táo bón, gây ra tình trạng đau rát, ngứa hậu môn thì mẹ nên cho bé uống đủ nước. Mỗi ngày nên khuyến khích bé uống đủ 1.5 – 2l nước. Nếu trẻ tỏ ra không thích uống nước lọc thì mẹ có thể dùng nước ép trái cây để thay thế.
Bên cạnh đó, thực đơn của bé cũng cần tăng thêm lượng rau xanh, trái cây. Một số loại rau củ quả có khả năng ngừa táo bón mẹ có thể tham khảo như: Khoai tây, khoai lang, chuối, …. Mẹ cũng nên chế biến thức ăn dạng lỏng để trẻ không gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Ngoài ra, cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
Cha mẹ cũng đừng quên cho bé ăn uống đúng giờ giấc cũng như khẩu phần hợp lý.Với những trẻ biếng ăn, cha mẹ hãy liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn.
Thực hiện nong hậu môn cho trẻ bị ngứa hậu môn
Đối với những trẻ bị ngứa ở hậu môn do hẹp hậu môn thì đây chính là cách điều trị hiệu quả nhất. Khi trẻ bị ngứa, khó chịu và gặp tình trạng đau rát, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám. Phương pháp nong hậu môn thực hiện trong vòng 6 tháng tới 1 năm. Mục đích chính của phương pháp này chính là nới rộng hậu môn, giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Tránh xa và loại bỏ tác nhân kích thích
Nếu bé bị ngứa hậu môn do các tác nhân kích thích như nước xả vải, kem dưỡng ẩm, kem hăm, sữa tắm,… thì mẹ cần loại bỏ ngay. Thêm vào đó, hãy cho trẻ mặc quần áo có chất vải mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt với trẻ nhỏ còn đang đóng bỉm, mẹ nên thay bỉm cho bé 4 tiếng/lần. Đóng bỉm quá lâu khiến trẻ khó chịu cũng như tăng nguy cơ hăm, ngứa.
Dùng thuốc điều trị nhiễm giun kim
Ngứa hậu môn do bị nhiễm giun kim thì biện pháp mẹ nên áp dụng chính là cho bé uống thuốc xổ giun. Dưới đây là một số loại thuốc trị giun kim hiệu quả mẹ nên tham khảo:
- Albendazole: Uống 1 viên, sau 30 ngày nhắc lại
- Mebendazole: Uống 1 viên, nhắc lại sau 30 ngày
Lưu ý, thuốc xổ giun kim không dùng cho những bé dưới 2 tuổi. Nếu bé dưới độ tuổi dùng được thuốc xổ giun thì mẹ cần áp dụng những bài thuốc dân gian. Các mẹ có thể lựa chọn và áp dụng cho bé các cách sau:
- Dầu dừa: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, mẹ lau khô và nhẹ nhàng thoa dầu dừa cho bé. Mỗi ngày mẹ nên làm 2 – 3 lần để bé dễ chịu và cải thiện tình trạng ngứa.
- Nước ép tỏi: Tỏi là loại củ có tính kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, thoa nước ép tỏi cho thể giúp trẻ giảm ngứa cũng như tiêu diệt giun kim. Bài thuốc này không áp dụng với bé dưới 1 tuổi.
Phòng tránh tình trạng ngứa hậu môn cho trẻ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì vậy các mẹ nên giúp bé phòng tránh tình trạng ngứa hậu môn. Phần lớn nguyên nhân đều do cách sinh hoạt và chế độ ăn uống của trẻ. Do đó, các mẹ hãy giúp con phòng tránh với những cách sau:
- Cắt móng tay cho bé thường xuyên, tránh để bé gãi xước da. Mẹ dùng bàn chải sạch, lông mềm để tiến hành cắt dũa cho bé.
- Giúp bé vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Với trẻ đã có khả năng tự vệ sinh, mẹ nên hướng dẫn và nhắc nhở bé. Trẻ còn nhỏ thì mẹ cần hỗ trợ và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
- Đảm bảo khu hậu môn và bộ phận sinh dụng của bé không bị ẩm. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến vi khuẩn phát triển. Vì vậy, sau khi tắm xong mẹ nên lau khô da tránh để trẻ bị ngứa hậu môn.
- Dùng các loại xà phòng, nước xả vải, sữa tắm lành tính, chiết xuất từ thảo dược cho bé. Đặc biệt, nếu bé có làn da nhạy cảm thì mẹ không nên ngâm quần áo với chất làm mềm vải.
- Cho bé mặc quần áo có chất vải mát, mềm mại, thấm hút tốt.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn. Như đã chia sẻ, tình trạng này không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên chủ động phòng tránh cho con. Nếu bé bị ngứa hậu môn mẹ hãy áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đã chia sẻ. Trường hợp tình trạng không tiến triển tốt mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.